Nhận thứccủa người bán thuốc đối với rủi ro và quản lý rủi ro đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện tiên du (Trang 79 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng thực hiện quy chế kinh doanh thuốc BVTV tại huyện Tiên Du

4.2.3. Nhận thứccủa người bán thuốc đối với rủi ro và quản lý rủi ro đối vớ

thuốc BVTV. Chỉ có 6 cửa hàng có thuốc BVTV là mặt hàng chính, chiếm 30,00%. Có 2 cửa hàng kinh doanh phân bón là mặt hàng chính, thuốc BVTV chỉ là mặt hàng bán kèm. Còn lại 12 cửa hàng có mặt hàng kinh doanh chính là phân bón và thuốc BVTV. Vì doanh thu từ thuốc BVTV là ít so với doanh thu từ cả cửa hàng.

Trong 20 của hàng điều tra thì có 12 cửa hàng có doanh thu từ 10 – 50% so với doanh thu của cả cửa hàng, chiếm 60,00%. Doanh thu trên 50% thì chỉ có 8 cửa hàng chiếm 40,00%. Trên địa bàn có 1 cửa hàng mới mở , người bán thuốc còn chưa có chứng chỉ hành nghề nhưng vẫn bán thuốc cho người dân. Tình trạng này vẫn còn tiếp diễn trong thực tế. Chính quyền địa phương cần có những biện pháp để xử lý tốt vấn đề này.

4.2.3. Nhận thức của người bán thuốc đối với rủi ro và quản lý rủi ro đối với thuốc BVTV thuốc BVTV

4.2.3.1. Nhận thức về rủi ro và quản lý rủi ro thuốc BVTV

a) Nhận thức về rủi ro thuốc BVTV

Rủi ro thuốc BVTV là những tác động tiêu cực ngoài ý muốn của con người mà con người có thể nhận thức được và hoàn toàn có thể phòng tránh và giảm thiểu được trong quá trình sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại cho cây trồng.

Khi người bán thuốc nhận thức được rủi ro của thuốc BVTV tới con người và môi trường thì mới có thể có ý thức để thực hiện đúng quy định của việc bán thuốc. Cần hiểu rõ được những mối nguy hiểm do thuốc BVTV gây ra để có thể cố gắng hạn chế được sự tiếp xúc với thuốc, có ý thức hơn trong kinh doanh thuốc, bán thuốc cho người dân thì có sự hướng dẫn và đề cập đến nguy hiểm để họ có thể tránh. Hướng dẫn cho người sử dụng cách sử dụng thuốc đúng quy định, đúng cách phun, đúng cách pha trộn để có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc.

Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ trong quá trình bán thuốc có tác dụng lớn trong việc phòng chống nhiễm độc trong cửa hàng. Tại cửa hàng không được ăn uống hay nói chuyện, không được cho trẻ em người già vào cửa hàng. Cửa hàng chỉ là nơi bán hàng, không được sinh hoạt tại đó để tránh nhiễm độc không khí.

Khi bán thuốc cho người sử dụng cần bảo cho họ biết sau khi sử dụng xong thì vỏ bao, vỏ chai cần để đúng nơi quy định, tránh để chảy ra ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí và sinh vật trên đồng ruộng.

Bảng 4.19. Nhận thức của người kinh doanh thuốc BVTV về rủi ro đến môi trường

Mức độ rủi ro Số lượng(người) Tỷ lệ (%)

Không ảnh hưởng 2 10,00

Có ảnh hưởng nhiều 18 90,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Số người bán thuốc nhận thức đúng về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số người điều tra. Những người này cho rằng thuốc BVTV gây ảnh hưởng chủ yếu đến môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất. Một tỷ lệ nhỏ người bán thuốc cho rằng thuốc BVTV không gây ảnh hưởng đến môi trường vì họ cho rằng thuốc BVTV ngày nay chủ yếu là thuốc sinh học, không gây nguy hiểm đến môi trường. Nhận thức đúng rủi ro có thể nâng cao ý thức bảo vệ của người sử dụng cũng như người bán thuốc.

Bảng 4.20. Nhận thức của người kinh doanh thuốc BVTV về rủi ro đến con người

Mức độ rủi ro Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Không ảnh hưởng 1 5,00

Có ảnh hưởng nhiều 19 95,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có 19 người trong số 20 người là có nhận thức đúng về rủi ro của thuốc BVTV tới con người, chiếm tỷ lệ 95%. Số còn lại thì cho rằng việc sử dụng thuốc BVTV không gây rủi ro gì đến con người. Và nguyên nhân chính để họ suy nghĩ như vậy là do họ nghĩ rằng thuốc BVTV đã đóng chai hoặc đóng gói, nếu sử dụng dụng cụ bảo vệ thì sẽ không gây ảnh hưởng gì đến người bán nữa. Nhưng thực ra, mặc dù đã đóng gói hoặc đóng chai thì vẫn có thể gây ảnh hưởng, vì quá trình sang chai đóng gói có thể bị chảy ra ngoài mà dính vào vỏ chai. Như vậy là vẫn có thể gây nguy hiểm. Có 1 người thì cho rằng thuốc BVTV ngày nay chủ yếu là thuốc sinh học, không gây nguy hiểm cho con người. Thực tế thì đúng là thuốc sinh học là loại thuốc không gây nguy hiểm nhiều như thuốc hóa học nhưng đó vẫn là những chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Theo thống kê trên thì người được đánh giá là chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là người trực tiếp phun 80,00% chủ cửa hàng được hỏi đánh giá là sẽ rất

ảnh hưởng đến sức khỏe, tiếp đó đến người hỗ trợ phun 25% chủ cửa hàng nghĩ là sẽ chịu tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe, còn những người trực tiếp sử dụng sản phẩm cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khá cao nhưng chỉ 25% chủ cửa hàng khi được hỏi nghĩ là sẽ ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng.

Bảng 4.21. Đánh giá của người kinh doanh về mức độ ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người

Mức độ rủi ro Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1. Người sử dụng

- Rất ảnh hưởng 16 80,00

- Ảnh hưởng 4 20,00

- Ít ảnh hưởng 0 0

2. Người ở gần nơi phun

- Rất ảnh hưởng 0 0

- Ảnh hưởng 17 85,00

- Ít ảnh hưởng 3 25,00

3. Người hỗ trợ phun thuốc

- Rất ảnh hưởng 5 25,00

- Ảnh hưởng 7 35,00

- Ít ảnh hưởng 8 40,00

4. Các thành viên khác trong gia đình

- Rất ảnh hưởng 0 0 - Ảnh hưởng 0 0 - Ít ảnh hưởng 20 100 5. Người tiêu dùng - Rất ảnh hưởng 5 25,00 - Ảnh hưởng 10 50,00 - Ít ảnh hưởng 5 25,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

b) Nhận thức về quản lý rủi ro thuốc BVTV

Quản lý về rủi ro thuốc BVTV là điều mà tất cả người bán thuốc phải được biết, được tập huấn trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề bán thuốc.

Qua bảng 4.22 ta thấy đa số người bán thuốc là có nhận thức đúng đắn về quy định kinh doanh thuốc, về các trang thiết bị bảo hộ. Chỉ có 1 số ít người là vẫn còn sai sót hoặc chưa hiểu rõ về các quy định đấy. Về khoảng cách mà quy định cho các cửa hàng phải cách xa khu dân cư thì thường rất nhiều người không biết được điều này. Cách xa khu dân cư 200m là khoảng cách an toàn được quy định cho tất cả các cửa hàng. Vì hầu như các cửa hàng đều không thực hiện đúng theo quy định này nên ít người để ý đến.

Bảng 4.22. Nhận thức của người bán thuốc về quản lý rủi ro thuốc BVTV

Chỉ tiêu Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

1. Nhận thức đúng về quy định kinh doanh 15 75,00 2. Nhận thức đúng về điều kiện kinh doanh 14 70,00 3. Nhận thức đúng về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề 17 85,00 4. Nhận thức đúng về cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề 20 100 5. Nhận thức đúng về điều kiện kho chứa thuốc 11 55,00 6. Nhận thức đúng về khoảng cách của cửa hàng 8 40,00 7. Nhận thức đúng về các loại hàng hóa bán kèm 20 100 8. Nhận thức đúng về thiết bị đảm bảo an toàn 17 85,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Có 14/20 người biết đầy đủ các điều kiện được phép kinh doanh thuốc BVTV, tuy nhiên những chủ cửa hàng thực hiện đúng các điều kiện trên là không nhiều. Như vậy cho thấy có một bộ phận các chủ cửa hàng biết nhưng không làm, không tuân theo các quy định của nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV. Ý thức của một số người kinh doanh thuốc BVTV là chưa tốt, điều đó ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh thuốc BVTV.

Hộp 4.5. Vị trí cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV

Cửa hàng ở chỗ đông người qua lại thì dễ bán thuốc vì người ta cứ tiện đi qua thì mua thuốc, chứ cứ làm theo quy định thì bán thuốc cho ai. (Ông Nguyễn Hữu Mạnh, 42 tuổi, xã Minh Đạo, ngày 04 tháng 8 năm 2016, 08h, tại xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).

Trong số những chủ cửa hàng được phỏng vấn có 3/20 người có hiểu biết sai về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho người bán thuốc BVTV. Chứng chỉ

hành nghề là một điều quan trọng trong hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, những người không có chứng chỉ không được bán, kinh doanh thuốc BVTV. Nhận thức của người buôn bán thuốc BVTV chưa cao gây ảnh hường xấu đến chất lượng hoạt động kinh doanh

Phần lớn các cửa hàng được kiểm tra đều không có kho chứa thuốc đảm bảo đúng quy đinh mà họ để trực tiếp tại cửa hàng. Tuy nhiên trong số đó có 11/20 người biết các điều kiện về kho chứa thuốc nhưng đa phần họ đều thực hiện không đúng.

Đối với các trường hợp phỏng vấn sâu, không ai khẳng định về việc không có kho chứa thuốc sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trong việc kinh doanh nhưng họ đều biết đến nguy cơ của việc này.

Hộp 4.6. Kho chứa thuốc BVTV

Phần lớn lấy về theo yêu cầu theo số lượng nhỏ rồi bán hết luôn chứ xây kho chứa làm gì cho tốn tiền, cứ để thuốc trong cửa hàng cũng được chứ sao. (Ông Đinh Phú Khoa, 45 tuổi , xã Tri Phương, ngày 05 tháng 8 năm 2016, 08h, tại xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh)

Bảng 4.23. Nguồn thông tin người kinh doanh tiếp cận được về quản lý rủi ro thuốc BVTV

Nguồn thông tin Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tập huấn 14 70,00

Cán bộ khuyến nông tư vấn 5 25,00

Đại lý, doanh nghiệp hướng dẫn 1 5,00

Sinh hoạt HTX, tổ chức đoàn thể xã hội 0 0

Thông tin đại chúng 5 25,00

Tờ rơi, sách hướng dẫn 2 10,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Có 70,00% những người hiểu biết về quản lý rủi ro thuốc BVTV qua tập huấn. Nhiều người được biết đến các quy chế thông qua các nguồn thông tin khác nhau: 25% chủ cửa hàng được biết thông tin qua cán bộ khuyến nông, 5,00% biết qua đại lý doanh nghiệp hướng dẫn và 25,00% biết qua thông tin đại chúng,

10,00% biết qua tờ rơi, sách hướng dẫn. Như vậy bằng nhiều cách các hộ kinh doanh có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin một cách nhanh nhất.

Hành vi của người bán thuốc đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý hiệu quả sử dụng thuốc BVTV. Người bán thuốc BVTV phải có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng cho người mua, chỉ cho họ cách sử dụng, cách pha chế, cách phun thuốc để có thể diệt sâu bệnh một cách hiệu quả và an toàn, giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc đối với động, thực vật và ảnh hưởng đến môi trường.

Bảng 4.24. Hành vi của người bán thuốc trong khi bán thuốc

Chỉ tiêu (cửa hàng) Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Sử dụng bảo hộ lao động 7 35,00

2. Có người già, trẻ em trong cửa hàng 1 5,00

3. Làm việc khác liên quan đến TAGS và đồ ăn uống 0 0

4. Ăn uống nói chuyện trong cửa hàng 5 25,00

5. Rửa tay sau khi bán thuốc 6 30,00

6. Cất giữ thuốc đúng theo quy định 18 90,00

7. Ghi chép các loại thuốc bán trong ngày 3 15,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua quan sát thực tế thấy rằng việc bảo hộ lao động đầy đủ khi bán thuốc là không nhiều. Chỉ có 35,00% là có bảo hộ lao động đầy đủ. Số còn lại thì có bảo hộ lao động nhưng không đầy đủ hoặc không có bảo hộ lao động. Có người thì có khẩu trang nhưng không có găng tay hoặc có găng tay nhưng lại không có khẩu trang. Lúc lấy thuốc bán, hầu như người ta chỉ sử dụng túi bóng rồi cầm gói thuốc hoặc nguy hiểm hơn là người ta cầm tay không để cầm gói thuốc. Có 1 cửa hàng có người già, trẻ em trong cửa hàng. Vì cửa hàng sát nhà ở nên thường xuyên có trẻ em và người già ra vào cửa hàng. Một số người còn ăn uống nói chuyện trong cửa hàng mà không ý thức được sự nguy hiểm của viêc đó.

Một số người sau khi bán thuốc xong thì có ghi chép các loại thuốc vừa bán. Tuy nhiên chỉ có 3 cửa hàng ghi lại chiếm 15,00%, còn 85,00% là không ghi chép. Sauk hi bán thuốc xong thì theo quan sát thấy có 6 người bán là rửa tay, số còn lại là không rửa tay mà làm việc khác. Hầu như sau khi bán thuốc xong thì cất thuốc theo quy định, xếp vào tủ thuốc và đựng trong những dụng cụ tránh phát tán.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KINH DOANH THUỐC BVTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện tiên du (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)