4.3.3. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý
4.3.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý
Trang thiết bị hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu thốn. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra cán bộ kiểm tra rất ít khi kiểm tra đến chất lượng thuốc BVTV bán tại các cửa hàng hay dư lượng thuốc BVTV còn trong nông sản do không có đủ trang thiết bị. Để kiểm tra chất lượng của một loại thuốc BVTV, cán bộ thanh tra phải lấy mẫu sau đó gửi tới các Trung tâm Kiểm định chất lượng thuốc BVTV thuộc Cục BVTV ở Hà Nội hoặc Thành phố Hố Chí Minh để tiến hành kiểm tra. Quá trình này đòi hỏi rất nhiều thời gian từ 15-20 ngày sau đó mới có kết quả, trong khi đó mẫu thuốc này vẫn được lưu hành trên thị trường, nếu
mẫu thuốc không đạt chất lượng như đã đăng ký sẽ gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng nông sản.
Tại địa phương, trên đồng ruộng vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng hầu như người dân đều vứt bỏ bừa bãi vì không có kinh phí xây dựng bể chứa theo quy định. Thuốc BVTV bị thu giữ trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc tiêu hủy cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí.
Hộp 4.10. Trạm không có đủ trang thiết bị
Trạm không có thiết bị để kiểm tra chất lượng của mẫu thuốc BVTV, trạm phải lấy mẫu gửi lên Chi cục sau đó đợi 15-20 ngày sau mới có kết quả (Bà Bùi Thị Vân, trạm BVTV huyện Tiên Du, ngày 06 tháng 8 năm 2016, 14h, tại Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tiên Du) 4.3.6. Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm
Hiện nay, các mức xử phạt trong quản lý thuốc BVTV còn nhẹ. Đối với các vi phạm tại các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV mức xử phạt cao nhất theo Nghị định 26 cũng chỉ là 500. 000 đồng, thu hồi giấy phép kinh doanh một thời gian. Số tiền phạt này quá nhỏ so với lợi nhuận mà họ đạt được. Điều này khiến các cơ sở buôn bán coi thường pháp luật, trốn tránh trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, sức khỏe cho cộng đồng.
Hộp 4.11. Mức xử phạt còn nhẹ
Mức xử phạt hiện nay còn nhẹ, như với cửa hàng buôn bán thuốc cao nhất cũng chỉ là 500.000đ , đối với cá nhân sử dụng thuốc không đúng cách là 200.000đ. Các trường hợp vi phạm cán bộ thanh tra chủ yếu nhắc nhở nên chưa đủ sức răn đe…(Ông Lê Đăng Nghĩa, chủ tịch UBND xã Lạc Vệ, ngày 07 tháng 8 năm 2016, 08h, tại UBND xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh)
Múc xử phạt đánh vào ý thức của người bán thuốc, mức xử phạt cao thì những lần sau họ không dám tái phạm. Theo báo cáo thanh tra, với 5 cửa hàng vi phạm thì số tiền xử phạt hành chính chỉ là 3.100.000 đồng. Bình quân mỗi cửa hàng chỉ phải nộp phạt hơn 600.000 đồng. Vì mức xử phạt quá thấp nên những cửa hàng vi phạm cũng không có ý thức thay đổi.
4.3.7. Nhận thứccủa chủ các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV
Nhận thức của người kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV. Căn cứ vào trình độ có được qua đào tạo, người bán có thể khuyến cáo nông dân mua đúng thuốc cần, dùng đúng kỹ
thuật, đọc và hiểu được nhãn. Đồng thời với sự nhận thức đúng đắn, ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước cũng được nâng cao. Như vậy, nếu tỷ lệ vi phạm về chứng chỉ hành nghề ngày một giảm sẽ kéo theo sự sụt giảm đáng kể các tình trạng vi phạm đang tiếp diễn trên địa bàn. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn một số các cơ sở kinh doanh chưa được cấp bằng chuyên môn về thuốc BVTV, thậm chí có chủ kinh doanh còn chưa từng tham gia một lớp tập huấn nào về thuốc BVTV.
Kết quả điều tra cũng cho thấy rất nhiều người kinh doanh chưa nhận thức được hậu quả của việc bán thuốc ngoài danh mục, thuốc hết hạn, việc cất giữ thuốc không đúng quy định và không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi bán thuốc đối với môi trường cũng như sức khỏe của bản thân và người tiêu dùng hoặc biết tác hại nhưng cố tình chủ quan không thực hiện.
Nhận thức của người kinh doanh về mức độ rủi ro của thuốc BVTV còn hạn chế, chưa có nhận thức toàn diện về phạm vi ảnh hưởng của thuốc tới các đối tượng trong quá trình sử dụng, điều này góp phần làm giảm hiệu lực quản lý về kinh doanh thuốc BVTV.
4.4. GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG KINH DOANH THUỐC BVTV TẠI HUYỆN TIÊN DU THUỐC BVTV TẠI HUYỆN TIÊN DU
4.4.1. Hoàn thiện chính sách, quy định về quản lý nhà nước trong kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện Tiên Du doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện Tiên Du
Chính sách về chế tài sử phạt cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn: Đối tượng có trách nhiệm thanh, kiểm tra có quyền xử phạt và xử phạt ở mức độ nào. Mức chế tài xử phạt cũng cần phải nghiêm khắc hơn, mang tính răn đe hơn để chủ các cơ sở kinh doanh không vi phạm.
UBND các huyện hạn chế việc cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực thuốc BVTV, rà soát chặt chẽ vị trí điểm bán hàng so với vị trí đăng ký trong giấy phép kinh doanh. Phân loại các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV theo thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản ban hành ngày 29/3/2011 để thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước.
Đưa tiêu chí đánh giá về việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV của người dân tại các xã vào làm một trong các tiêu chí đánh giá thi đua giữa các thôn, xã; là một trong các nội dung trong lộ trình thực hiện xây dựng Nông thôn
mới của đại phương để khuyến khích người dân chấp hành các quy định của Nhà nước về thuốc BVTV.
Hoàn thiện và tăng cường hệ thống tổ chức lực lượng thanh tra chuyên ngành BVTV thống nhất từ trung ương tới địa phương nhằm kiểm tra, giám sát họat động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.
4.4.2. Tăng cường công tác tập huấn
a) Tập huấn cho hộ kinh doanh
Hàng năm nên có buổi hội thảo lớn ở từng huyện, có sự tham gia của toàn bộ các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện, để tổng kết hoạt động năm vừa qua, những thuận lợi khó khăn, những thành tích đạt được, những vấn đề còn vi phạm, phổ biến chính sách mới, tạo sự gần gũi hơn giữa cán bộ Nhà nước với cơ sở kinh doanh.
Mục đích: giúp các chủ cửa hàng trên địa bàn nắm bắt được các quy định mới của Nhà nước và pháp luật về buôn bán thuốc BVTV.
Nội dung tập huấn: các văn bản pháp quy mới trong vấn đề quản lý thuốc BVTV, tổng hợp phân tích các lỗi vi phạm thường gặp trong hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV để các chủ cửa hàng sửa chữa và hoàn thiện.
b)Tập huấn nghiệp vụ cho chính quyền cơ sở
Đối tượng cán bộ xã, phường cần được tạp huấn nên là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ, hội nông dân và hội phụ nữ.
Mục đích tập huấn: tăng cường kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật cho chính quyền cơ sở, cho các kỹ thuật viên của BVTV cấp xã phường, giúp họ nhận thức rõ vai trò của mình trong công tác quản lý thuốc BVTV tại địa phương để dần đưa việc kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV đi vào nề nếp.
Nội dung tập huấn: các văn bản pháp quy mới trong vấn đề quản lý thuốc BVTV, một số kỹ năng cơ bản trong công tác thanh kiểm tra, tổng hợp các vi phạm thường xảy ra trong buôn bán, sử dụng thuốc BVTV của người dân, bổ sung kiến thức chuyên môn cần thiết về thuốc BVTV.
c)Tập huấn cho cán bộ thanh tra
Cần nâng cao trình độ chuyên môn về thuốc BVTV cho cán bộ quản lý, cán bộ tham gia đoàn thanh tra liên ngành. Bằng cách tổ chức các lớp tập huấn
cho các cán bộ quản lý vê các chính sách Nhà nước đối với thuốc BVTV. Tổ chức lớp tập huấn về nghiệp vụ thanh tra đối với các cán bộ tham gia công tác thanh tra.
Mục đích tập huấn: trang bị những kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụthanh tra cho đội ngũ thanh tra chuyên ngành, nâng cao năng lực, nghiệp vụcho lực lượng cán bộ thanh tra chuyên trách và bán chuyên trách.
Nội dung tập huấn: cập nhật các văn bản pháp quy mới trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về thuốc BVTV, nghiệp vụ thanh tra kiểm tra về thuốc BVTV, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong thanh kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu vi phạm, kinh nghiệm xử lý các vụ vi phạm phức tạp…
4.4.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Triển khai công tác kiểm tra giám sát các cửa hàng kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV mỗi năm 3-4 lần, triển khai đồng loạt từ tỉnh xuống huyện, xã. Các đợt dịch bệnh thường diễn ra trong thời gian ngắn, từ 5-7 ngày. Do vậy, khi đó có thể chia đoàn kiểm tra thành nhiều đoàn nhỏ, mỗi đoàn từ 3-4 cán bộ thanh tra để có thể tiến hành công tác kiểm tra tại nhiều cửa hàng từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ trên 8 huyện, thành phố của tỉnh. Các cơ quan tăng cường công tác kiểm tra đơn ngành, phối hợp với các cơ quan khác tránh việc kiểm tra trùng lặp ở một vài cửa hàng mà có cửa hàng lại không bị kiểm tra lần nào. Các huyện chủ động lập kế hoạch kiểm tra trong năm, phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đi kiểm tra các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV. Giao việc quản lý các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV cho chính quyền cấp xã.
4.4.4. Tăng cường kinh phí và trang thiết bị cho công tác quản lý
Nhà nước cần có chế độ tiền lương, trợ cấp phù hợp hơn đối với cán bộ thanh tra do họ phải thường xuyên tiếp xúc với thuốc hóa học độc hại. Nên có thi đua khen thưởng để tạo động lực phấn đấu cho các cán bộ.
Kinh phí cho kiểm tra, giám sát: Để tăng cường trách nhiệm, khuyến khích các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên ngành, cán bộ kỹ thuật tham gia quản lý giám sát việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV cần có chế độ đãi ngộ phù hợp, trợ cấp độc hại, hỗ trợ kinh phí đi lại cho công tác quản lý.
Bổ sung nguồn nhân lực, cán bộ chuyên môn cho công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV, mỗi cán bộ quản lý trung bình quản lý từ 2-3 xã,
mỗi trạm BVTV có ít nhất một cán bộ chuyên về thuốc BVTV. Bổ sung kinh phí cho công tác tập huấn chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý đặc biệt là cán bộ cấp xã và tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân, cho người buôn bán thuốc BVTV.
4.4.5. Tăng cường công tác quản lý ở cấp xã
Để tăng cường vai trò quản lý của cấp xã chính quyền cấp xã cần quyết liệt hơn trong công tác quản lý thuốc BVTV tại các xã. Nội dung thực hiện bao gồm:
- Thành lập ban chỉ đạo việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV tại các xã. Thành phần bao gồm cán bộ UBND xã, chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp, cán bộ BVTV, cán bộ khuyến nông của xã, cán bộ thôn. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là nắm bắt được tình hình buôn bán thuốc BVTV trong xã, số lượng cửa hàng, địa điểm buôn bán, chủ cửa hàng, các loại thuốc có bán tại cửa hàng, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân buôn bán tuân thủ đúng pháp luật; Kiểm tra việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV của địa phương, nhắc nhở các trường hợp vi phạm lỗi ở mức độ nhẹ, các trường hợp vi pham nặng có thể xử lý trong thẩm quyền hoặc báo lên cơ quan cấp trên. Phối hợp với các đội kiểm tra liên ngành tại địa phương, báo cáo tình hình buôn bán, sử dụng thuốc BVTV tại địa phương lên trạm BVTV huyện, Chi cục BVTV định kỳ hoặc khi có yêu cầu.
- UBND cấp xã cần xem xét nghiêm túc địa điểm kinh doanh trước khi cấp giấy chứng nhận về địa điểm kinh doanh cho các hộ đến xin đăng ký kinh doanh thuốc BVTV theo đúng quy định của Pháp luật.
- Địa phương các xã quy hoạch vùng cho HTX dịch vụ nông nghiệp, các hộ buôn bán thuốc BVTV: tạo điều kiện về mặt bằng, đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường, an toàn sức khỏe cộng đồng…. giao trách nhiệm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện, đúng chủng loại đảm bảo chất lượng cung ứng theo hệ thống thuốc BVTV của địa phương, phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại ở địa phương về thuốc BVTV.
- HTX phối hợp với Chi cục BVTV, trạm BVTV, các nhà phân phối tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho bà con nông dân thường xuyên về sử dụng thuốc 4 đúng, thông báo các chiếm dịch phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả. Tổchức các đợt bán lẻ xuống thôn vào thời kì cao điểm đi kèm theo hướng dẫn sử dụng, cách phun thuốc và tư vấn đầy đủ cho nông dân.
* Đối với Chi cục BVTV
pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn.
Bố trí cán bộ có đủ năng lực, nhiệt huyết làm công tác thanh tra, quản lý thuốc BVTV. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, đặc biệt quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương.
* Đối với người kinh doanh
Cần quản lý chặt chẽ hơn nữa trong việc cấp giấy phép kinh doanh thuốc BVTV, hạn chế việc xuất hiện tràn lan các địa điểm buôn bán thuốc trong vùng, hạn chế lượng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục bán ra ngoài thị trường.
4.4.6. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền
Mục đích tuyên truyền: Giúp chính quyền địa phương và người kinh doanh nắm bắt được những quy định của nhà nước, thành phố trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán, bảo quản và sử dụng thuốc BVTV.
Nội dung tuyên truyền bao gồm: Các quy định hiện hành của nhà nước và thành phố về quản lý hoạt động sản xuất, buôn bán, lưu chứa, bảo quản thuốc BVTV.Thông báo kết quả công tác quản lý hoạt động sản xuất, buôn bán, lưu chứa, bảo quản thuốc BVTV.Thông báo những tồn tại về hoạt động sản xuất, buôn bán, lưu chứa, bảo quản thuốc BVTV trên toàn thành phố nói chung và tại địa bàn huyện Tiên Du nói riêng.Tuyên truyền những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất, buôn bán, lưu chứa, bảo quản và sử dụng thuốc BVTV;...
Hình thức tuyên truyền: Tổ chức các cuộc họp với UBND các xã, huyện cùng các cơ quan chức năng của tỉnh để thông báo, thống nhất nội dung, kể hoạch hoạt động.Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh truyền hình tỉnh, đài phát thanh các huyện, xã, thôn thường xuyên phát các bản tin liên quan. Biên soạn các tờ rơi quy định vai trò của người bán thuốc cũng như người sử dụng thuốc BVTV dán tại các cửa hàng bán thuốc, nơi công cộng, nơi đông người…Chi cục BVTV cần lập trang website riêng. Truyền tải nhiều thông tin về chính sách, quy định, hệ thống tổ chức, tình hình dịch hại, các kiến thức về thuốc BVTV, tình hình kinh doanh, ...
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước trong kinh doanh thuốc bảo
vệ thực vật trên địa bàn huyện Tiên Du”, bằng việc áp dụng những phương pháp
nghiên cứu đã lựa chọn trên, đề tài đã hệ thống hóa được những cơ sở lý luận, cơ