Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện tiên du (Trang 40)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 20005’30’’ đến 21011’00’’ độ vĩ Bắc và từ 105058’15’’ đến 106006’30’’ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa giới là 10.838,94 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau: - Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong.

- Phía Nam giáp huyện Thuận Thành. - Phía Đông giáp huyện Quế Võ. - Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn.

Sau khi có điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị định 60/2007/NĐ-CP tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tiên Du là: 9.568,65 ha, với 14 đơn vị hành chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh), gồm 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khi điều chỉnh địa giới.

- Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.

Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn

hóa. Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

3.1.1.2. Địa hình, địa chất Địa hình

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc <30(trừ một số đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn… có độ cao từ 20-120m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so với mặt nước biển.

Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Địa chất

Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất do nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc (Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Du, 2015).

3.1.1.3. Về khí hậu, thủy văn

Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các năm, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 283,3mm (tháng 8) và thường phân bố không đồng đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 84,64% tổng lượng mưa cả năm.

gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào.

Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất khoảng 46,9 giờ (tháng 2), số giờ nắng cao nhất khoảng 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,40C - 29,90C, nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình >230C, mùa lạnh nhiệt độ trung bình <200C.

Độ ẩm không khí trung bình/năm khoảng 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất khoảng 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất khoảng 70% (tháng 12).

Nhìn chung Tiên Du có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. (Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Du, 2015).

Xã Tân Chi, Tri Phương, Minh Đạo và xã Lạc Vệ là 4 xã thuộc huyện Tiên Du có địa hình khá bằng phẳng. Cả 4 xã trên đều có diện tích đất nông nghiệp tương đối thích hợp trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các địa phương có thể giao lưu văn hóa, xã hội, thị trường với các vùng lân cận như Hà Nội, Hải Dương.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc <30(trừ một số đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn… có độ cao từ 20-120m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so với mặt nước biển.

Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiên Du qua 3 năm (2013 - 2015)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) 14/13 15/14 BQ

I. Tổng diện tích đất tự nhiên 9.568,71 100,00 9.568,71 100,00 9.568,71 100,00 100,00 100,00 100,00

1.Đất nông nghiệp 5.727,65 59,86 5.634,58 58,89 5.630,62 58,84 98,38 99,93 99,,15 - Đất trồng cây hàng năm 4.942,17 86,29 4.845,06 85,99 4.841,10 85,98 98,04 99,92 98,97 - Đất trồng cây lâu năm 48,51 0,85 47,67 0,85 47,67 0,85 98,17 100,00 99,08 - Đất lâm nghiệp 209,16 3,65 207,06 3,67 207,06 3,68 99,02 100,00 99,51 - Đất mặt nước NTTS 519,70 9,07 500,54 8,88 500,54 8,89 96,31 100,00 98,14 - Đất nông nghiệp khác 8,14 0,14 34,25 0,61 34,25 0,60 418,70 100,00 204,62 2. Đất công nghiệp 350,53 3,66 349,96 3,66 349,96 3,66 99,84 100,00 99,92 3. Đất chuyên dùng 2.328,42 24,33 2.424,42 25,34 2.428,38 25,38 104,12 100,16 102,12 4. Đất thổ cư 1.101,98 11,52 1.100,43 11,50 1.100,43 11,50 99,87 100,00 99,93 5. Đất chưa sử dụng 60,22 0,63 59,31 0,62 59,31 0,62 98,42 100,00 99,21

II.Một số chỉ tiêu bình quân

- Đất nông nghiệp/khẩu 0,04 - 0,04 - 0,04 - 96,52 99,57 98,03

- Đất tự nhiên/khẩu 0,07 - 0,07 - 0,07 - 98,12 99,64 98,87

- Đất thổ cư/hộ 0,03 - 0,03 - 0,03 - 100,00 100,00 100,00

Qua bảng 3.1 chúng ta thấy diện tích đất tự nhiện của huyện Tiên Du hầu như không có thay đổi nhiều. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất, năm 2015 chiếm 58,84% tổng diện tích đất tự nhiên, tiếp đến là đất chuyên dùng với 2428,38ha bằng 25,38%, diện tích đất công nghiệp chiếm 3,66% tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện nay đất chưa sử dụng chỉ còn 59,31ha, đây là con số khá nhỏ so với diện tích tự nhiên và phần nào đã minh chứng việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả của địa phương.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Tình hình dân số và lao động của huyện từ năm 2013-2015 được thể hiện qua bảng 3.2, cụ thể:

Tổng dân số huyện tính đến năm 2015 là 132.348 người và dân số tăng với mức độ trung bình là 1,1%/năm, trong đó số nhân khẩu nông nghiệp là 108.394 người, chiếm 81,9% tổng số khẩu (Bảng 3.2). Số khẩu phi nông nghiệp chiếm 18,1% tổng số khẩu. Trong toàn huyện có 32.828 hộ, trong đó có 20.012 hộ nông nghiệp chiếm 60,96% và 12.816 hộ phi nông nghiệp chiếm 39,04%. Như vậy tỷ lệ dân số nông nghiệp vẫn là chủ yếu (UBND huyện Tiên Du, 2015).

Lao động nông nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng lao động của xã là 57,4% năm 2012 và giảm còn 51,3% năm 2015. Ngược lại, lao động phi nông nghiệp phát triển nhanh với tốc độ phát triển bình quân là 8,5%/năm và tỷ trọng lao động phi nông nghiệp cũng ngày một lớn, năm 2013 với 33.579 người chiếm 42,6%, năm 2015 là 39,515 người chiếm 48,7% (Bảng 3.2).

Tình hình lao động của huyện có sự biến động như vậy là do đất nông nghiệp ngày một giảm nên nhiều lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp đã và đang có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác như làm ở các khu công nghiệp,… đây là một xu thế tất yếu. Hơn nữa, một số ngành nghề trong huyện mang lại thu nhập cho người lao động cao hơn và cả những công việc ở các vùng lân cận đã thu hút được lao động của huyện.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Tiên Du qua 3 năm (2013 - 2015)

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 14/13 15/14 BQ I. Tổng số nhân khẩu khẩu 129.382 100,0 131.865 100,0 132.348 100,0 101,9 100,4 101,1 1.Khẩu nông nghiệp khẩu 107.516 83,1 109.053 82,7 108.394 81,9 101,4 99,4 100,4 2.Khẩu phi nông nghiệp khẩu 21.866 16,9 22.812 17,3 23.954 18,1 104,3 105,0 104,7

II. Tổng số hộ hộ 31.984 100,0 32.602 100,0 32.828 100,0 101,9 100,7 101,3 1. Hộ nông nghiệp hộ 21.323 66,7 20.484 62,8 20.012 60,9 96,1 97,7 96,9 2.Hộ phi nông nghiệp hộ 10.661 33,3 12.118 37,1 12.816 39,0 113,7 105,8 109,6

III. Tổng số lao động lao động 78.824 100,0 79.770 100,0 81.140 100,0 101,2 101,7 101,5 1.Lao động nông nghiệp lao động 45.245 57,4 43.714 54,8 41.625 51,3 96,6 95,2 95,9 2.Lao động phi nông nghiệp lao động 33.579 42,,6 36.056 45,2 39.515 48,7 107,4 109,6 108,5

IV.Một số chỉ tiêu bình quân

1.Nhân khẩu/hộ người/hộ 4,05 - 4,04 - 4,03 - 99,8 99,8 99,8

2.Lao động/hộ người/hộ 2,46 - 2,45 - 2,47 - 99,6 100,8 100,2

3.Nhân khẩu NN/Lao động NN 2,38 - 2,49 - 2,60 - 104,6 104,4 104,5

Ở Tiên Du những năm gần đây do hộ nông dân ý thức được việc sinh đẻ có kế hoạch do vậy có rất ít nhà sinh con thứ 3, thứ 4 nên bình quân khẩu/hộ có tỷ lệ thấp, dao động khoảng 4.04 khẩu/hộ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân được chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giáo dục tạo nguồn lực tốt cho phát triển kinh tế hộ, song nó cũng làm cho số lượng lao động ít, hoặc “dân số già” ở làng quê. Đòi hỏi chính quyền địa phương phải có chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với tình hình dân số và lao động (UBND huyện Tiên Du, 2015).

3.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân

Huyện Tiên Du là khu vực đang trên đà phát triển với tốc độ tương đối nhanh, theo đúng chủ trương phát triển huyện toàn diện, Huyện ủy, HĐND, UBND và các ban ngành đoàn thể của huyện đã tiến hành lập kế hoạch, xây dựng quy hoạch, xây dựng các cơ sở vật chất quan trọng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán, thông thương và làm nền tảng phát triển KT - XH của huyện.

3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Tiên Du xuất phát là một huyện nông nghiệp nhưng hiện nay tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của địa phương là thấp. Trong những năm qua tỷ trọng của ngành CN - TTCN và DV luôn chiếm tỷ trọng lớn cơ cấu giá trị sản xuất của địa phương. Điều này cho thấy Tiên Du đang chuyển dịch đúng hướng.

Qua bảng 3.3 ta thấy, tổng giá trị sản xuất năm 2015 của toàn huyện đạt 3.542,0 tỷ đồng tăng 8,1% so với năm 2014. Tổng giá trị sản xuất qua 3 năm tăng bình quân 28,0% (Bảng 3.3).

Trong cơ cấu kinh tế toàn huyện tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm dần qua các năm. Năm 2013 chiếm 11,8%, năm 2014 chiếm 8,0%, năm 2015 chiếm 8,5% trong tổng giá trị sản xuất các năm tương ứng, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 8,6%. Ta thấy, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm phần nhỏ giá trị kinh tế và có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp hơn các ngành công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản (đạt 46,3%), ngành dịch vụ thương mại (đạt 20,4%). Đây là một biểu hiện tốt cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn huyện theo hướng hiện đại (UBND huyện Tiên Du, 2015).

Đáng chú ý là GTSX/ha đất nông nghiệp/năm tăng nhanh qua các năm tốc độ tăng bình quân là 29,1%, cụ thể năm 2013 đạt 377,6 triệu đồng/ha thì đã tăng lên 629,1 triệu đồng/ha vào năm 2015. Điều đó thể hiện được hiệu quả của các loại hình sản xuất nông nghiệp mà người dân đã đầu tư (Bảng 3.3).

Qua trên có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Điều đó, càng chứng tỏ rằng đường lối phát triển kinh tế của huyện đang đi theo đúng hướng và cần được phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới.

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tiên Du qua 3 năm (2013 - 2015)

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%)

SL CC(%) SL CC SL CC 14/13 15/14 BQ

I. Tổng giá trị sản xuất tỷ đồng 2.163,1 100,0 3.276,5 100,0 3.542,0 100,0 151,5 108,1 128,0 1. Ngành nông - lâm - thủy sản tỷ đồng 255,0 11,8 260,0 8,0 301,0 8,5 102,0 115,8 108,6 2. CN-TTCN, xây dựng cơ bản tỷ đồng 1.485,2 68,6 2.554,0 77,9 3.180,0 89,8 172,0 124,5 146,3 3. Dịch vụ - thương mại tỷ đồng 422,9 19,5 462,5 14,1 613,0 17,3 109,4 132,5 120,4

II. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Tổng GTSX/hộ trđ/hộ 67,6 - 100,5 - 107,9 - 148,6 107,4 126,3

2. Tổng GTSX/lao động trđ/lao động 27,4 - 41,0 - 43,6 - 149,7 106,3 126,1 3. Tổng GTSX/ha đất NN trđ/ha 377,6 - 581,5 - 629,1 - 153,9 108,2 129,1 4. Thu nhập bình quân

/người /năm trđồng/người/năm 35,7 - 39,9 - 41,3 - 111,9 103,5 107,0

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Theo số liệu cung cấp của chi cục BVTV, toàn tỉnh hiện có 400 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV phân bố khắp các địa phương. Mỗi năm nông dân Bắc Ninh sử dụng khoảng 110 – 140 tấn thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện tiên du (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)