Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 88 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của htx đối với các xã viên trên địa bàn

4.2.1. Các yếu tố bên trong

4.2.1.1. Quy mô hoạt động của HTX

Ba HTX điều tra Đại Phú, Chi Phong và Hải Nham đều hoạt động trên quy mô thôn và liên thôn, đó là một lợi thế HTX nên tranh thủ sự ủng hộ và đồng tình của toàn bộ các xã viên. Bàn về quy mô hoạt động các dịch vụ của HTX, hiện nay HTX Đại Phú cung ứng 8 dịch vụ, HTX Chi Phong và HTX Hải Nham cung ứng 6 dịch vụ. HTX Đại Phú có quy mô hoạt động tương đối lớn, có nhiều loại dịch vụ cung ứng cho xã viên và đáp ứng khá đầy đủ số lượng và chất lương xã viên cần nên hoạt động khá hiệu quả, đem lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với 2 HTX Chi Phong và Hải Nham. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, vẫn còn có những ý kiến xã viên chưa hài lòng với chất lượng, giá cả cũng như thời gian cung ứng của HTX. Trong thời gian tới, Ban Giám đốc HTX nên chú trọng trong việc điều phối để hoạt động dịch vụ được tốt hơn.

4.2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX

Thực trạng cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX trang bị chưa đảm bảo được nhu cầu làm việc của các cán bộ cũng như của các xã viên.

Bảng 4.22. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX điều tra năm 2017

ĐVT: máy

TT Danh mục Đại phú Chi Phong Hải Nham

1 Máy tính 1 1 1

2 Máy làm đất to 12 7 0

3 Máy làm đất nhỏ 1 1 0

4 Máy gieo xạ 15 5 4

5 Máy phun thuốc loại to 5 2 2

6 Máy phun thuốc loại nhỏ 6 3 2

7 Máy gặt đập liên hợp 6 4 0

8 Máy bơm công suất lớn 3 3 2

9 Máy bơm công suất nhỏ 2 3 1

Nguồn: HTX Chi Phong (2017), HTX Đại Phú (2017), HTX Hải Nham (2017)

Có sự khác nhau về số lượng máy móc phục vụ sản xuất cho bà con xã viên khá lớn giữa các HTX. HTX Đại Phú là hợp tác xã được xếp loại hoạt động tốt của huyện, HTX đã đầu tư máy móc với số lượng lớn để phục vụ sản xuất cho bà con xã viên. HTX Hải Nham do hoạt động kinh doanh yếu nên nguồn vốn thấp, chưa đủ điều kiện để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, phải đi thuê máy ngoài để phục vụ cho bà con xã viên nên nhiều khi đáp ứng chậm và chưa đủ nhu cầu sử dụng dịch vụ của xã viên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có sự chênh lệch giá cả các dịch vụ giữa các HTX.

Ngoài ra, số lượng các máy móc như máy gặt, máy làm đất,… phục vụ bà con xã viên còn chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con xã viên những lúc vụ rộ.

4.2.1.4. Điều kiện về vốn của HTX

Vốn là vấn đề cấp bách đối với các HTX huyện Hoa Lư. Qua điều tra 3 HTX trên địa bàn huyện cho thấy: chỉ có 1 HTX Đại Phú (xã Ninh Khang) có nguồn vốn là khá 3 tỷ đồng; HTX Chi Phong (Trường Yên) có nguồn vốn trung bình là 767,2 triệu đồng và HTX Hải Nham (Ninh Hải) yếu là 495,61 triệu đồng. Sự chênh lệch về vốn giữa các HTX tốt và yếu là rất lớn.

Bảng 4.23. Tình hình vốn của các HTX điều tra năm 2017

ĐVT: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Chi Phong Đại Phú Hải Nham Tổng giá trị TS 832,45 3.005,48 529,17

1 Tài sản cố định 783,20 2.773,30 507,65

2 Tài sản lưu động 49,25 232,18 21,52

Tổng nguồn vốn 832,45 3.005,48 529,17

1 Nguồn vốn kinh doanh 767,20 2.766,27 495,61

2 Tổng các quỹ 41,50 160,74 25,13

3 Tổng nguồn vốn vay 23,75 78,47 8,26

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hoa Lư (2017)

Nhìn chung các HTX nông nghiệp đều thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh. Mức vốn trung bình của các HTX đều rất thấp và chủ yếu là vốn Tài sản cố định đã sử dụng lâu năm như nhà xưởng, mương máng, trạm bơm, máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp khác nhưng cũng đã xuống cấp, lạc hậu. Điều kiện về vốn còn yếu kém là một trong những khó khăn lớn nhất ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của HTX trong quá trình chuyển đổi và xây dựng mới.

Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngân hàng được phép xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thế chấp với hạn mức tối đa đối với HTX có thể được vay tối đa lên đến 500 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp.

Mức tín nhiệm của các ngân hàng đối với HTX (đặc biệt là HTX nông nghiệp) không cao. Mặc dù không cần thế chấp nhưng muốn vay được vốn, HTX phải có tài sản nhất định để ký gửi đảm bảo cho nguồn vốn vay. Tuy vậy, trên thực tế, hầu hết các HTX vốn không nhiều và tài sản thì không lớn và HTX Hải Nham và HTX Chi Phong cũng là một trường hợp điển hình.

Do vốn lưu động ít làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đó dẫn đến HTX không mở rộng được hoạt động dịch vụ, hiệu quả hoạt động thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho xã viên hạn chế. 100% các HTX khẳng định việc tiếp cận và sử dụng công nghệ mới là rất khó khăn, về tiếp cận công nghệ thông tin thì có khoảng 78,6% HTX ở huyện

gặp khó khăn và về khả năng tiếp cận thị trường và cơ sở vật chất có khoảng 71,1% ở huyện đang gặp khó khăn. Vốn tự có và vốn góp của HTX là rất thấp, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước và vốn vay.

Hơn nữa với tình hình tài chính như thế, nó còn làm cho hiệu quả hoạt động thấp, chi phí phát sinh cao, khả năng đáp ứng nhu cầu cho dịch vụ thành viên thấp và trong điều kiện mới khi HTX chuyển sang hoạt động gắn với cơ chế thị trường, thực hiện liên kết, hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác… rất khó khăn và đầu tư vào những máy móc công nghệ mới cũng vậy.

Để khắc phục các hạn chế về vốn cũng như phát huy thế mạnh của kinh tế hợp tác, nhiều HTX đang đi theo hướng phát triển liên doanh liên kết với các công ty, các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế để cung ứng vật tư, các dịch vụ đầu vào cho xã viên. Trong số HTX đã điều tra có HTX Đại Phú liên kết với các công ty giống cây trồng, công ty phân bón, công ty thuốc BVTV cung ứng, công ty thức ăn chăn nuôi… đảm bảo đầu vào cho người dân với mức giá ổn định và chất lượng tốt. Nhờ các liên kết này, các công ty cho HTX nợ khi mua sản phẩm sẽ hoàn trả khi hết vụ sản xuất.

4.2.1.5. Trình độ và năng lực của cán bộ HTX

Trình độ cán bộ quản lý chủ chốt của HTX có vai trò rất quan trong, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động của các HTX.

Bảng 4.24. Trình độ cán bộ quản lý chủ chốt của các HTX điều tra

STT Chỉ tiêu Trình độ học vấn

Đại Phú Chi Phong Hải Nham

1 Giám đốc Đai học Trung cấp Sơ cấp

2 Phó Giám đốc Sơ cấp Chưa qua đào tạo Sơ cấp 3 Kiểm soát Chưa qua đào tạo Sơ cấp Chưa qua đào

tạo 4 Kế toán trường Trung cấp Chưa qua đào tạo Sơ cấp

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hoa Lư (2017)

Số lượng cán bộ quản lý chủ chốt của các HTX là như nhau 4 người. Nhìn vào bảng ta thấy sự khác nhau giữa trình độ học vấn của cán bộ HTX. Giám đốc HTX Đại Phú đạt trình độ đại học nên trong công tác tổ chức bộ máy làm việc và

phương thức điều hành khoa học, sáng tạo; luôn tham khảo ý kiến đóng góp của thành viên và xã viên của mình để đưa các dịch vụ kinh doanh vào hoạt động phù hợp và chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của xã viên. Trình độ học vấn của HTX Chi Phong và Hải Nham thấp nên chưa nắm bắt tốt được Luật HTX 2012, còn lung túng trong khâu tổ chức và điều hành. Một số cán bộ chủ chốt của HTX đã cao tuổi, chính vì thế khả năng nhạy bén với cơ chế thị trường còn yếu, đặc biệt là khâu TTSP. Bà con xã viên cho biết, một số nhân viên Tổ dịch vụ nông nghiệp còn yếu hoặc có lúc chưa nhiệt tình trong việc cung ứng dịch vụ cho xã viên. Trong thời gian tới, HTX cần có chủ trương khuyến khích, động viên các cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn để có thể hướng dẫn, chỉ đạo các xã viên được tốt hơn, để xã viên có niềm tin hơn vào trình độ chuyên môn của cán bộ HTX và yên tâm sản xuất.

4.2.1.6. Khả năng nhận thức của xã viên trong HTX

Thực trạng cho thấy, trình độ học vấn của xã viên nhìn chung còn thấp. Theo kết quả phỏng vấn các hộ xã viên của 3 HTX cho thấy, xã viên HTX Đại Phú có trình học vấn cao hơn so với HTX Chi Phong và Hải Nham. Tỷ lệ xã viên có trình độ học vấn từ THPT trở lên của HTX Đại Phú là 26,7%; HTX Chi Phong là 16,6% và HTX Hải Nham là 13,4%. Hầu hết các xã viên có trình độ trung học phổ thông trở lên đều là những xã viên sản xuất tốt, có thu nhập tương đối cao so với các xã viên có trình độ thấp hơn. Vì thế, nó cũng ảnh hưởng đến việc nhận thức và tham gia hoạt động vào các hoạt động dịch vụ của HTX.

Bảng 4.25. Trình độ học vấn của các chủ hộ xã viên HTX

Trình độ

Đại Phú Chi Phong Hải Nham

SL (chủ

hộ) Tỷ lệ (%) SL (chủ hộ) Tỷ lệ (%) SL (chủ hộ) Tỷ lệ (%)

Không qua trường lớp đào tạo

7 23,3 8 26,8 7 23,3

Tiểu học 9 30,0 12 40,0 13 43,3

THCS 6 20,0 5 16,6 6 20,0

THPT trở lên 8 26,7 5 16,6 4 13,4

Trên thực tế, nhiều hộ xã viên còn chưa chấp hành thực hiện theo đúng kế hoạch sản xuất của HTX, cho nên việc gieo trồng theo vùng khoảnh vẫn chưa thực hiện được tốt từ đó ảnh hưởng rất lớn đến các hộ xung quanh và công tác phục vụ sản xuất của HTX. Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng còn nhiều bất cập, các hộ còn tùy tiện không thực hiện theo sự chỉ đạo chung của UBND xã và của HTX.

Trong các yếu tố kể trên, theo sự đánh giá của người dân thì yếu tố có sự tác động lớn nhất đến việc phát huy vai trò của HTX là nguồn vốn với 30% ý kiến đánh giá ở mức độ có ảnh hưởng rất lớn và 40% ý kiến đánh giá ở mức độ lớn. Thực tế cũng cho thấy rằng nguồn vốn gần như có tác động bao trùm lên nhiều khía cạnh hoạt động của HTX từ việc trả lương cán bộ, lao động đến việc lựa chọn và mở rộng các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân,…

Yếu tố tác động thứ hai là trình độ cán bộ quản lý với 28,8% ý kiến đánh giá là có tầm ảnh hưởng rất lớn, 42,3% ý kiến đánh giá là ảnh hưởng lớn, 6,7% ý kiến đánh giá không ảnh hưởng và 2,2% không cho ý kiến. Nắm bắt được vai trò, tầm ảnh hưởng của trình độ cán bộ đến hoạt động của HTX cũng như đến việc đáp ứng nhu cầu của xã viên, trong những năm qua thì HTX cũng đã có nhiều biện pháp thúc đẩy cán bộ của mình tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, điều hành và ra quyết định trong sản xuất. Bên cạnh đó, thì các yếu tố còn lại như: cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, hay bản thân các xã viên,… cũng được đánh giá là có ảnh hưởng lớn đến việc phát huy vai trò của HTX đối với các xã viên.

Dựa trên việc đánh giá của xã viên về tầm ảnh hưởng của các yếu tố đến việc phát huy vai trò của HTX sẽ là căn cứ quan trọng để HTX có những định hướng cũng như giải pháp nâng cao vai trò của mình.

Bảng 4.26. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của HTX với xã viên

TT Diễn giải Rất lớn Lớn Bình thường

Không ảnh

hưởng Không ý kiến

SL(hộ) % SL(hộ) % SL(hộ) % SL(hộ) % SL(hộ) %

1 Yếu tố về điều kiện tự nhiên 19 21,2 37 41,2 25 27,7 7 7,7 2 2,2

2 Chủ trương, chính sách 15 16,7 29 32,2 24 26,7 13 14,4 9 10,0

3 Vốn sản xuất kinh doanh của HTX 27 30,0 36 40,0 19 21,2 5 5,5 3 3,3

4 Trình độ chuyên môn, năng lực

quản lý của cán bộ HTX 26 28,8 38 42,3 18 20,0 6 6,7 2 2,2

5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX 21 23,4 34 37,8 22 24,4 9 10,0 4 4,4

6 Quy mô hoạt động HTX 22 24,5 31 34,4 27 30,0 8 8,9 2 2,2

7 Ý thức trách nhiệm của xã viên 20 22,2 37 41,1 28 31,2 4 4,4 1 1,1

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017), n = 90

4.2.1.7. Về khả năng tiếp cận thị trường

Khả năng tiếp cận thị trường là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ một loại hình tổ chức kinh doanh nào, tuy nhiên trong 3 HTX được khảo sát ở huyện thì có 2 HTX Hải Nham và Chi Phong đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường.

Nhìn chung, việc khó khăn trong vấn đề tiếp cận thị trường có thể dẫn đến HTX gặp phải các tình huống sau: sản phẩm bị ứ đọng, đầu tư những dự án không hợp lý, mất giá sau khi mua, không đủ đáp ứng thị trường, và điều quan trọng là nó dẫn đến khả năng thành lập những phương án sản xuất kinh doanh không hiệu quả (các HTX trên địa bàn huyện hiện nay hầu hết gặp khó khăn trong việc lập phương án kinh doanh). Việc khó khăn này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, nhưng có thể gom lại thành những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Ban quản trị HTX nghĩ HTX chỉ hoạt động những dịch vụ đơn giản là bơm tưới nên chưa cần phải quan tâm đến thị trường nhiều;

- Do trình độ các thành viên chủ chốt của HTX còn nhiều hạn chế vì thế nói đến vấn đề tiếp cận thị trường họ chưa hình dung được sẽ làm gì mà họ chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ theo cảm tính;

- Chưa có loại hình dịch vụ nào mang tính phức tạp nên cũng không cần quan tâm đến vấn đề tiếp cận thị trường;

- Nguồn vốn hoạt động còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 88 - 95)