Phân tích thực trạng vai trò của HTX đối với xã viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 66 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa

4.1.2. Phân tích thực trạng vai trò của HTX đối với xã viên

Qua bảng 4.7 cho thấy mô hình sản xuất của các hộ nông dân các xã Trường Yên, Ninh Khang, Ninh Hải cũng rất đa dạng như cấy lúa sạ, cây ăn quả (ổi, táo, thanh long ruột đỏ, …), nấm sạch, rau an toàn, trang trại vừa và nhỏ. Trong các mô hình sản xuất chính thì mô hình cấy lúa sạ là phổ biến nhất với 90/90 hộ tham gia thực hiện mô hình chiếm 100%. Mô hình này được bà con xã viên lựa chọn nhiều vì năng suất cao hơn cấy bằng tay mà chi phí bỏ ra lại thấp do được hỗ trợ từ cấp trên cả về giống và kỹ thuật. Mô hình tiếp theo được các hộ xã viên lựa chọn là mô hình trồng rau an toàn với 78/90 hộ tham gia chiếm 86,8% và mô hình trồng cây ăn quả với 58 hộ tham gia chiếm 64,4%. Mô hình trồng nấm sạch với 30/90 hộ tham gia chiếm 33,3%, các hộ tham gia mô hình này là hội viên của HTX Đại Phú. Nhận thức thấy cây nấm là một loại rau cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng lại giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt cho sức khỏe con người. Trồng nấm cũng không khó trong khi nguồn nguyên liệu để trồng nấm tại địa phương rất dồi dào lại đang bị vất bỏ một cách lãng phí như mùn cưa tại các xưởng gỗ chủ yếu dùng để đun bếp, rơm rạ sau các vụ thu hoạch đều bị vất bỏ, đốt cháy trên đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường. Năm 2014, huyện đã phối hợp với xã Ninh Khang, các HTX trên địa bàn xã tổ chức cho các thành viên tham gia các lớp học nghề để tiếp thu các kiến thức về trồng nấm. Các hộ hội viên, nông dân đã áp dụng những kiến thức đã học được, mạnh dạn đầu tư xây dựng phát triển nghề mới trên địa bàn xã. Mô hình trang trại vừa và nhỏ với 45/90 hộ tham gia chiếm 50%. Kể từ năm 2013, Ban chủ nhiệm HTX được sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Hoa Lư và các xã trên địa bàn đã tích cực vận động người dân dồn điển đổi thửa chuyển

đổi từ diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình trang trại và trồng cây ăn quả cho thu nhập cao.

Bảng 4.7. Các loại mô hình chủ yếu của các hộ điều tra năm 2017

Loại mô hình Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Lúa sạ 90 100

Rau an toàn 78 86,6

Nấm sạch 30 33,3

Cây ăn quả 58 64,4

Trang trại vừa và nhỏ 45 50

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) , n = 90

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)