Các loại mô hình chủ yếu của các hộ điều tra năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 68 - 69)

Loại mô hình Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Lúa sạ 90 100

Rau an toàn 78 86,6

Nấm sạch 30 33,3

Cây ăn quả 58 64,4

Trang trại vừa và nhỏ 45 50

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) , n = 90

4.1.3. Vai trò của HTX trong việc hỗ trợ thực hiện các khâu sản xuất cho các xã viên các xã viên

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, đất đai, nguồn nước, dịch bệnh,… Dựa vào những đặc điểm này cùng với nhu cầu của xã viên, các HTX đã và đang phát huy rất tốt vai trò của mình trong việc thực hiện các khâu sản xuất nông nghiệp phục vụ bà con xã viên như: cung ứng vật tư nông nghiệp, làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, bảo vệ đồng ruộng và cả khâu thu hoạch.

* Cung ứng vật tư nông nghiệp

Trong khâu cung ứng vật tư nông nghiệp, theo kết quả phỏng vấn, các hộ cho biết kể từ năm 2012 HTX đã vận động người dân ứng dụng mô hình gieo lúa sạ vừa giảm chi phí, vừa nâng cao năng suất. Theo đó, những hộ nào ứng dụng mô hình này sẽ được hỗ trợ 50% giống và 100% thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc bươu vàng, 30% phân bón trong 2 năm 2012 và 2013. Đến năm 2014 giống được hỗ trợ 100% và không còn hỗ trợ phân bón nữa. Trong năm đầu tiên ứng dụng mô hình, HTX chịu trách nhiệm làm toàn bộ từ khâu ngâm ủ giống, gieo xạ, phun thuốc trừ cỏ, ốc bươu vàng đến khi lúa được 2 đến 2,5 lá thì mới giao cho bà con xã viên. Bà con xã viên cho biết với mô hình gieo sạ chi phí chỉ mất 1.111.000đ/ha, còn nếu cấy với phương pháp thủ công thì mất đến 3.24.000 – 4.155.000đ/ha. Vì thế, trong những năm đầu chuyển đổi, bà con xã viên cho biết họ tin tưởng rất nhiều vào mô hình kiểu mới này. Ngoài ra, họ cho biết trong những năm qua HTX cũng đã thực hiện DV vật tư giống cho những xã viên không ứng dụng mô hình gieo sạ. HTX đã phối hợp với

các doanh nghiệp bán giống lúa tại địa phương thường xuyên đưa các giống lúa mới vào sản xuất như Lúa Thiên Ưu 8, lúa LT2, hương cốm, nếp cẩm,… HTX còn liên kết trực tiếp với công ty Phân Lân Ninh Bình dịch vụ vật tư phân bón như NPK, đạm, lân, kali chất lượng đảm bảo giá cả hợp lý nên bà con xã viên rất tin tưởng. Và các hộ xã viên còn cho biết, từ khi ứng dụng mô hình này, năng suất lúa đã tăng từ 15 đến 20% đạt từ 1,7 tạ đến 2,0 tạ/sào. Riêng giống cây trồng và giống vật nuôi, thì người dân cho biết HTX không chịu trách nhiệm cung ứng và họ phải mua ở ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)