Vai trò của HTX trong việc hỗ trợ thực hiện các khâu sản xuất cho các xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 68 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa

4.1.3. Vai trò của HTX trong việc hỗ trợ thực hiện các khâu sản xuất cho các xã

các xã viên

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, đất đai, nguồn nước, dịch bệnh,… Dựa vào những đặc điểm này cùng với nhu cầu của xã viên, các HTX đã và đang phát huy rất tốt vai trò của mình trong việc thực hiện các khâu sản xuất nông nghiệp phục vụ bà con xã viên như: cung ứng vật tư nông nghiệp, làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, bảo vệ đồng ruộng và cả khâu thu hoạch.

* Cung ứng vật tư nông nghiệp

Trong khâu cung ứng vật tư nông nghiệp, theo kết quả phỏng vấn, các hộ cho biết kể từ năm 2012 HTX đã vận động người dân ứng dụng mô hình gieo lúa sạ vừa giảm chi phí, vừa nâng cao năng suất. Theo đó, những hộ nào ứng dụng mô hình này sẽ được hỗ trợ 50% giống và 100% thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc bươu vàng, 30% phân bón trong 2 năm 2012 và 2013. Đến năm 2014 giống được hỗ trợ 100% và không còn hỗ trợ phân bón nữa. Trong năm đầu tiên ứng dụng mô hình, HTX chịu trách nhiệm làm toàn bộ từ khâu ngâm ủ giống, gieo xạ, phun thuốc trừ cỏ, ốc bươu vàng đến khi lúa được 2 đến 2,5 lá thì mới giao cho bà con xã viên. Bà con xã viên cho biết với mô hình gieo sạ chi phí chỉ mất 1.111.000đ/ha, còn nếu cấy với phương pháp thủ công thì mất đến 3.24.000 – 4.155.000đ/ha. Vì thế, trong những năm đầu chuyển đổi, bà con xã viên cho biết họ tin tưởng rất nhiều vào mô hình kiểu mới này. Ngoài ra, họ cho biết trong những năm qua HTX cũng đã thực hiện DV vật tư giống cho những xã viên không ứng dụng mô hình gieo sạ. HTX đã phối hợp với

các doanh nghiệp bán giống lúa tại địa phương thường xuyên đưa các giống lúa mới vào sản xuất như Lúa Thiên Ưu 8, lúa LT2, hương cốm, nếp cẩm,… HTX còn liên kết trực tiếp với công ty Phân Lân Ninh Bình dịch vụ vật tư phân bón như NPK, đạm, lân, kali chất lượng đảm bảo giá cả hợp lý nên bà con xã viên rất tin tưởng. Và các hộ xã viên còn cho biết, từ khi ứng dụng mô hình này, năng suất lúa đã tăng từ 15 đến 20% đạt từ 1,7 tạ đến 2,0 tạ/sào. Riêng giống cây trồng và giống vật nuôi, thì người dân cho biết HTX không chịu trách nhiệm cung ứng và họ phải mua ở ngoài.

Bảng 4.8. Hoạt động cung ứng phân bón của các HTX năm 2017

Loại phân bón Khối lượng cung ứng (kg) Giá (đồng/kg) Giá thị trường (đồng/kg) Đại Phú - Phân bón NPK Ninh Bình. - Phân Đầu Trâu.

- Đạm, kali 7.500 3.500 2.000 6.700 6.200 6.000 9.000 8.500 8.000 Chi Phong - Phân bón NPK Ninh Bình. 7.500 7.000 9.000 Hải Nham - Phân bón NPK Ninh Bình 5.000 7.200 9.000

Nguồn: HTX Chi Phong (2017), HTX Đại Phú (2017), HTX Hải Nham (2017)

Qua bảng 4.8, ta thấy HTX Đại Phú cung ứng nhiều loại phân bón hơn so với HTX Chi Phong và Hải Nham, giúp cho bà con xã viên có nhiều sự lựa chọn hơn và giúp HTX kinh doanh dịch vụ tốt hơn. Với sản phẩm phân bón NPK Ninh Bình, các HTX cùng lấy 1 loại nhưng bán cho xã viên với mức giá khác nhau, HTX Đại Phú bán giá thấp nhất là 6.700 đồng/kg, cao nhất là HTX Hải Nham bán 7.200 đồng/kg, chênh lệch 500 đồng/kg. Tuy có sự khác nhau về giá bán giữa các HTX nhưng giá cung ứng phân bón cho xã viên đều thấp hơn so với giá thị trường từ 1.800 – 2.300 đồng/kg, giúp bà con xã viên tiết kiệm được chi phí sản xuất. Năm 2017, HTX Đại Phú cung ứng được 11 tấn phân bón (7,5 tấn phân bón NPK Ninh Bình; 3,5 tấn phân Đầu Trâu) và 2 tấn đạm, kali. Trong khi đó, HTX Chi Phong cung ứng được 7,5 tấn và HTX Hải Nham cung ứng 5 tấn.

Ngoài dịch vụ cung ứng phân bón cho xã viên, các HTX còn cung ứng thêm các loại lúa giống cho bà con xã viên. Các HTX đều nhập giống từ các công ty uy tín nên giá cả hợp lý, chất lượng ổn định nên bà con xã viên rất tin tưởng và sử dụng dịch vụ này nhiều năm liền.

Bảng 4.9. Hoạt động cung ứng giống lúa của các HTX năm 2017

Giống lúa Khối lượng cung ứng (kg) Giá (đồng/kg) Giá thị trường (đồng/kg) Đại Phú - Lúa LH 12 - Lúa Phú Ưu - Lúa LT2 - Lúa Thiên Ưu 8

200 370 600 1000 12.500 13.300 12.700 13.700 14.000 15.500 14.500 14.700 Chi Phong - Lúa 838

- Lúa Hương thơm - Lúa Nhị ưu 250 382 170 13.000 13.800 14.000 14.000 15.000 15.500 Hải Nham - Lúa 838

- Lúa Thuần 200 300 12.700 13.500 14.000 14.500 Nguồn: HTX Chi Phong (2017), HTX Đại Phú (2017), HTX Hải Nham (2017)

Qua bảng 4.9, ta thấy HTX Đại Phú có bán giống lúa đa dạng hơn so với 2 HTX còn lại. Giá cả của các giống lúa do HTX cung ứng thấp hơn nhiều so với thị trường bán lẻ từ 1.000 – 2.200 đồng/kg trong khi chất lượng như nhau. HTX Đại Phú cung ứng được 2.170 kg các loại lúa giống; HTX Chi Phong cung ứng được 802kg; HTX Hải Nham cung ứng được 500kg. Do vốn kinh doanh của các HTX thấp nên việc bán nhiều các loại giống và cung ứng đầy đủ lúa giống cho xã viên là rất khó khăn, từ đó việc kinh doanh các cung ứng vật tư nông nghiệp của một số HTX chưa đạt hiệu quả cao.

Với việc sử dụng các vật tư nông nghiệp do HTX cung ứng, bà con xã viên cho biết họ yên tâm sản xuất mà không cần phải lo đến chất lượng và giá cả. Giá cả luôn thấp hơn của tư nhân và sản phẩm thì luôn rõ nguồn cung ứng và nhà sản xuất.

* Dịch vụ bảo vệ thực vật

Với dịch vụ bảo vệ thực vật của HTX xã viên cho biết công tác dự tính dự báo phòng trừ sâu bệnh, lịch thời vụ cũng tương đối kịp thời. Nhờ có sự chỉ đạo nhiệt tình cùng sự chỉ huy lịch thời vụ đúng kế hoạch đã giúp người dân chủ động trong quá trình sản xuất và phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng phát triển kịp thời vụ.

Bảng 4.10. Đánh giá tính kịp thời của dịch vụ bảo vệ thực vật của xã viên HTX

Diễn giải SL (hộ) Tỷ lệ(%)

Dự báo kịp thời giúp phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả 68 75,5

Có dự báo nhưng còn chậm trễ 13 14,4

Không có các dự báo về sự phát triển của dịch hại 4 4,4

Không có ý kiến 5 5,7

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017), n = 90

Nhìn vào bảng kết quả trên, chúng ta có thể thấy có 68/90 hộ xã viên nhận xét công tác dự báo của HTX đã kịp thời chiếm 75,5%; 13/90 hộ cho rằng có dự báo nhưng còn chậm trễ, một ý kiến cho rằng không có dự báo và một người không cho ý kiến. Nguyên nhân chính dẫn đến có những ý kiến trái chiều là do có 1 số xã viên có những diện tích đất không sản xuất theo mô hình của HTX, vì thế thông tin lịch thời vụ đến với họ chậm trễ, ngoài ra còn do 1 số cán bộ trong từng thôn đội triển khai một cách chưa đồng bộ, người dân không nắm bắt thông tin kịp thời.

* Bảo vệ đồng ruộng

Người dân cho biết, trong những năm qua HTX đã đầu tư xây dựng được 23km giao thông nội đồng, giúp công tác vận chuyển phân bón, máy cày, máy bừa và xe vận tải cỡ nhỏ có thể đi qua. Đồng thời HTX vẫn duy trì chỉ đạo đánh chuột bằng thuốc vi sinh. Mỗi thôn sẽ cử ra từ 2 đến 3 người thực hiện công việc này cho toàn thôn của mình. Với sự chỉ đạo của Ban Giám đốc HTX kết hợp với Ban công an xã trong việc bảo vệ hoa màu cho người dân đã giúp họ nâng cao năng suất, đồng thời tình trạng mất trộm, các đàn vịt, trâu bò phá hoại hoa màu đã giảm đi rất nhiều.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của 2 con đường chạy qua xã và bờ cỏ quá tốt, bà con xã viên lại không cắt cỏ bờ hoặc cắt giáp ruộng 1 ít không đáng kể cho nên hiệu quả đánh chuột không cao gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và làm giảm năng suất của hộ.

* Dịch vụ làm đất

Trong khâu làm đất, bà con xã viên cho biết hầu hết là họ sử dụng dịch vụ làm đất của HTX, chỉ có một số thửa ruộng nằm ở vùng trũng thì họ không thể dùng máy được. Đồng thời họ còn cho biết dịch vụ làm đất của HTX được sự chỉ đạo cặn kẽ của Ban quản trị cho nên tình trạng có ruộng mà không có máy hoặc máy đến

ruộng lại không có nước làm là rất ít. HTX tiến hành thuê xã viên làm dịch vụ với giá 1.662.000 – 2.216.000 đồng/ha.

Với việc sử dụng dịch vụ làm đất của HTX, người dân cho biết chất lượng dịch vụ của HTX tốt hơn so với tư nhân rất nhiều. Nhằm phục vụ bà con xã viên tốt nhất trong khâu sản xuất, nên HTX làm đất rất kỹ, bà con xã viên không cần phải làm lại. Đặc biệt giá cả cũng rẻ hơn so với tư nhân từ 831.000đ đến 1.385.000đ/ha.

* Khâu tưới tiêu, thủy nông

HTX là nơi cung ứng và chịu trách nhiệm toàn bộ khâu tưới tiêu cho bà con trong xã. Hàng vụ, ban chỉ đạo HTX luôn chỉ đạo lịch tưới tiêu tương đối kịp thời, về cơ bản là đủ nước đảm bảo cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

Bảng 4.11. Hoạt động dịch vụ tưới tiêu của HTX năm 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT HTX Chi

Phong HTX Đại Phú HTX Hải Nham

1 Diện tích sản xuất Ha 68,23 211 20,50

2 Diện tích tưới tiêu Ha 68,23 211 20,50

3 Mức độ đáp ứng DV % 100 100 100

4 Giá bình quân/ha/vụ Đồng 603.800 573.700 609.100 Nguồn: HTX Chi Phong (2017), HTX Đại Phú (2017), HTX Hải Nham (2017)

Qua bảng 4.11 Hoạt động dịch vụ tưới tiêu của các HTX điều tra ta thấy các HTX đã 100% đáp ứng được dịch vụ tưới tiêu trên toàn bộ diện tích sản xuất. Giữa các HTX có mức chênh lệch giá cả, HTX Đại Phú có giá dịch vụ thấp nhất là 573.700 đồng; HTX Hải Nham có giá dịch vụ cao nhất 609.100 đồng.

Bảng 4.12. Đánh giá của xã viên về dịch vụ thủy nông của HTX

ĐVT: %

Chỉ tiêu Đại Phú Chi phong Hải Nham Dịch vụ tưới nước - Phù hợp và có tác dụng tốt 83,3 70 63,3 - Chưa phù hợp 16,7 30 36,7 Dịch vụ tiêu nước - Phù hợp và có tác dụng tốt 80 73,3 66,6 - Chưa phù hợp 20 26,7 33,4

Đánh giá của xã viên về mức độ phù hợp về dịch vụ thủy nông tương đối cao. HTX Đại Phú có 80% xã viên trong tổng 30 xã viên HTX điều tra đánh giá hoạt động dịch vụ tưới nước và dịch vụ tiêu nước là phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và chất lượng dịch vụ. HTX Đại Phú sau khi đại hội xong Ban Giám đốc HTX đã chủ động họp thống nhất thay đổi tổ chức kiện toàn lại tổ bảo vệ thủy nông với bộ phận bơm nước làm một, có 1 tổ trưởng dưới sự điều hành trực tiếp của Ban Giám đốc do đồng chí phó giám đốc phụ trách gắn công việc với mức trả công phù hợp. Vì vậy phần nào trách nhiệm đã được nâng lên, trong quá trình thực hiện cộng việc chấp hành tốt kế hoạch được giao. Về công tác thủy lợi nội đồng HTX tổ chức cán bộ nhân viên trong HTX lao động đồng thời thuê máy, điều động thuê công xã viên nạo vét khơi thông dòng cháy đảm bảo tưới, tiêu cho hai vụ sản xuất để không thất thoát, lãng phí trong quá trình điều hành bơm nước, thủy lợi nội đồng, kênh mương, bờ vùng, bờ thửa được nâng cấp, đảm bảo.

Một số xã viên HTX Hải Nham cho biết, trong những năm qua, 1 số ít thành viên nằm trong Tổ dịch vụ của thôn tinh thần trách nhiệm chưa cao cho nên việc đưa dẫn nước làm đất còn chậm. Việc quản lý và điều hành công việc của Tổ trong việc bơm xả nước tưới tiêu còn nhiều vướng mắc, không giải quyết kịp thời cho người dân. Ví dụ như: Các hộ ở đầu máy bơm nước, do đắp bờ giữ nước nên ảnh hưởng đến các ruộng cao ở phía sau, không có đủ nước để tiến hành sản xuất, hoặc vào những mùa mưa lớn gây ngập úng, thì công tác xả nước chống úng cho ruộng cũng chưa được tiến hành kịp thời gây ảnh hưởng đến năng suất của hộ.

* Khâu thu hoạch

Trong khâu thu hoạch, các HTX đã trang bị được máy gặt đập liên hợp để phục vụ bà con nhân dân. Xã viên cho biết, cứ đến vụ thu hoạch thì HTX sẽ cử ra 1 đội thực hiện công việc chạy máy gặt bao gồm khoảng 15 người, trong đó HTX thuê khoảng 11 xã viên làm với giá là 1.388.800 đồng/ha với dầu chạy máy là do HTX cung cấp. Được sự chỉ đạo của Ban quản lý HTX nên công tác thu hoạch diễn ra nhanh chóng kịp thời vụ. Họ còn cho biết giá cả dịch vụ này của HTX rẻ hơn bên ngoài khoảng 555.500 đồng/ha.

đều thấp hơn hoặc bằng với thị trường bên ngoài, lý do HTX mang tính chất phục vụ là chủ yếu. HTX đã phối hợp với công ty thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Tuấn Minh, công ty thuốc bảo vệ thực vật Hoa Lư bán các loại thuốc trừ sâu với giá ngang bằng hoặc thấp hơn đối với tư nhân, mục đích đảm bảo được nguồn gốc và chất lượng. Có rất nhiều người được hỏi không có ý kiến đánh giá với lý do họ không sử dụng dịch vụ của HTX mà họ tự làm như dịch vụ làm đất, hay gặt lúa. Có khi vào lúc vụ rộ mùa trong khi làm đất, thu hoạch máy HTX không đủ, nên một số người phải thuê của tư nhân làm và họ cho biết có khi giá của tư nhân cũng bằng với giá của HTX.

Để đánh giá được chất lượng các dịch vụ của HTX, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các hộ với nhóm ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ với các mức độ như: Rất tốt, tốt, bình thường, chưa tốt và không ý kiến. Dịch vụ được xã viên đánh giá tốt nhất là dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp với 78/90 hộ ý kiến là rất tốt chiếm 78,8%, 14 ý kiến đánh giá là tốt, 3 ý kiến đánh giá bình thường và 1 ý kiến chưa tốt. Lý do được đánh giá cao là do HTX đã liên kết với các nhà sản xuất cung ứng trực tiếp, như phân bón NPK Đông Thành, thuốc BVTV Hoa Lư… vì thế chất lượng rất đảm bảo.

Dịch vụ được đánh giá cao thứ hai đó là DV KHKT nông nghiệp và khuyến nông với 75,6% đánh giá là rất tốt, 16,6% tốt, 5,6% bình thường và 2,2% cho là không tốt. Xã viên cho biết họ cũng được thông báo lịch tập huấn thường xuyên, chất lượng các lớp tập huấn mang lại cho sản xuất rất lớn với việc định hướng mô hình sản xuất mới và những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến như sạ lúa, gặt bằng máy…Có một số ý kiến cho rằng DV chưa đảm bảo với nguyên nhân người dân không tuân theo kỹ thuật tập huấn mà tự làm, vì thế chất lượng không cao.

Dịch vụ làm đất và dịch vụ thủy nông là hai DV được đánh giá cao thứ ba với 58,8% ý kiến đánh giá là rất tốt. Tuy nhiên đây cũng là 2 DV mà có ý kiến chưa tốt cao nhất với DV làm đất 8,8% và DV thủy nông 11,1%. Nguyên nhân là do thái độ của một số cán bộ trong Tổ dịch vụ nông nghiệp chưa thực sự được tốt, vì thế chất lượng công việc mang lại cũng không hiệu quả. Diện tích canh tác của một số người ở vùng cao nước chưa lên kịp hoặc là diện tích đất canh tác của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 68 - 77)