Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 41)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình, liền kề hai thành phố Ninh Bình và Tam Điệp. Huyện Hoa Lư được thành lập năm 1907 và mang tên kinh đô Hoa Lư của Việt Nam thế kỷ X vì phần lớn các di tích của cố đô Hoa Lư hiện nay nằm trên huyện này. Hoa Lư thuộc vùng bán sơn địa, có nhiều cảnh quan thiên nhiên như khu hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động bên cạnh các di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư được hình thành và lưu giữ từ hơn 1000 năm trước (Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư, 2017).

Huyện Hoa Lư có vị trí bao bọc phía bắc và tây với thành phố Ninh Bình, phía bắc giáp huyện Gia Viễn, phía tây và nam giáp thành phố Tam Điệp, phía tây nam giáp huyện Nho Quan, phía đông nam giáp huyện Yên Mô và huyện Yên Khánh, phía đông giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và thành phố Ninh Bình.

Hoa Lư có diện tích tự nhiên 1.378.1 km² và dân số 927.000 người. 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Ninh An, Ninh Giang, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Khang, Trường Yên, Ninh Thắng, Ninh Vân, Ninh Xuân, Ninh Mỹ và thị trấn Thiên Tôn.

Về sông ngòi, huyện Hoa Lư giáp với hai con sông lớn là sông Đáy và sông Hoàng Long ở phía bắc, sông Sào Khê và sông Chanh chảy dọc huyện nối sông Hoàng Long với sông Vân.

Nằm ở vùng bán sơn địa, Hoa Lư có những dãy núi đá vôi ngập nước được hình thành từ lâu tạo nên những cảnh quan đẹp như quần thể di sản thế giới Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, Thung Nham...

Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa đi qua đang được xây dựng (Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư, 2017).

3.1.1.2. Địa hình

Hoa Lư là khu vực chuyển tiếp giữa địa hình vùng rừng núi sang vùng đồng bằng; địa hình bị chia cắt khá phức tạp; là huyện thuộc vùng chiêm trũng, chịu ảnh hưởng của úng lụt, có nhiều núi đá (ở 10/11 xã, thị trấn (trừ xã Ninh An) đều có núi đá), hang động, sông ngòi. Địa hình của huyện chia làm hai vùng:

vùng Đại Phú - sông Chanh; vùng hữu sông Chanh, sông Vân, sông Vạc và ven núi đá vôi. Vùng Đại Phú - sông Chanh (gồm các xã Ninh Giang, Ninh Khang, Trường Yên, thị trấn Thiên Tôn và một phần của xã Ninh Hòa): địa hình tương đối bằng phẳng, xu thế địa hình cao ở khu giữa (phía tây Quốc lộ 1A) và thấp dần về phía sông Chanh, sông đáy. Nơi cao thường là khu dân cư, ruộng màu, dọc theo đường. Nơi thấp nhất là các ruộng nước và ven theo các bờ sông. Trong vùng Đại Phú - sông Chanh có một số quả núi đá độc lập, nằm rải rác ở các xã Ninh Giang, Ninh Khang, Trường Yên, thị trấn Thiên Tôn. Vùng này nhìn chung thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Vùng hữu sông Chanh, sông Vân, sông Vạc và ven núi đá vôi (gồm 7 xã: Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh An, Ninh Vân, trong đó có 6 xã miền núi - trừ xã Ninh An): đây là vùng có địa hình rất phức tạp. Vùng này bị chia cắt bởi nhiều con sông như: sông Hệ Dưỡng, sông Vó, sông Hang Luồn, sông Ba Hang..., là vùng đất trũng, đất chua, đất lầy thụt; địa hình mấp mô xen lẫn vùng trũng và vùng cao. Những ngọn núi đá chạy dài ra sát sông Chanh chia cắt diện tích canh tác ở nơi đây thành những vùng nhỏ. Riêng hai xã Ninh An và Trường Yên có diện tích đất canh tác tương đối tập trung và bằng phẳng; còn những nơi khác trong vùng này có diện tích canh tác nhỏ hẹp nằm sát ven chân núi (Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư, 2017).

3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu

Hoa Lư nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh có mưa phùn. - Chế độ nhiệt: theo số liệu thống kê của trạm khí tượng Ninh Bình (tính bình quân nhiều năm) thì nhiệt độ trung bình hằng năm của huyện là 23,4oC; nhiệt độ cao nhất là 38-390C, thấp nhất là 5-80C. Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.620-1.700 giờ, bình quân một tháng là 135 giờ, tháng cao nhất 136-202 giờ, thấp nhất 43-46 giờ. - độ ẩm không khí: độ ẩm bình quân trong năm là 83,4%; độ ẩm trung bình cao nhất là 86,3% (tháng 9), thấp nhất là 75% (tháng 2). Tổng lượng bốc hơi bình quân nhiều năm là 55mm; lượng bốc hơi tháng cao nhất là 92mm (tháng 7); tháng thấp nhất là 39mm (tháng 3). - Chế độ mưa: huyện là khu vực có lượng mưa lớn hằng năm của tỉnh, nhưng chế độ mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), chiếm 82- 89% lượng mưa hằng năm; trong khi đó vào mùa khô, có năm hằng tháng không có trận mưa nào (dù là mưa nhỏ). Lượng mưa trung bình hằng năm của nhiều năm là 1.820-1-840mm. Về gió bão, trong năm có hai hướng gió mùa chính là gió mùa đông nam (từ tháng 5 đến tháng 10) và gió mùa đông bắc (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau). đột xuất có những năm, địa bàn huyện còn bị ảnh hưởng của

gió Lào khô, nóng (còn gọi là gió tây). Mùa mưa bão thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm, ít khi xảy ra bão lũ vào tháng 6 hoặc tháng 10 dương lịch. Nhìn chung, thời tiết khí hậu của Hoa Lư khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng cây trồng. Tuy nhiên do sự phân hóa của thời tiết theo mùa cùng với những hiện tượng như bão, gió mùa đông bắc khô hanh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân. Do đó đòi hỏi phải có những biện pháp phòng chống thích hợp cũng như kế hoạch sản xuất thích hợp (Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư, 2017).

3.1.1.4. Cơ cấu đất đai

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Hoa Lư năm 2017

Hạng mục

Năm 2015 Năm 2017 Biến động Tăng (+) Giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 10.072,36 100 10.072,36 100 1. Đất nông nghiệp 6.676,57 65,66 5.954,87 58,56 (-) 721,7 - Đất trồng lúa 3.329.51 49,87 2.645,05 44,42 (-) 648,46 - Đất trồng cây hàng năm 39,51 0,59 38,44 0,65 (-) 1,07 - Đất trồng cây lâu năm 200,59 3,00 183,29 3,08 (-) 17,3 - Đất rừng 2.844,79 42,61 2.824,78 47,44 (-) 20,01 - Đất nuôi trồng thủy sản 235,93 3,53 229,15 3,85 (-) 6,78 - Đất nông nghiệp khác 28,39 0,43 34,16 0,57 (+) 5,77 2. Đất phi nông nghiệp 2.738,51 27,88 3.735,97 36,86 (+)914,03 - Đất an ninh – quốc phòng 260,21 9,18 303,58 8,10 (+)43,37 - Đất cơ sở sản xuất phi nông

nghiệp 409,17 14,44 702,78 18.75 (+)293,61 - Đất cho hoạt động khoáng sản 6,51 0,23 71,51 1,90 (+) 65,0 - Đất sản xuất vật liệu xây dựng 47,86 1,69 58,63 1,56 (+) 10,77 - Đất phát triển hạ tầng 1.025,05 36,16 1.437,53 38,35 (+) 412,48 - Đất di tích, danh thắng 254,60 8,98 303,20 8,09 (+) 48,60

- Đất ở 157,51 7,18 203,61 4,20 (+) 46,1

- Đất sông và mặt nước

chuyên dùng 443,44 15,64 518,34 13,83 (+)74,90 - Đất tôn giáo, tín ngưỡng 16,92 0,60 16,01 0,43 (-) 0,91 - Đất khác 117,24 4,14 120,78 3,22 (+)3,54 3. Đất chưa sử dụng 657,28 6,46 297,11 4,58 (-) 360,11 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoa Lư (2017)

Huyện Hoa Lư có tổng diện tích tự nhiên là 10.072,36 ha trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 5.954,87 ha chiếm 58,56% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp là 3.735,95 ha chiếm 36,86% diện tích đất tự nhiên; Còn lại là diện tích đất chưa sử dụng.

Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, giảm 721,7 ha so với năm 2015. Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng, tăng 914,03 ha so với năm 2015. Điều này cho thấy sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất đai của huyện từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, sự chuyển dịch này là do tăng xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, làng nghề,…

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Lao động là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải cho xã hội, là đội ngũ tạo ra nguồn thu nhập cơ bản cho các hộ sản xuất và các đơn vị trong tỉnh. Dân số và lao động có mối quan hệ khăng khít với nhau, số lao động tỷ lệ thuận với quy mô của dân số. Cụ thể là dân số tăng đồng nghĩa với lực lượng lao động ngày một dồi dào và ngược lại, nếu dân số giảm thì lực lượng lao động ngày một ít đi. Song song với sự phát triển của lực lượng lao động thì đi kèm với nó là chất lượng lao động và vấn đề việc làm cần giải quyết như thế nào.

Theo số liệu của phòng thống kê, năm 2017 huyện Hoa Lư có 19.612 hộ với 68.645 người, mật độ dân số của huyện là 663 người/km2 ; số nhân khẩu bình quân là 3,5 người/hộ. Hoa Lư là một trong những huyện có mật độ dân số cao của tỉnh Ninh Bình. Tổng số lao động toàn huyện năm 2017 là 41.919 người. Nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, lao động nông nghiệp chiếm 50,75%, lao động phi NN là 49,25%, huyện Hoa Lư có tỷ lệ lao động phi NN khá cao vì những năm gần đây, người dân chuyển sang làm dịch vụ khá nhiều vì huyện Hoa Lư có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng. Bình quân số nhân khẩu trên một hộ của huyện Hoa Lư là 3,5 khẩu, trong đó bình quân lao động trên hộ là 2,14 lao động.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Hoa Lư năm 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 16/15 17/16 BQ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I.Tổng số nhân khẩu Khẩu 66.945 100,00 67.536 100,00 68.645 100,00 100,88 101,64 100,82

II.Tổng số hộ Hộ 15.923 100,00 17.582 100,00 19.612 100,00 110,42 111,55 110,99 1.Hộ NN Hộ 11.023 69,23 12.165 69,19 13.162 67,11 110,36 108,20 109,28 2.Hộ phi NN Hộ 4.900 30,77 5.417 30,81 6.450 32,89 110,55 119,07 114,81 III.Tổng số lao động LĐ 43.380 100,00 44.011 100,00 44.919 100,00 101,45 102,06 101,76 1.Lao động NN LĐ 23.750 54,75 23.546 53,50 23.875 53,15 99,14 101,40 100,27 2.Lao động phi NN LĐ 19.630 45,25 20.465 46,50 21.644 46,85 104,25 105,76 105,01 IV.Một số chỉ tiêu BQ

1.Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,20 3,84 3,05 91,15 91,29 2.Lao động/hộ LĐ/hộ 2,72 2,50 2,29 91,60 91,76 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hoa Lư (2017)

3.1.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng

- Giao thông: Huyện Hoa Lư có ưu thế về giao thông, trên địa bàn huyện có các tuyến đường quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 38B, đại lộ Tràng An đi qua. Giao thông là một hệ thống có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, mở rộng giao lưu với các vùng lân cận. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong những năm gần đây huyện đã chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông. Năm 2016, huyện đã xây dựng khoảng 70km đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng. Về giao thông đường bộ cho thấy các xã đều có đường ô tô chạy đến các xã, tuy nhiên số km được cứng hoá, nhựa hoá còn ít, vẫn còn số lượng lớn đường đất nên vào mùa mưa, lũ lụt gây khó khăn cho việc thu hoạch và vận chuyển sản phẩm hàng hoá.

- Về lưới điện và thông tin liên lạc: Hiện nay toàn huyện Hoa Lư có 11 xã, thị trấn đều đã có hệ thống điện lưới quốc gia, 100% số hộ trong toàn huyện được sử dụng điện. Điều đó góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân toàn huyện, tạo điều kiện để tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thông tin liên lạc: Toàn huyện có 1 tổng đài, 11 trạm bưu điện xã. Hệ thống điện và thông tin liên lạc được cải thiện đã tạo điều kiện cho việc tuyên truyền và thực hiện các hoạt động, các chương trình khuyến nông trên địa bàn huyện một cách có hiệu quả. Các xã đã có báo phát hàng ngày.

- Về y tế và giáo dục: Toàn huyện có một bệnh viện đa khoa đặt tại trung tâm Thị trấn Thiên Tôn và 11 trạm xá đặt tại các xã. Ngoài ra còn có các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, các cơ sở Y tế đều có đội ngũ y bác sỹ đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh, góp phần chăm lo sức khoẻ cho dân cư trong và ngoài huyện. Về giáo dục, toàn huyện có 35 trường học các cấp. Hệ thống giáo dục của huyện đã và đang đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu học tập của nhân dân.

3.1.2.3. Tình hình phát triển các ngành kinh tế xã hội của huyện Hoa Lư qua các năm

Trong 3 năm 2015-2017 thực hiện Nghị quyết của đại hội các cấp, triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội trong điều kiện có những thuận lợi song cũng không ít khó khăn như thời tiết, khí hậu diễn biến hết sức phức tạp, rét đậm rét hại kéo dài, mưa úng xảy ra trên diện rộng, tình hình lạm phát, khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá một số nông sản, nguyên liệu chủ yếu tăng cao làm ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống nhân dân. Với tinh thần khắc phục khó khăn trong công tác chỉ đạo và điều hành, cùng với sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự cố gắng của hệ thống

chính trị và toàn thể nhân dân. Giá trị các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện.

Bảng 3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh huyện Hoa Lư qua 3 năm 2015 – 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

Tổng giá trị sản xuất 1.492.913 1.797.419 2.232.252 Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 135.448 137.902 140.325 Công nghiệp – xây dựng Tỷ đồng 1.140.543 1.389.157 1.739.712 Thương mại – dịch vụ Tỷ đồng 216.922 270.360 352.215

Cơ cấu giá trị sản xuất

Nông, lâm, thủy sản % 9,07 7,67 6,29

Công nghiệp – xây dựng % 76,40 77,29 77,94

Thương mại – dịch vụ % 14,53 15,04 15,78

Thu nhập BQ đầu người Trđ/người/năm 18,59 19,36 20,08

Tốc độ tăng trưởng BQ/năm

%

22,27

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hoa Lư (2017)

Trong giai đoạn 2015- 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 22,27%, trong đó nông lâm ngư nghiệp đạt 3,78%, công nghiệp xây dựng đạt 27,50%, thương mại dịch vụ đạt 30,40%. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị sản xuất năm 2017 đạt 1.739 tỷ đồng (giá cố định năm 94). Trong đó doanh nghiệp nhà nước là 341 tỷ 29 triệu đồng, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1.049 tỷ 174 triệu đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 181 tỷ 127 triệu đông, sản xuất cá thể 167 tỷ 409 triệu đồng. Một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng khá như: Mỹ nghệ, may mặc, thêu ren, sản phẩm từ kim loại. Tuy nhiên, một số mặt hàng giảm sản lượng như: khai thác đá xây dựng, xi măng. Dịch vụ - thương mại, du lịch ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 14%/năm. Năm 2017, giá trị sản xuất của ngành này đạt 352 tỷ đồng. Thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển khá đa dạng, nhanh cả về số lượng, quy mô hoạt động và hình thức kinh doanh. Những năm qua,

hoạt động du lịch trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, số khách tham quan du lịch ngày một tăng từ 1.340.000 lượt khách năm 2015 lên trên 3.218.000 lượt khách năm 2017. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp xin thuê đất trên địa bàn huyện để phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại. Hoạt động giao thông vận tải đấp ứng yêu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa, phục vụ đời sống dân sinh, tổng doanh thu dịch vụ vận tải bình quân năm đạt 100 tỷ đồng. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, sản lượng lương thực bình quân hàng năm tăng liên tục từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 41)