Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 31 - 35)

2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao vai trò của các HTX đối với xã viên ở một số nước trên thế giới

Tại Nhật Bản

Ở Nhật Bản, các hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc hợp tác xã nông nghiệp; Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp tỉnh; HTX nông nghiệp cơ sở. Các Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng. Từ năm 1961 trở về trước các hợp tác xã đơn chức năng khá phổ biến. Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các hợp tác xã nông nghiệp nhỏ thành hợp tác xã nông nghiệp lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân (Naoto Imagawa, 2000). Có thể thấy ưu nhược điểm của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản qua phân tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của chúng.

Theo Naoto Imagawa (2000), Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng của Nhật bản thường đảm đương các nhiệm vụ sau:

- Cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất.Thông qua các cố vấn của mình, các HTX nông

nghiệp đã giúp nông dân trong việc lựa chọn chương trình phát triển nông nghiệp theo khu vực; lập chương trình sản xuất cho nông dân; thống nhất cho nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến,… Các tổ chức Liên hiệp tỉnh và Trung ương thường quan tâm đào tạo bồi dưỡng cố vấn cho HTX nông nghiệp cơ sở. - Mục tiêu của hợp tác xã là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Do đó, mặc dù các hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi nhưng các hợp tác xã không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân. Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân khá linh hoạt. Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho hợp tác xã, hợp tác xã sẽ thanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có thể gửi hợp tác xã bán theo giá họ mong muốn và hợp tác xã lấy hoa hồng; thông thường nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý của HTX. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do HTX tiêu thụ, hợp tác xã đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho hợp tác xã. Về phần mình, HTX định tỷ lệ hoa hồng thấp. Các HTX tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, không chỉ ở chợ địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toàn quốc với các khách hàng lớn như xí nghiệp, bệnh viện,… HTX đã mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật Bản.

- Hợp tác xã cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý. Các HTX đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã viên trên toàn quốc hàng hoá theo giá cả như nhau, nhờ đó giúp cho những người ở các vùng xa xôi có thể có được hàng hoá mà không chịu cước phí quá đắt. Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạch trước. Thông thường các HTX nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp hợp tác xã tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp HTX toàn quốc. Đôi khi liên hiệp HTXNN tỉnh hoặc HTX nông nghiệp cơ sở đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất. Nhìn chung các liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp tỉnh và Trung ương không phải là cấp quản lý thuần tuý mà là các tổ chức kinh tế, các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá.

- HTXNN cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho hợp tác xã để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp). HTXNN cũng được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh. Ở Nhật Bản có tổ chức một trung tâm ngân hàng hợp tác xã nông nghiệp để

giúp các HTX quản lý số tín dụng cho tốt. Trung tâm này có thể được quyền cho các tổ chức kinh tế công nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp. - HTXNN còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân. Các loại phương tiện thuộc sở hữu hợp tác xã thường là: Máy cày cỡ lớn, phân xưởng chế biến, máy bơm nước, máy phân loại, đóng gói nông sản. HTX trực tiếp quản lý việc sử dụng các tài sản này. - Các hợp tác xã còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các hợp tác xã và địa phương. - Ngoài ra, các HTX nông nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục xã viên tinh thần hợp tác xã thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp hợp tác xã nông nghiệp cơ sở, tỉnh và Trung ương.

Như vậy, có thể thấy rằng hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản đã phát triển từ các đơn vị đơn năng đến ngày nay trở thành các đơn vị đa năng dịch vụ mọi mặt cho cho nhu cầu của nông dân và tổ chức liên kết qui mô lớn toàn quốc. Một nước công nghiệp hoá như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó hợp tác xã nông nghiệp, một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế nông hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào hợp tác xã tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.

Tại Thái Lan

HTX đầu tiên của Thái Lan được thành lập ở huyện Muang tỉnh Phitsanuloke vào ngày 26 tháng 02 năm 1916, đó là HTX nông nghiệp Wat Chan. Kể từ đó, số lượng HTX tăng rất nhanh cho đến khi ban hành Luật HTX năm 1968. Một số HTX sau đó đã xác nhập với nhau và thành lập các HTX nông nghiệp cấp huyện. Các HTX này càng ngày càng lớn mạnh, có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho xã viên (Trần Nguyên Năm, 2011).

Theo Trần Nguyên Năm (2011), ở Thái Lan, một số mô hình HTX tiêu biểu là HTX nông nghiệp và HTX tín dụng. HTX nông nghiệp được thành lập nhằm đáp ững nhu cầu của xã viên trong các lĩnh vực vay vốn, gửi tiết kiệm và tiền ký quỹ, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và các dịch vụ khác. Thông qua sự trợ giúp của Chính phủ, ngân hàng nông nghiệp và HTX nông nghiệp, xã viên được vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn ưu đãi thích hợp cho việc kinh doanh hoặc sản xuất của họ. Hiện nay, số HTX tham

gia hoạt động sản xuất kinh doanh này chiếm khoảng 39%. Hoạt động của HTX tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu xã viên về các lĩnh vực: khuyến khích gửi tiền tiết kiệm của các xã viên; góp cổ phần; cung cấp các dịch vụ vay cho xã viên… HTX tín dụng nông thôn được thành lập từ lâu. Do hoạt động của HTX trong lĩnh vực này có hiệu quả, nên hàng loạt HTX tín dụng đã ra đời trên khắp đất nước. Bên cạnh đó, sự phát triển của HTX tiêu dùng, các loại HTX công nghiệp cũng phát triển mạnh và trở thành một trong những yếu tố quan trong trong sự phát triển kinh tế của Thái Lan.

Liên đoàn HTX Thái Lan (CLT) là tổ chức HTX cấp cao quốc gia, thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các HTX và xã viên theo luật định.

Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã thành lập Bộ nông nghiệp và HTX, trong đó có hai vụ chuyên trách về HTX là Vụ phát triển HTX (để giúp HTX thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra) và Vụ Kiểm toán HTX (thực hiện chức năng kiểm toán HTX và hướng dẫn nghiệp vụ kế toán trong công tác quản lý tài chính, kế toán HTX). Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách, như chính sách giá, tín dụng với mục tiêu bảo đảm chi phí “đầu vào” hợp lý để có giá bán ổn định cho người tiêu dùng, góp phần ổn định giá nông sản tại thị trường trong nước thấp hơn giá thị trường thế giới, khuyến khích xuất khẩu (Trần Nguyên Năm, 2011).

Tại Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc từ khi thành lập vào năm 1961, Liên đoàn quốc gia HTX nông nghiệp Hàn Quốc (NACF) đã thích lập mạng lưới HTX từ trung ương đến cơ sở. Trải qua nhiều thăm trầm trong quá trình phát triển, cho đến nay, hệ thống HTX ở Hàn Quốc đã phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng lên của nông dân về hỗ trợ dịch vụ, chiếm lĩnh toàn bộ thị trường và kinh tế nông thôn, lan ra đan xen vào kinh tế đô thị và từng bước hội nhập vào nên kinh tế thế giới (Đặng Kim Sơn, 2009).

Theo Đặng Kim Sơn (2009), với gần 1.400 HTX thành viên, hoạt động của NACF rất đa dạng, bao gồm từ tiếp thi sản phẩm, chế biến, cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng, tín dụng và ngân hàng, bảo hiểm, kho tàng, vận tải, khuyến nông, xuất bản và các dịch vụ hỗ trợ cho 5 triệu nông dân và cộng đồng nông thôn. NACF nắm giữ 40% thị phẩm nông sản trong nước và là một ngân hàng có số tiền gửi lớn nhất Hàn Quốc. Nhằm mở rộng thị trường nông sản, NACF quản

lý một mạng lưới dịch vụ vận chuyển nông sản từ cửa nông trại đến người tiêu dùng, giúp người nông dân sản xuất theo đúng yêu cầu của thị trường, giảm tối thiểu chi phí lưu thông, hao hụt, thất thoát. NACF cũng điều hành một hệ thống doanh nghiệp kinh doanh nông sản lớn nhất và cạnh tranh mạnh nhất. NACF chịu trách nhiệm cung cấp các vật tư nông nghiệp bảo đảm cho nông dân có đủ vật tư thiết yếu đúng thời gian, giá rẻ, chất lượng. Trong khâu chế biến, NACF sở hữu một hệ thống hạ tầng và thiết bị hùng hậu giúp tăng thêm giá trị cho hàng nông sản. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NACF điều hành cả hệ thống ngân hàng nông nghiệp và các quỹ tín dụng của HTX, cung cấp nhiều loại dịch vụ: giao dịch ngân hàng, dịch vụ thẻ tín dụng, tín dụng cho vay, đầu tư, bảo hiểm, giao dịch quốc tế… Hệ thống bảo hiểm của NACF chiếm lĩnh toàn bộ thị trường nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 31 - 35)