Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa
4.1.1. Kết quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoa Lư
4.1.1.1. Khái quát về các hợp tác xã huyện Hoa Lư
Trong thời gian vừa qua, quá trình CNH – HĐH đất nước nói chung, nông nghiệp nông thôn nói riêng đã có tác động mạnh mẽ đến các thành phần kinh tế, trong đó có khu vực kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Khi nước ta hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, khu vực kinh tế ngày càng được Nhà nước khẳng định: kinh tế hợp tác và HTX vẫn cần phải tồn tại và trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Chỉ thị số 68/CT-TW ngày 24/5/1996 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII và Luật HTX được ban hành đã tạo điều kiện cho các cơ sở kinh tế hợp tác và HTX phát triển. Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Đảng ta đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Tại Hội nghị cũng đã xác lập môi trường thể chế, tâm lý cho kinh tế tập thể phát triển, nâng cao vai trò chỉ đạo của Đảng đối với phát triển kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước.
Tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, huyện Hoa Lư đã có Chỉ thị số 15/CT-HU ngày 13/11/2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung Ương 5 (khóa IX). Ngoài ra, cùng với nhiều chính sách ban hành huyện Hoa Lư đang tích cực đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, đặc biệt là hình thức kinh tế Hợp tác xã góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Hoa Lư theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
a. Cách thức tổ chức quản lý của các HTX huyện Hoa Lư
Tổ chức bộ máy của các HTX huyện Hoa Lư đều được thực hiện theo Luật HTX năm 2012. Các HTX đã bám sát điều lệ mẫu và dựa vào các điều kiện cụ thể của mình để xây dựng điều lệ cho HTX của mình một cách phù hợp. Các HTX cũng đã căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT, nội dung quy định mà đại hội thành viên HTX đề ra. Cơ cấu tổ chức bộ máy làm việc của HTX ở huyện Hoa Lư được thể hiện qua sơ đồ 4.1.
Quan hệ lãnh đạo Quan hệ kiểm soát Quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý HTX ở huyện Hoa Lư
Nguồn: Tổng hơp từ điều tra, phỏng vấn của tác giả (2017)
Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong bộ máy quản lý HTX (được quy định theo Điều 32 Luật HTX năm 2012). Đại hội thành viên gồm đại hội thường niên và đại hội bất thường. Đại hội thường niên do Ban Giám đốc triệu tập, được tổ chức mỗi năm 1 lần vào quý I năm kế hoạch gọi là Hội nghị hàng năm và 5 năm 1 lần gọi là đại hội nhiệm kỳ. Việc triệu tập đại hội thành viên bất thường do Ban Giám đốc, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc thành viên đại diện của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, Hợp tác xã thành viên triệu tập (theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4, Điều 31 Luật HTX năm 2012).
Ban Giám đốc HTX là cơ quan điều hành hoạt động của HTX, bao gồm giám đốc, phó giám đốc và các thành viên, tùy theo quy mô mà bầu số lượng thành viên Ban Giám đốc nhưng tối thiểu là 3 người và tối đa là 15 người. Hiện tại huyện Hoa Lư, Ban Giám đốc chủ yếu gồm giám đốc, phó giám đốc, Kiểm soát và kế toán trưởng. Nhiệm kỳ của Ban Giám đốc từ 2 – 5 năm. Ban Giám đốc thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên và đánh giá kết quả hoạt động của HTX.
Ban kiểm soát được bầu ra thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của Ban Giám đốc và các tổ dịch vụ, các đơn vị kinh doanh trực thuộc HTX, và các hoạt
ĐẠI HỘI XÃ VIÊN
Ban Giám đốc Ban kiểm soát
Các tổ tiếp nhận dịch vụ (thủy nông, BVTV, TTSP, Vật tư) Cán bộ chuyên môn Các tổ, đội thực hiện cung cấp dịch vụ cho thành viên
động kinh doanh, tài chính dựa vào Luật, điều lệ và nội quy của HTX; tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại của thành viên.
Bộ phận chuyên môn thực hiện các công việc chuyên môn như kế toán, thủ kho, thủ quỹ, kế hoạch. Bộ phận này làm nhiệm vụ giúp Ban Giám đốc nắm bắt các thông tin kinh tế, tài chính kịp thời để ban quản trị có phương hướng giải quyết và chỉ đạo điều hành thực hiện các hoạt động dịch vụ tốt hơn. Cán bộ chuyên môn còn có nhiệm vụ hoàn thiện và nộp báo cáo tài chính thường niên vào cuối năm cho cán bộ phụ trách trên phòng NN&PTNT.
Với bộ máy tổ chức như vậy cũng đã phần nào đáp ứng được các công việc của HTX. Do hoạt động với quy mô toàn xã nên số lượng xã viên rất đông, vì thế yêu cầu đặt ra là cần có sự phối hợp đoàn kết giữa các cán bộ để thực hiện tốt được các công việc của HTX.
b. Quy mô hoạt động của Hợp tác xã
Bảng 4.1. Tình hình cơ bản về các HTX huyện Hoa Lư năm 2017
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Quy mô Tổng số Thôn, liên thôn Xã 1 Tổng số HTX HTX 25 2 27 Cơ cấu % 92,6 7,4 100 2 Tổng số thành viên Thành viên 34.001 2.362 36.363 Thành viên là cán bộ Thành viên 132 10 142 Thành viên là cá nhân Thành viên 132 57 189 Thành viên là hộ nông dân Hộ 33.737 2.295 36.032
3 Tổng số cán bộ quản lý Người 186 15 201
4 Tổng số lao động trực tiếp Lao động 735 107 842 5 Diện tích canh tác các HTX ha 2.645 232 2.877 6 Chỉ tiêu bình quân Cán bộ quản lý/HTX Người 7,4 7,5 7,4 Thành viên/HTX Thành viên 1.360,1 1.181,0 1.346,7 Lao động dịch vụ/HTX Lao động 29,4 53,5 31,2 Diện tích canh tác/HTX ha 105,8 116,0 106,5 Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hoa Lư (2017)
Tính đến 31/12/2017, toàn huyện có 27 HTX trên địa bàn. Trong đó có 25 HTX quy mô liên thôn và liên thôn, 2 HTX có quy mô xã. Tổng số thành viên HTX là 36.363 thành viên, trong đó có 36.032 thành viên là hộ gia đình, 189 thành viên là cá nhân và 142 là cán bộ xã. Bình quân mỗi HTX có 1.346,7 thành viên. Xét theo quy mô HTX, HTX thôn, liên thôn có 34.001 thành viên (1.360,04 thành viên/HTX); HTX toàn xã có 2.362 thành viên (1.181 thành viên/HTX). Hiện nay, toàn bộ các HTX ở huyện Hoa Lư đang phục vụ cho 2.877 ha đất canh tác, bình quân mỗi HTX đảm nhiệm phục vụ sản xuất cho 106,5 ha đất canh tác.
Tổng số lao động trong các HTX là 1.043 người, trong đó có 201 lao động làm cán bộ quản lý, 842 lao động trực tiếp làm dịch vụ. Bình quân mỗi HTX có 7,4 cán bộ quản lý và 29 lao động trực tiếp làm dịch vụ, trong đó khu vực HTX quy mô xã thôn giải quyết được nhiều việc làm cho lao động trực tiếp với bình quân 53,4 lao động/HTX.
Nhìn chung, các HTX trong huyện vẫn còn tồn tại quy mô thôn, liên thôn, xã. Các HTX đều có ở tất cả các xã. Trong các HTX thành viên là hộ nông dân vẫn chiếm tỷ lệ cao; bình quân số lượng cán bộ và lao động trên một HTX ít.
4.1.1.2. Tình hình vốn, tài sản của các HTX huyện Hoa Lư
Bảng 4.2. Tình hình vốn tài sản của các HTX huyện Hoa Lư, 2015 – 2017
Đvt: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ Tổng giá trị TS 22.873,14 23.069,7 24.038,9 100,86 104,2 102,53 1 Tài sản cố định 20.925,03 21.003,03 21.484,6 100,37 102,29 101,33 2 Tài sản lưu động 1.948,11 2.066,67 2.554,3 106,09 123,6 114,9 Tổng nguồn vốn 22.873,14 23.069,7 24.038,9 100,86 104,2 102,53 1 Nguồn vốn kinh doanh 20.084,88 20.116,06 20.606,32 100,16 102,44 101,3 2 Tổng các quỹ 1.948,11 2.066,67 2.454,3 106,09 118,76 112,43 3 Tổng nguồn vốn vay 840,15 886,97 978,28 105,57 110,29 107,93 Nguồn: Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Hoa Lư (2017)
Nguồn vốn là vấn đề quan trọng mang tính quyết định cho sự hoạt động của một đơn vị kinh tế. Nhìn vào bảng dưới, ta có thể thấy rằng tổng nguồn vốn và tài sản của các HTX qua 3 năm đều có xu hướng tăng. Tổng giá trị tài sản của HTX huyện Hoa Lư tại thời điểm 31/12/2017 là 24,038 tỷ đồng, trong đó tài sản cố định là 21,48 tỷ đồng chiếm 89,37% và tài sản lưu động (chủ yếu là tiền mặt và khoản mục nợ phải thu) là 2,95 tỷ đồng chiếm 10,63% điều này cho thấy vốn chưa hợp lý dẫn đến việc sử dụng vốn chưa hiệu quả. Qua 3 năm, tổng giá trị tài sản tăng nhẹ, với tốc độ tăng bình quân là 2,53%/năm; tài sản cố định cũng có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân là 1,33%, là do một số HTX đã mở thêm nâng cấp một số máy móc, thiết bị phục vụ cho dịch vụ kinh doanh của mình. Tài sản lưu động cũng tăng với tốc độ tăng bình quân là 14,9%/năm.
Qua bảng 4.2 ta thấy, nguồn vốn kinh doanh qua 3 năm có xu hướng tăng nhẹ với tốc độ tăng bình quân là 1,3%/năm. Trong cơ cấu hình thành nguồn vốn của HTX thì nguồn vốn kinh doanh bao gồm vốn cũ bàn giao, vốn góp của xã viên và vốn tích lũy, hiện có. Bên cạnh đó yếu tố nợ phải trả trong HTX cũng tăng dần lên bình quân 7,93%/năm, các khoản nợ ở đây chủ yếu là do nợ chưa thu được từ các hoạt động cung ứng dịch vụ cho xã viên, các thành viên chưa đóng hết vốn góp điều lệ và từ quỹ tín dụng của HTX. Tổng vốn hoạt động của HTX tương đối lớn nhưng chủ yếu là vốn cố định; mặt khác trong vốn lưu động phần nợ phải thu chiếm nhiều, đây là vấn đề gây cản trở cho các hoạt động dịch vụ.
Tổng các quỹ qua 3 năm cũng tăng tương đối nhanh, tốc độ tăng bình quân là 12,34/năm. Trong cơ cấu hình thành quỹ thì tổng các quỹ bao gồm: Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ dự phòng, quỹ công ích khen thưởng.
4.1.1.3. Trình độ của cán bộ chủ chốt của các HTX huyện Hoa Lư
Trình độ cán bộ quản lý HTX có vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động của các HTX.
Cán bộ quản lý chủ chốt của HTX gồm có 4 – 5 người: giám đốc, phó giám đốc, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng. Trình độ cán bộ quả lý chủ chốt HTX được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Trình độ cán bộ quản lý chủ chốt HTX huyện Hoa Lư STT Chỉ tiêu Tổng STT Chỉ tiêu Tổng Trình độ học vấn Chưa qua đào tạo Sơ cấp, Trung cấp Cao đẳng, đại học SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1 Giám đốc 27 10 37,1 15 55,5 2 7,4 2 Phó giám đốc 28 12 42,8 15 53,6 1 3,6 3 Kiểm soát 27 10 37,1 14 51,8 3 11,1 4 Kế toán trưởng 27 3 11,1 21 77,8 3 11,1 Tổng 109 35 32,1 65 59,6 9 8,3
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hoa Lư (2017)
Hiện nay, trong tổng số cán bộ chủ chốt có 8,3 % có trình độ cao đẳng, đại học; có 59,6% có trình độ trung cấp, sơ cấp; 32,1% chưa qua đào tạo. Trong đó, xét về trình độ cao đẳng, đại học số lượng giám đốc chiếm 7,4% trên tổng số 27 giám đốc; phó giám đốc chiếm 3,6% trên tổng số 28 phó giám đốc; Kiểm soát chiếm 11,1%; kế toán trưởng chiếm 11,1% số người đang công tác trong các HTX. Con số này còn quá thấp so với nhu cầu hoạt động kinh doanh của HTX.
Đa số những cán bộ chủ chốt có trình độ đại học, cao đẳng đều là những người trẻ tuổi. Tuy vậy, những người này chiếm số lượng rất ít trong ban quản trị đã làm giảm sự đột phá trong điều hành sản xuất kinh doanh cũng như độ nhạy bén với nền kinh tế thị trường. Với đội ngũ cán bộ lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong công tác sẽ giúp cho hoạt động của HTX ổn định hơn. Tuy nhiên, sự ổn định ấy nhiều khi là cho HTX hoạt động theo lối mòn không có những bước tiến mới theo kịp biến động của nền kinh tế. Họ thường thiếu khả năng nhạy bén với sự biến động của nền kinh tế thị trường, điều này gây cản trở trong việc tiếp cận và thích ứng nhanh với nhu cầu của các hộ xã viên, thị trường đặc biệt là trong thời kỳ CNH – HĐH và hội nhập kinh tế.
Vì vậy, việc tăng cường chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ HTX là rất cần thiết. Một là, thông qua đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ. Hai là, HTX xây dựng chủ trương khuyến khích, kế hoạch cụ thể, đề án phát triển phù hợp với địa phương nhằm thu hút thêm cán bộ có trình độ cao về làm việc.
4.1.1.4. Hoạt động dịch vụ chủ yếu của các hợp tác xã ở huyện Hoa Lư
a. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của các HTX huyện Hoa Lư
Hoạt động dịch vụ mà các HTX cung cấp cho hộ nông dân trong sản xuất khá đa dạng. Các HTX tham gia vào các hoạt động dịch vụ được thể hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4.4. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của các HTX huyện Hoa Lư
STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số HTX thực hiện (HTX) Tỷ lệ (%) Số HTX thực hiện (HTX) Tỷ lệ (%) Số HTX thực hiện (HTX) Tỷ lệ (%) 1 Thủy Nông 27 100 27 100 27 100 2 Khuyến nông 20 74,1 22 81,9 24 88,8 3 BVTV 21 77,7 23 85,2 24 88,8 4 Làm đất 12 44,4 11 40,7 15 55,5 5 Cung ứng vật tư 16 59,3 17 62,9 21 77,7 6 Tín dụng 0 0 1 3,7 2 7,4 7 Tiêu thụ sản phẩm 0 0 1 3,7 2 7,4 8 Cung ứng nước sạch 2 7,4 3 11,1 5 18,5 9 Thu gom xử lý chất thải 1 3,7 1 3,7 3 11,1 10 Dịch vụ khác 0 0 1 3,7 2 7,4
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hoa Lư (2017)
Trong tổng số 27 HTX có 100% HTX hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nước tưới tiêu. Mỗi HTX đều thành lập các tổ đội chịu trách nhiệm quản lý công việc này, các tổ, đội ký kết hợp đồng và nhân giao khoán trách nhiệm cung cấp và tiêu nước kịp thời cho bà con nông dân. Đơn giá dịch vụ được xây dựng thông qua đại hội xã viên và ký kết hợp đồng với xí nghiệp khai thác công trình thủy nông của huyện. Ngoài ra, các dịch vụ thiết yếu khác như BVTV, khuyến nông, làm đất, cung ứng vật tư cũng đều trên 70% HTX thực hiện ổn trong 3 năm vừa qua. Thông qua hoạt động dịch vụ, đặc biệt là khuyến nông đưa những giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất của địa phương; rõ nét nhất là trong sản xuất lúa gạo, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Các dịch vụ thỏa thuận thì tỉ lệ các HTX thực hiện ít hơn. Trong đó, các dịch vụ làm đất, cung ứng vật tư và tín dụng dao động ở mức 56%; 78%; 15% số HTX đảm nhiệm. Trong thời gian đầu do cách quản lý điều hành dịch vụ không hiệu quả dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao, gấp hụt vốn dẫn đến một số HTX không còn khả năng kinh doanh các dịch vụ thỏa thuận nữa. Cán bộ huyện đã mở lớp tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ HTX trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ này. Hiện nay, số lượng các HTX tham gia các dịch vụ thỏa thuận như làm đất, cung ứng vật tư tương đối cao trên 50% HTX. Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp chủ yếu là cung ứng giống cây, con, phân bón, thức ăn chăn nuôi cho các hộ xã viên.
Dịch vụ tín dụng tạo lợi ích lớn cho các thành viên HTX và HTX. Trong tổng số 27 HTX hiện nay có 2 HTX (chiếm 7,4%) hoạt động trong lĩnh vực tín dụng. Hiện tại các HTX vận dụng nguồn vốn lưu động HTX hoặc huy động vốn