Vai trò trong việc nâng cao trình độ sản xuất của các xã viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 80 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa

4.1.5. Vai trò trong việc nâng cao trình độ sản xuất của các xã viên

Người dân cho biết hàng năm, vào trước mùa vụ họ đều được tham gia bàn bạc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của HTX. HTX phổ biến cho đại diện các thôn là hội trưởng chi hội nông dân, sau đó mỗi thôn, xóm sẽ tập hợp các xã viên của mình tại Nhà văn hóa của thôn để bàn bạc. Ngoài ra, HTX đã phối hợp với các đoàn thể như Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên… tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho các xã viên. Nội dung tập huấn thường về kỹ thuật gieo sạ bằng máy kéo tay, tập huấn về cách chăm sóc bón phân đối với giống cây trồng mới, kỹ thuật phun thuốc đảm bảo an toàn và đúng thời vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn trồng nấm sạch,...

Bảng 4.15. Số lớp tập huấn của các HTX điều tra mở cho xã viên năm 2017

Chỉ tiêu Số lớp Số nội dung tập huấn Lượt người

(xã viên/lớp)

Đại Phú 19 12 100

Chi Phong 15 8 110

Hải Nham 8 6 80

Nguồn: HTX Chi Phong (2017), HTX Đại Phú (2017), HTX Hải Nham (2017)

Qua bảng trên ta thấy, năm 2017 các HTX đều tổ chức mở lớp tập huấn cho bà con xã viên. HTX Đại Phú trong năm 2017 đã mở được 19 lớp tập huấn, trong đó tập huấn 12 nội dung. Các nội dung tập huấn phong phú, được các xã viên đánh giá cao về chất lượng nội dung tập huấn và phù hợp với tình hình sản xuất của bà con xã viên. Nhiều xã viên cho biết nhờ có HTX tổ chức tập huấn mà bà con đã tiếp cận được nhiều kỹ thuật mới, phương pháp mới, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất giúp bà con xã viên sản xuất tiện lợi hơn, tăng năng suất và nâng cao thu nhập. HTX Hải Nham có số lớp tập huấn (8 lớp) và nội dung tập huấn (6 lớp) thấp nhất. Các xã viên của HTX cho biết mặc dù HTX mở lớp tập huấn cho bà con xã viên để nâng cao trình độ sản xuất nhưng nội dung tập huấn

còn ít, chủ yếu là tập huấn về kỹ thuật trồng lúa, cách chăm sóc phân bón, kỹ thuật phun thuốc,... HTX chưa đáp ứng được nhu cầu tập huấn của xã viên.

Bảng 4.16. Mức độ phù hợp của các lớp tập huấn với nhu cầu của xã viên năm 2017

Chỉ tiêu Đại Phú Chi Phong Hải Nham

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Phù hợp 28 93,3 26 86,6 25 83,3 Chưa phù hợp 2 6,6 4 13,4 5 16,7 Mức độ đáp ứng nhu cầu của xã viên 25 83,3 24 80 23 76,6

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Các buổi tập huấn thường được trang bị đầy đủ về trang thiết bị như máy chiếu, giảng viên, tài liệu, và một khoản trợ cấp nhỏ cho các học viên, các buổi tập thường diễn ra trong vòng 1 hoặc đến 2 ngày, và mỗi xã viên thường được trợ cấp một khoản chi phí nhỏ là từ 20.000 đồng đến 30.000đồng/1 lần. Hàng năm, HTX liên hệ chặt chẽ với Liên minh HTX Tỉnh Ninh Bình, Trung tâm khuyến nông huyện, UBND huyện và xã,… để thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân. Từ kết quả trên cho thấy, HTX huyện Hoa Lư không chỉ là nơi hoạt động dịch vụ nông nghiệp phục vụ xã viên tốt nhất trong các khâu sản xuất, mà HTX còn là nơi tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các xã viên.

Hộp 4.3. Ý kiến của xã viên về việc nâng cao trình độ sản xuất

“Trước đây, bà con chúng tôi thường sản xuất dựa trên kinh nghiệm của bản thân, từ hàng xóm nên năng suất và sản lượng không cao, chất lượng chưa tốt. Từ khi tham gia vào hợp tác xã, bà con chúng tôi được các cán bộ HTX cho tham gia vào các lớp tập huấn nên có điều kiện học hỏi kỹ thuật, tiếp xúc với các nhà khoa học và cán bộ khuyến nông nhiều hơn nên có điều kiện để trao đổi và so sánh kinh nghiệm bản thân và từ đó áp dụng vào sản xuất tốt hơn.”

(Phỏng vấn, ý kiến bà Hà Thị Thu, thành viên HTX Hải Nham, xã Ninh Hải ngày 22 tháng 11 năm 2017)

Ngoài ra, các HTX còn tổ chức cho xã viên của mình đi tham quan các mô hình sản xuất giỏi của các nông dân khác. Về nội dung tham quan chủ yếu là về các mô hình trồng nấm sạch, trồng rau màu cho hiệu quả cao ở các địa phương lân cận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 80 - 82)