Kinh nghiệm nâng vai trò của các HTX đối với xã viên ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 37)

Phần 1 Mở đầu

2.2.2.Kinh nghiệm nâng vai trò của các HTX đối với xã viên ở Việt Nam

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2.Kinh nghiệm nâng vai trò của các HTX đối với xã viên ở Việt Nam

a. Vai trò của HTXDVNN Nhân Lý đối với các xã viên

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý ở xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1957, sau nhiều lần chuyển đổi hoạt động, mặc dù đã có những thay đổi tích cực nhưng hợp tác xã Nhân Lý vẫn gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 2014 , hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý chính thức chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật hợp tác xã năm 2012 (Nguyễn Thị Thảo, 2017).

Hiện Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý có quy mô 3 thôn, 6 tổ sản xuất với 615 hộ thu hút trên 2.600 nông dân tham gia hợp tác xã. Từ khi chuyển đổi cơ chế hoạt động, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý luôn nỗ lực, phát huy vai trò quản lý, điều hành, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của xã viên, tạo điều kiện để kinh tế tập thể địa phương phát triển (Nguyễn Thị Thảo, 2017).

Để giúp các thành viên được tiếp cận học nghề ngắn hạn, hợp tác xã phối hợp ngành chức năng vừa sản xuất nông nghiệp vừa áp dụng kiến thức đã được học vào hộ gia đình có thêm nghề phụ như nghề may, nghề thêu. Từ đó, các thành viên nhận biết được cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng lúc, đúng liều lượng; sử dụng phân bón cân đối để trồng rau an toàn; nhận biết được sâu bệnh trên đồng ruộng và kịp thời xử lý (Nguyễn Thị Thảo, 2017).

Xác định việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là cơ sở để hợp tác xã phát triển mạnh và bền vững, thời gian qua, hợp tác xã Nhân Lý đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hiện hợp tác xã có 35 mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ năm 2013 đến nay gồm 25 mô hình các loại giống như: mô hình trồng hoa cúc, trồng ớt, khoai tây, ngô ngọt Thái Lan, giống lúa DQ11; 7 mô hình phân bón và các mô hình khác như: xử lý gốc rạ, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và cơ giới hóa khép kín. Giá bán hoa cúc lúc chính vụ chỉ từ 3.000 - 5.000 đồng/bông nhưng khi trái vụ giá bán được 7.000 - 8.000 đồng/bông. Với giá bán như vậy, mỗi năm xã viên nhập khoảng trên hai trăm triệu đồng từ tiền bán hoa, tạo kinh tế ổn định cho gia đình(Nguyễn Thị Thảo, 2017).

b. Vai trò của HTX DV sản xuất và kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1 đối với xã viên

HTX Dịch vụ sản xuất và kinh doanh tổng hợp Hoà Tiến 1, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng thành lập từ năm 1977. Sau nhiều giai đoạn chuyển đổi, HTX tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Như một “bà đỡ” cho kinh tế hộ, Hợp tác xã làm dịch vụ các khâu thủy nông, làm đất, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, sản xuất giống cây trồng kết hợp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho xã viên (Tuyết Lê, 2017).

Bên cạnh đó, HTX Hòa Tiến 1 xây dựng các vùng chuyên sản xuất giống lúa với quy mô 150 ha, tổ chức xây dựng 50 ha cánh đồng mẫu lớn, đưa năng suất sản lượng cây trồng cao hơn từ 20%- 30% so với trước. Doanh thu bình quân năm của HTX đạt khoảng 6 tỷ đồng. HTX chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, áp dụng cơ giới vào sản xuất nông nghiệp cho các thành viên... nhờ vậy đã nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích từ 50 triệu lên 120 triệu đồng/ha (Tuyết Lê, 2017).

Ngoài ra, HTX Hòa Tiến 1 còn tổ chức vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, giúp nông dân tiếp cận với quy trình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGap, từng bước xây dựng thương hiệu giống lúa, rau an toàn. Lợi thế nhất của HTX sản xuất giống là vừa tiêu thụ được sản phẩm của người nông dân, vừa nâng cao hiệu quả, năng suất lúa lên 20% - 30% và có giá bán cao hơn. Làm lúa giống giảm thiểu được sức lao động, đời sống các thành viên được nâng cao nên HTX muốn nhân rộng mô hình này (Tuyết Lê, 2017).

Thành phố Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức lại HTX theo Luật đối với các hợp tác xã nông nghiệp, trong đó hỗ trợ kinh tế hộ phát triển; Hỗ trợ cho các HTX, thành viên tham gia sản xuất nấm, rau an toàn và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển. Thời gian qua, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã có rất nhiều hợp tác xã nổi mạnh, tạo việc làm rất tốt cho các thành viên tương đối hiệu quả (Tuyết Lê, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 37)