Vai trò trong việc tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho các xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 82 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện Hoa

4.1.6. Vai trò trong việc tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho các xã

Hiện nay, kinh tế tập thể ở huyện Hoa Lư không phải là khu vực chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế, nhưng là khu vực có vai trò, vị trí quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho đông đảo người lao động, tạo sự ổn định về chính trị - xã hội, đồng thời hỗ trợ xã viên trong sản xuất nông nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện. Hoạt động của các HTX ở huyện Hoa Lư đã mang lại việc làm, giúp tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay, các HTX ở huyện trong quá trình hoạt động đã tạo được việc làm cho hơn 1.043 lao động, trong đó có 201 lao động làm cán bộ quản lý và 842 lao động trực tiếp làm dịch vụ phục vụ cho sản xuất của hộ nông dân. Mức lương bình quân của mỗi cán bộ quản lý chủ chốt của các HTX là 989.000 đồng/tháng, tuy nhiên có sự chênh lệch về tiền lương của các cán bộ quản lý giữa các HTX là khá cao. Mức lương bình quân của lao động làm dịch vụ khoảng 455.000 đồng /tháng. Như vậy HTX cũng đã góp phần tích cực trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời làm giảm tỉ lệ hộ nghèo ở xã.

Bảng 4.17. Mức thu nhập của cán bộ quản lý và người lao động tại các HTX được điều tra năm 2017

TT Chỉ tiêu

Cán bộ quản lý HTX Người lao động dịch vụ SL (người) Tổng tiền lương (trđ/tháng) Lương BQ (trđ/người/ tháng) SL (người) Tổng tiền lương (trđ/tháng) Lương BQ (trđ/người tháng) 1 Đại Phú 9 11,79 1,31 32 23,04 0,72 2 Chi Phong 7 4,76 0,53 25 12,75 0,51 3 Hải Nham 6 3,06 0,51 19 7,41 0,39 Tổng 22 19,61 0,89 76 43,2 0,59

Hàng tháng, 12 HTX được điều tra phải chi trả tổng tiền công là 62,81 triệu đồng cho 22 cán bộ quản lý và 76 lao động dịch vụ trực tiếp cho HTX. Trong đó, bình quân 1 cán bộ quản lý nhận 0,89 triệu đồng/tháng và bình quân 1 lao động trực tiếp nhận 0,59 triệu đồng/tháng. Theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì mức lương tối thiểu ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (thuộc vùng III) là 2,4 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, mức thu nhập của lao động HTX điều tra rất thấp và không đáp ứng được mức sống trung bình.

Qua bảng 4.17, nhận thấy HTX Đại Phú là HTX có lương bình quân cán bộ và lao động trực tiếp là cao nhất; và lương bình quân thấp nhất là HTX Hải Nham. HTX Đại Phú có lương bình quân cán bộ quản lý là 1,31 triệu đồng/tháng cao gấp 2 lần so với HTX Chi Phong 0,53 triệu đồng/tháng và HTX Hải Nham 0,51 triệu đồng/tháng. Mức lương bình quân chi trả cho người lao động dịch vụ trực tiếp của HTX Đại Phú là 0,72 triệu đồng/người/tháng, tiếp đến là HTX Chi Phong với lương bình quân là 0,51 triệu đồng/người/tháng và thấp nhất là HTX Hải Nham là 0,39 triệu đồng/người/tháng. HTX Đại Phú có được bộ máy quản lý năng động, táo bạo đã thực hiện nhiều dịch vụ như tín dụng, tiêu thụ sản phẩm, làm đất, cung ứng vật tư,… Tổ chức nhiều dịch vụ như vậy nên HTX Đại Phú đã giải quyết được việc làm cho người lao động nhiều nhất trong các HTX điều tra là 32 lao động trực tiếp. Đây thực sự là một HTX đạt kết quả cao về kinh tế lẫn mặt xã hội. Thấp nhất là HTX Hải Nham do hoạt động ít dịch vụ và hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trên địa bàn huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 82 - 83)