9. Kết cấu của luận văn
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.3. Khái niệm công tác cán bộ và công tác quản lý cán bộ
Công tác cán bộ bao gồm việc đề ra hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, nội dung, quy trình công tác chặt chẽ, hoàn chỉnh. Đây là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, trước hết là của các cấp ủy, với sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ.
Công tác quản lýcán bộlà hoạt động của tổ chức đảng có thẩm quyền tác động vào đội ngũ cán bộ và từng người cán bộ bằng một loạt các khâu công tác, nhằm sử dụng, bồi dưỡng, rèn luyện, phát huy khả năng của cả đội ngũ và của từng người cán bộ, làm cho tổ chức ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Theo phân cấp, các tổ chức đảng của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị là chủ thể quản lý đội ngũ cán bộ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Các tổ chức đảng đó bao gồm: cấp ủy đảng, đảng đoàn, ban cán sự, lãnh đạo các ban và cơ quan trực thuộc Trung ương.
Những cá nhân có trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ bao gồm: người đứng đầu các tổ chức đảng và các thành viên trong các cơ quan lãnh đạo của tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp sử dụng cán bộ thuộc quyền [23;73].
Đối tượng của công tác quản lý cán bộ là toàn thể đội ngũ cán bộ và từng cán bộ của Đảng và Nhà nước hoạt động trong hệ thống chính trị, các lực lượng vũ trang, các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước, MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Cá nhân người cán bộ vừa là chủ thể quản lý đối với những cán bộ thuộc quyền vừa là đối tượng quản lý trong mối quan hệ với cấp trên. Tuy nhiên, giữa tổ chức và cá nhân trong mối quan hệ cùng là chủ thể quản lý ở một cấp nào đó, sự khác biệt cơ bản nằm ở chỗ, tổ chức có quyền quyết định những nội dung quản lý, cá nhân đóng vai trò đề xuất, khuyến nghị.
Trong phạm vi luận văn này, chủ thể quản lý chính là BTV quận ủy Bắc
Từ Liêm quản lý của hệ thống chính trị cấp quận gồm: trưởng, phó các ban Đảng (trừ các cán bộ là Ủy viên Thường vụ Quận ủy thuộc diện BTV Thành ủy quản lý: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng Ban Tổ chức, Trưởng Ban Tuyên giáo và Trưởng Ban Dân vận); trưởng, phó phòng, ban HĐND, UBND Quận; chủ tịch, phó chủ tịch MTTQ, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động; bí thư và phó bí thư Quận đoàn.
Nội dung hoạt động quản lý cán bộ rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều khâu liên quan chặt chẽ với nhau như: phân cấp quản lý; lựa chọn cán bộ; đánh giá cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; bố trí, sử dụng cán bộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ; thực hiện chính sách cán bộ; kiểm tra, giám sát cán bộ. Trong khuôn khổ luận văn này, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản của công tác quản lý cán bộ là: quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng cán bộ và đánh giá cán bộ.
Phương pháp quản lý đối với cán bộ cũng rất phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào một số phương pháp sau:
Phương pháp chính trị - tư tưởng là tác động tuyên truyền giáo dục của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để xác lập nhận thức đúng đắn về sứ mệnh của tổ chức, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cán bộ nhằm thực hiện chức trách, nhiệm vụ một cách tối ưu. Về mặt cách thức tác động, phương pháp này được thực hiện thông qua các biện pháp: học tập, hội nghị, hội thảo, toạ đàm, giao lưu…
Phương pháp tâm lý - xã hội là tác động bằng tâm lý, tình cảm của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để tạo nên sự hiểu biết, chia sẻ và gắn bó giữa các cán bộ. Về mặt cách thức tác động, phương pháp này được thực hiện thông qua các hình thức: giao lưu, tổ chức hoạt động văn hoá - thể thao, picnic…
Phương pháp tổ chức - hành chính là tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trên cơ sở sử dụng các công cụ tổ chức - hành chính (luật, nội quy, quy chế, quy định…) để duy trì kỷ luật, kỷ cương nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu. Về mặt cách thức tác động, phương pháp này được thực hiện thông qua các biện pháp: phân công công việc và giao quyền cho cán bộ đúng chức năng,
nhiệm vụ, phù hợp với năng lực của họ; thực hiện việc đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc một cách công bằng; đề bạt, thuyên chuyển, miễn nhiệm… đối với cán bộ trên cơ sở kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của họ; đào tạo, bồi dưỡng và phát triển cán bộ…
Phương pháp quản lý bằng kinh tế: Phương pháp quản lý bằng kinh tế là tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trên cơ sở sử dụng các nguồn lực vật chất và lợi ích kinh tế (lương, thưởng, nhà ở, xe đưa đón…) để tạo ra động cơ thúc đẩy, phát huy tiềm năng và năng lực của cán bộ nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu.