Bước 1.Chuẩn bị xây dựng quy hoạch: BTV cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn (nếu có), tập thể lãnh đạo các ban, ngành (ở những nơi không lập ban cán sự đảng, đảng đoàn) thực hiện những công việc sau:
Chỉ đạo cấp dưới xây dựng quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch đó, tạo nguồn cho quy hoạch cán bộ cấp mình.
Rà soát đội ngũ cán bộ và nhận xét, đánh giá: về số lượng, chất lượng, cơ cấu, nhất là cơ cấu về trình độ, độ tuổi, thành phần xuất thân, dân tộc… Dựa vào tiêu chuẩn cán bộ tiến hành phân loại cán bộ: những người có triển vọng phát triển, những người không đủ điều kiện tiếp tục giữ chức vụ hiện tại trong nhiệm kỳ tiếp theo, những cán bộ sẽ nghỉ hưu, những cán bộ được sắp xếp lại…
Xây dựng phương hướng cấu tạo cấp ủy khóa tới, gồm: cơ cấu, tiêu chuẩn, yêu cầu đối với cán bộ dự bị các chức danh cấp ủy viên thường vụ, phó bí thư, bí thư và các chức danh chủ chốt của các bộ phận trực thuộc các ban, ngành.
Bước 2. Tiến hành xây dựng quy hoạch
Giới thiệu nguồn từ cơ sở: trên cơ sở quy hoạch nguồn của cấp dưới và định hướng quy hoạch của BTV, ban tổ chức cấp ủy chủ động tham mưu, đề xuất danh sách nhân sự để xin ý kiến thường vụ. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch BCH đảng bộ.
Chuẩn bị xây dựng quy hoạch
Tiến hành xây dựng quy hoạch
Tổ chức hội nghị BCH: thảo luận các phương án quy hoạch do BTV chuẩn bị, bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch BCH, BTV, bí thư, phó bí thư cấp ủy. Ban tổ chức cấp ủy chủ động phối hợp với các tổ chức, cơ quan có liên quan để xử lý tốt các thông tin, đề xuất, thẩm định nhân sự.
Tổ chức hội nghị BTV thảo luận và quyết định quy hoạch. Có thể bỏ phiếu cho 2-3 người quy hoạch cho một chức danh và có thể bỏ phiếu cho một người vào 2-3 chức danh quy hoạch. Người đạt trên 50% số phiếu thì đưa vào quy hoạch. Mỗi phương án quy hoạch phải có ít nhất 2-3 cán bộ nguồn cho một chức danh và mỗi cán bộ có thể quy hoạch cho 2-3 chức danh cán bộ [22;16-17].
Bước 3. Rà soát, bổ sung quy hoạch
Quy hoạch cán bộ tuy đã được xây dựng và được cấp có thẩm quyền quyết định song quy hoạch ấy vẫn cần được bổ sung theo định kỳ vì cán bộ nói chung và cán bộ trong quy hoạch nói riêng luôn luôn vận động phát triển. Việc bổ sung người vào quy hoạch cần được tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, quy định, phải lấy ý kiến BCH bằng bỏ phiếu giới thiệu.
1.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn chức danh cán bộ được quy hoạch, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở những cơ sở đào tạo cán bộ còn được thực hiện với những cán bộ đương chức để cập nhật kiến thức phục vụ công việc hiện tại.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại cán bộ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành. Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo.
Phương thức đào tạo bồi dưỡng cần đa dạng, phong phú, kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác, phù hợp với từng loại cán bộ. Kết hợp việc đào tạo tại trường lớp với việc rèn luyện qua thực tiễn công tác trong lao
động sản xuất, trong phong trào quần chúng. Đặc biệt, cần có quy chế kiểm soát việc sử dụng cán bộ sau đào tạo, đảm bảo đúng ngành nghề và chấp hành sự phân công.
1.2.4. Bố trí, sử dụng cán bộ
Việc bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực. Đề bạt cán bộ phải đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng sở trường. Đây là công việc hệ trọng nên cần được thực hiện bài bản, công phu, khách quan, chống các biểu hiện tiêu cực; trọng dụng những người có đức, có tài.
Thực hiện chủ trương cán bộ “có vào có ra, có lên có xuống” tức là cán bộ được bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ thì thôi không giữ chức vụ lãnh đạo đó nữa. Chỉ khi được cấp có thẩm quyền xem xét quyết định tiếp tục bổ nhiệm lại thì cán bộ mới được tiếp tục đảm nhiệm chức vụ trong thời gian nhất định. Việc bố trí, sử dụng cán bộ về cơ bản được thể hiện cụ thể qua những hoạt động: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức hay điều động, luân chuyển cán bộ phải được thực hiện đúng theo quy định.
1.2.4.1. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ
i1) Bổ nhiệm cán bộ
Bổ nhiệm cán bộ là quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy tổ chức, thực chất là giao trách nhiệm, quyền hạn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý một ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị… Đây là khâu quyết định trong công tác cán bộ.
Thực chất, bổ nhiệm là quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ cấu tổ chức. Trong một tổ chức có nhiều chức danh cần sử dụng cán bộ, những cán bộ được bổ nhiệm có nghĩa là được cất nhắc từ vị trí bị quản lý, bị lãnh đạo lên vị trí của người quản lý, lãnh đạo hoặc từ vị trí người lãnh đạo, quản lý cấp thấp lên vị trí người quản lý, lãnh đạo cấp cao hơn. Chính vì vậy, việc bổ nhiệm cán bộ luôn là một động lực tích cực khuyến khích cán bộ phấn đấu vươn lên.
Bổ nhiệm cán bộ là trao cho cán bộ đó một quyền hạn mới, cao hơn cương vị công tác hiện tại, đồng thời, đòi hỏi cán bộ đó phải phát huy trách
nhiệm cá nhân tương xứng với quyền hạn được trao. Độ chính xác của bổ nhiệm cán bộ thể hiện chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý. Bổ nhiệm sai cán bộ sẽ làm tổ chức trì trệ, rối loạn, nhiệm vụ bê trễ, khó hoàn thành.
Việc bổ nhiệm cán bộ thường được tiến hành khi có sự thay đổi tổ chức hoặc thay đổi các chức danh lãnh đạo, quản lý trong tổ chức; những chức danh lãnh đạo, quản lý còn thiếu cần bổ nhiệm cho đủ; thực hiện quy hoạch sắp xếp cán bộ chủ trì, đảm bảo cho đội ngũ phát triển liên tục, kế tiếp nhau theo hướng dự định; rà soát, phát hiện những cán bộ được sử dụng không phù hợp cần điều chỉnh.
Quy trình bổ nhiệm: