9. Kết cấu của luận văn
2.4. Công tác quy hoạch cán bộ
2.4.1. Thực trạng
Thời điểm chia tách (01/4/2014), công tác quy hoạch cán bộ của quận mới Bắc Từ Liêm là sự kế thừa công tác quy hoạch cán bộ của huyện Từ Liêm cũ. Tuy nhiên, khoảng một nửa nhân sự đã được quy hoạch trước đây được phân công công tác tại quận mới Nam Từ Liêm. Do đó, việc rà soát, bổ sung quy hoạch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Quận giai đoạn này. Đặc biệt cấp bách hơn, khi thời điểm thành lập Quận gần với thời điểm chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp khoá mới, nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngay sau khi thành lập, Quận uỷ Bắc Từ Liêm đã tổ chức kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy cán bộ. Song song với việc phân cấp quản lý cán bộ, cụ thể hoá chức trách, nhiệm vụ của mỗi cá nhân, đơn vị, Quận cũng đã ban hành Quy chế về giới thiệu và quy hoạch cán bộ thuộc diện BTV Quận uỷ quản lý, theo đúng kế hoạch và hướng dẫn của Trung ương và của Thành uỷ Hà Nội.
Công tác quy hoạch cán bộ diện BTV Quận uỷ quản lý nhiệm kỳ 2015-2020 và những năm tiếp theo được thực hiện theo hướng dẫn số 05- HD/TU ngày 05/01/2013 và kế hoạch số 80-KH/TU ngày 25/01/2013 của Thành uỷ Hà Nội.
Hệ số quy hoạch với các chức danh thuộc diện BTV Quận uỷ quản lý hiện ở trong khoảng từ 1,7 đến 3. Trong đó, hầu hết đã đảm bảo mỗi chức danh quy hoạch tối thiểu 2 cán bộ.
Thời gian qua, Quận uỷ Bắc Từ Liêm đã giới thiệu được 125 cán bộ (không tính 53 cán bộ đang đương nhiệm) quy hoạch cán bộ chủ chốt thuộc diện BTV Quận uỷ quản lý, với hệ số quy hoạch trung bình đạt xấp xỉ 2,4. Trong đó, giới thiệu quy hoạch ở khối Ban Đảng là 34 cán bộ, khối MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội là 42 cán bộ, khối UBND Quận là 49 cán bộ. Cán bộ nữ được quy hoạch là 68 người, chiếm 54%, cán bộ nam được quy hoạch là 57 người, chiếm 46%.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Khối Ban Đảng Khối MTTQ và
đoàn thể
Khối UBND Quận
Nữ Nam
Biểu đồ 2.1. Số lƣợng, cơ cấu cán bộ đƣợc quy hoạch các chức danh chủ chốt diện BTV Quận ủy quản lý nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các nhiệm kỳ
tiếp theo
Về trình độ, 100% cán bộ được quy hoạch có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Trong đó, 74 người có trình độ trên đại học, chiếm 59%. Tỷ lệ cán bộ quy hoạch có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên là 100%. Trong đó, 27% có trình độ cao cấp, cử nhân lý luận chính trị.
Về cơ cấu theo độ tuổi: có 39 cán bộ được quy hoạch dưới 35 tuổi, chiếm 31%, 64 cán bộ được quy hoạch từ 35 - 45 tuổi, chiếm 51% và 22 cán bộ trên 45 tuổi, chiếm 18%.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu độ tuổi của cán bộ được quy hoạch các chức danh chủ chốt diện BTV Quận ủy quản lý nhiệm kỳ 2015-2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo
2.4.2. Đánh giá
2.4.2.1. Ưu điểm
Số lượng cán bộ ở Bắc Từ Liêm được quy hoạch và bổ sung quy hoạch trong thời gian qua cơ bản đã đảm bảo được hệ số quy hoạch theo yêu cầu.
Cơ cấu về tuổi của đội ngũ được quy hoạch cán bộ chủ chốt của Quận có sự hài hoà tương đối giữa các nhóm độ tuổi. Đảm bảo tính kế cận về thế hệ trong dài hạn.
Tỷ lệ nữ trong đội ngũ được quy hoạch khá cao và có phần chiếm ưu thế. Điều đó phần nào thể hiện sự tiến bộ, dân chủ và đổi mới trong công tác quy hoạch tại quận Bắc Từ Liêm.
Trình độ của đội ngũ cán bộ trong quy hoạch cơ bản đã được chuẩn hoá cả về chuyên môn lẫn lý luận chính trị. Một số cán bộ có học vị cao. Từ đó có thể thấy, chất lượng cán bộ quy hoạch đã được quan tâm.
Đại đa số cán bộ được quy hoạch có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có tư duy sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Đại đa số cán bộ vào quy hoạch đã kinh qua nhiều vị trí công tác khác nhau, được rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn ở địa phương, đã có quá trình gắn bó, đóng góp nhất định cho TP, cho Quận, cho cơ sở. Nhiều cán bộ được quy hoạch đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhân dân, hăng hái đi sâu, đi sát cơ sở, biết lắng nghe để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Đại đa số cán bộ quy hoạch có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, giữ gìn tư cách, đạo đức của người cán bộ, có tinh thần cầu thị, có ý thức phấn đấu học tập, rèn luyện, gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị. Các cán bộ được quy hoạch đều có triển vọng phát triển, nếu được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một cách có hệ thống, họ có thể đảm nhận tốt chức trách của vị trí được quy hoạch, cả trong trước mắt lẫn lâu dài.
Việc quán triệt chủ trương, định hướng của cấp trên về xây dựng kế hoạch quy hoạch cán bộ được quận Bắc Từ Liêm chỉ đạo và triển khai thực hiện khá thống nhất, đồng bộ.
Công tác đánh giá cán bộ diện đối tượng quy hoạch được tiến hành khá bài bản, nghiêm túc, trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ quy hoạch, là căn cứ để Quận xây dựng và bổ sung quy hoạch. Công tác quy hoạch được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của công tác cán bộ và yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ công tác.
Quy trình quy hoạch được thực hiện công khai, dân chủ, tuần tự và đầy đủ các bước với chương trình, kế hoạch và mục tiêu cụ thể. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, 100% người được hỏi đã cho biết họ được tham gia ý kiến vào nhân sự được dự kiến quy hoạch của đơn vị mình.
2.4.2.2. Hạn chế
Hệ số quy hoạch của một số chức danh chưa đảm bảo, chỉ quy hoạch duy nhất một người cho một vị trí, tạo ra sự thiếu cạnh tranh trong lựa chọn, bổ nhiệm. Một số cơ quan, đơn vị có số lượng nhân sự được quy hoạch chưa thật hài hoà. Phòng Nội vụ, quy hoạch 3 người cho vị trí trưởng phòng nhưng chỉ quy hoạch 1 người cho vị trí phó phòng…
Các tổng hợp về nhân sự quy hoạch của Ban Tổ chức Quận uỷ Bắc Từ Liêm mới chỉ đề cập tới các phân loại theo giới tính, nhóm độ tuổi và trình độ chuyên môn, lý luận chính trị. Điều đó phần nào cho thấy, các cơ cấu quan trọng khác chưa thực sự được quan tâm như cơ cấu về thành phần xuất thân, dân tộc, tôn giáo hay địa phương.
Về chất lượng đội ngũ cán bộ được quy hoạch mới chỉ được đo lường phần nhiều dựa trên bằng cấp, nhưng chưa có tính phân định theo uy tín của cơ sở đào tạo, phương thức đào tạo (chính quy, tại chức, liên thông, từ xa…) hay kết quả học tập thực tế.
Về trình độ ngoại ngữ, tin học vẫn áp dụng theo những chuẩn đánh giá cũ như chứng chỉ A, B, C không còn thực sự phù hợp.
Nhiều tiêu chuẩn khác để giới thiệu và lựa chọn cán bộ quy hoạch còn chung chung, khó định lượng, ví dụ: bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống lành mạnh…
Trong giới thiệu, đánh giá để lựa chọn cán bộ quy hoạch vẫn còn tình trạng cả nể, ngại va chạm. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, có 28,12% người được hỏi cho rằng có tâm lý nể nang, e ngại nên nhận xét chưa thẳng thắn và nặng về cảm tính, chưa căn cứ nhiều vào chất lượng, hiệu quả quản lý tại đơn vị của những cán bộ chủ chốt này. Còn tình trạng giới thiệu, bỏ phiếu, quyết định, phê chuẩn quy hoạch mang nặng tính cơ cấu.