Quy trình bổ nhiệm cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

i2) Bổ nhiệm lại: Việc bổ nhiệm lại được quy định tại chương 3, Quy chế bổ nhiệm cán bộ ban hành kèm theo quyết định số 68/QĐ-TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị với những nội dung cơ bản sau:

Cán bộ sau khi hết thời hạn bổ nhiệm, việc bổ nhiệm lại cần xem xét kỹ, phải đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ sau khi được bổ nhiệm lại. Cán bộ muốn được bổ nhiệm lại phải đáp ứng những điều kiện hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Trình cơ quan cấp trên có thẩm quyền (bằng văn bản) về chủ trương, số lượng và dự kiến phân

công công tác với cán bộ dự kiến bổ nhiệm

Đề xuất nhân sự cụ thể sau khi được cấp trên đồng ý về mặt chủ trương

Tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức về nhân sự dự kiến bổ nhiệm

Tập thể lãnh đạo xem xét, quyết định bổ nhiệm (bằng phiếu kín) cán bộ hoặc trình lên cấp trên

Về thẩm quyền bổ nhiệm lại: cấp nào ra quyết định bổ nhiệm thì cấp đó thực hiện việc bổ nhiệm lại cán bộ.

Thủ tục bổ nhiệm lại: Cán bộ (đương chức) làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ theo quy định tại điều 7 và điều 8 trong Quy chế đánh giá cán bộ. Tập thể cán bộ, công chức trong đơn vị tham gia ý kiến. Người đứng đầu cơ quan trực tiếp sử dụng cán bộ nhận xét, đánh giá và đề xuất bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại. Tập thể xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)