9. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung công tác quản lý cán bộ chủ chốt
1.2.5. Đánh giá cán bộ
Đánh giá cán bộ là việc hệ trọng, là cơ sở để lựa chọn, bố trí và sử dụng, bổ nhiệm… cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từng cán bộ và cả đội ngũ cán bộ. Đánh giá sai sẽ dẫn đến lựa chọn nhầm những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực để giao những cương vị có trọng trách, dẫn đến hỏng người, hỏng việc, gây tổn thất cho địa phương, cơ quan, đơn vị thậm chí cả nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đánh giá cán bộ.
Người viết “kinh nghiệm cho biết, mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy
những nhân tài mới, một mặt khác thì những người hủ hóa cũng lòi ra” [23;87]. Thực tiễn công tác cán bộ cho thấy, đánh giá cán bộ là việc cực kỳ khó khăn nhưng hệ trọng, vì vậy việc đánh giá cán bộ để đảm bảo chính xác cần tuân thủ chặt chẽ, thống nhất nội dung, quy trình, quy chế đánh giá cán bộ.
Xây dựng kế hoạch luân chuyển, điều động
Quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng về điều động, luân chuyển cán bộ, giải quyết
những vướng mắc về tư tưởng, tổ chức
Tổ chức thực hiện kế hoạch điều động, luân chuyển
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt chế độ khen thưởng và kỷ luật
Đánh giá và bố trí cán bộ sau điều động, luân chuyển
1.2.5.1. Nội dung của đánh giá cán bộ
Quy chế đánh giá cán bộ được ban hành kèm theo quyết định số 286/QĐ-TW ngày 08/10/2010 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ 3 nội dung của đánh giá cán bộ:
Thứ nhất: Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đây là nội dung quan trọng hàng đầu thể hiện rõ nhất về cán bộ, là thước đo trên thực tế, dựa vào đó để đánh giá đúng đắn, thực chất về cán bộ. Dựa vào nội dung này, để đánh giá cán bộ cần xem xét cụ thể về khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc trong từng vị trí, từng thời gian. Xem xét mục đích, động cơ của việc đạt được kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, xem xét điều kiện thực hiện chức trách, nhiệm vụ đó thuận lợi hay khó khăn trước khi kết luận. Xem xét khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc phải toàn diện về các mặt, các lĩnh vực liên quan đến chức trách, nhiệm vụ cán bộ.
Thứ hai: Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Cần xem xét về nhận thức, tư tưởng chính trị đúng đắn hay không, có nhất trí hoàn toàn với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không. Xem xét việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tốt hay chưa tốt.
Xem xét tinh thần học tập nâng cao trình độ của cán bộ đến mức độ nào, có thực hiện tốt các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hay không, thái độ đối với các khóa học đó, thực hiện quy định về chế độ học tập lý luận chính trị của đảng viên. Xem xét tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác. Xem xét tinh thần tự phê bình và phê bình của cán bộ có đúng đắn, nghiêm túc không, nhất là việc tự phê bình, tiếp thu phê bình và sửa chữa khuyết điểm.
Xem xét việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh; chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác. Xem xét về tinh thần đoàn kết, quan hệ công tác, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ. Xem xét về tinh thần đoàn kết trước hết trong cơ quan, đơn vị, trong cấp ủy, tập thể lãnh đạo, trong cán bộ, công chức và trong nhân dân.
Thứ ba: Chiều hướng và triển vọng phát triển của cán bộ.
Cần xem xét chiều hướng và khả năng phát triển cụ thể của cán bộ theo hướng có thể đảm nhận cương vị cao hơn cùng công việc đang đảm nhận hay chuyển sang công việc khác ở cương vị cao hơn, hay chuyển sang công việc khác ngang với cương vị đảm nhiệm.
Căn cứ kết quả đánh giá cán bộ theo những nội dung trên, tiến hành phân loại cán bộ theo 1 trong 4 mức sau:
Loại Thứ nhất, Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ; Loại thứ hai: Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ;
Loại thứ ba: Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ; Loại thứ tư: Chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.
Đối với loại thứ tư, cần chỉ rõ những yếu kém, khuyết điểm trong quá trình cán bộ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao với những dẫn chứng cụ thể, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ấy để cán bộ khắc phục và giúp cán bộ khắc phục” [22;80-81].
1.2.5.2. Quy trình đánh giá cán bộ
i1) Quy trình chung đánh giá cán bộ
Sơ đồ 1.5. Quy trình chung đánh giá cán bộ
i2) Quy trình cụ thể đánh giá các loại cán bộ Tự nhận xét, đánh giá của cán bộ
Lấy ý kiến của các đối tượng và các tổ chức cần thiết về cán bộ đảm nhiệm chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm
kỳ và cán bộ trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử
Tập thể và cấp ủy đánh giá cán bộ
Đánh giá cán bộ hàng năm:
Đánh giá cán bộ hàng năm được tiến hành vào dịp cuối năm ở các đơn vị cơ sở (ở các trường học thường tiến hành công việc này vào cuối năm học). Đối với cán bộ, công chức là đảng viên, việc kiểm điểm, đánh giá, phân loại đảng viên theo định kỳ được kết hợp cùng với việc đánh giá cán bộ, công chức theo định kỳ. Đối với cán bộ đảm nhiệm nhiều chức danh công tác thì đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu ở chức danh đảm nhiệm chính và cao nhất của cán bộ đó.
Đối với cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và cấp phó của người đứng đầu:
Cán bộ tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung đánh giá và phân loại nêu trên.
Tập thể cán bộ cùng làm việc trong đơn vị cơ sở tham gia ý kiến. Người đứng đầu trực tiếp của cán bộ nhận xét, đánh giá.
Đối với cán bộ là cấp trưởng của đơn vị cơ sở:
Cán bộ tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung đánh giá và phân loại nêu trên.
Tập thể cán bộ cùng làm việc trong đơn vị cơ sở và cấp ủy nơi cán bộ công tác, sinh hoạt nhận xét, góp ý.
Thủ trưởng cấp trên trực tiếp đánh giá, kết luận và phân loại.
Đối với cán bộ là thành viên lãnh đạo của cơ quan, đơn vị:
Cán bộ tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung đánh giá và phân loại nêu trên.
Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị tham gia góp ý.
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền tổng hợp các nhận xét, đánh giá của cá nhân và tập thể nêu trên; đề xuất nội dung nhận xét, đánh giá cán bộ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận.
Cấp có thẩm quyền đánh giá, kết luận và phân loại cán bộ.
Đánh giá cán bộ đảm nhiệm chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ:
Cán bộ tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung đánh giá và phân loại nêu trên.
Các thành viên của tổ chức được bầu nhận xét, góp ý.
Người đứng đầu tổ chức được bầu nhận xét, đánh giá; tập thể lãnh đạo thảo luận, thông qua.
Cấp ủy nơi công tác và cấp ủy nơi cư trú nhận xét.
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền tổng hợp các nhận xét và đề xuất nội dung nhận xét, đánh giá cán bộ.
Cấp có thẩm quyền đánh giá, kết luận phân loại cán bộ.
Đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử:
Cán bộ tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung đánh giá và phân loại nêu trên.
Người đứng đầu trực tiếp nhận xét, đánh giá.
Cấp ủy (tổ chức đảng) nơi cán bộ công tác và cấp ủy nơi cán bộ cư trú hoặc tổ dân phố, thôn, ấp, bản… nơi không có tổ chức đảng nhận xét (trường hợp bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử trong vòng 01 năm thì chỉ lấy ý kiến nhận xét một lần).
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền tổng hợp các ý kiến nhận xét và đề xuất nội dung nhận xét, đánh giá cán bộ.
Tập thể lãnh đạo thảo luận, thống nhất nhận xét, đánh giá để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm lại:
Cán bộ tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung đánh giá và phân loại nêu trên.
Tập thể cán bộ (đối với đơn vị cơ sở), hội nghị cán bộ chủ chốt (đối với các đơn vị khác) tham gia ý kiến.
Người đứng đầu trực tiếp nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không.
Tập thể lãnh đạo đánh giá, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ.
Đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch:
Tập thể lãnh đạo và chi ủy nơi cán bộ công tác nhận xét. Người đứng đầu trực tiếp nhận xét, đánh giá.
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền tổng hợp các ý kiến và đề xuất nội dung nhận xét, đánh giá cán bộ.
Cấp có thẩm quyền quy hoạch cán bộ đánh giá, quyết định.
Đánh giá cán bộ trước khi khen thưởng, kỷ luật:
Đánh giá cán bộ trước khi khen thưởng thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng và các quy chế, quy định về thi đua, khen thưởng.
Đánh giá cán bộ trước khi kỷ luật thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; quy định của Điều lệ Đảng, tổ chức chính trị - xã hội và các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về xử lý đảng viên vi phạm [22;84-86].