9. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung công tác quản lý cán bộ chủ chốt
1.2.1. Phân cấp quản lý cán bộ
Chủ thể của hoạt động quản lý cán bộ là tổ chức đảng được phân cấp quản lý, có thẩm quyền về công tác cán bộ. Các cấp ủy đảng trực tiếp, thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Trung ương. Trung ương Đảng đã quy định rõ yêu cầu, nguyên tắc, nội dung phân công, phân cấp việc quản lý cán bộ như sau: “Quản lý cán bộ phải kết hợp chặt chẽ giữa ngành và lãnh thổ. Khi bổ nhiệm, đề bạt, điều động, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, cơ quan quản lý cán bộ theo ngành dọc phải tham khảo ý kiến của cấp ủy địa phương; cấp ủy địa phương phải tham khảo ý kiến của ngành trước khi quyết định…”
Phân cấp quản lý cán bộ là một nội dung trong công tác quản lý cán bộ. Cấp ủy có trách nhiệm quản lý cán bộ phải quản lý chặt chẽ việc tuyển chọn, bố trí, phân công, điều động và luân chuyển cán bộ đối với đội ngũ cán
bộ và từng cán bộ thuộc quyền quản lý. Đối với từng cán bộ, cấp ủy cần nắm chắc việc tuyển chọn, bố trí, phân công, điều động và luân chuyển cán bộ đó trong suốt quá trình công tác làm cơ sở để tiến hành những công việc này trong thời gian tới. Cần nắm chắc các quá trình đó đối với từng cán bộ có thuận lợi, khó khăn gì, những điểm mạnh và hạn chế qua các lần tiến hành những công việc đó. Về mặt bản chất, phân cấp quản lý cán bộ là việc quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp ủy, tổ chức đảng trong quản lý cán bộ. Ngày 04/7/2007, Bộ Chính trị khóa X đã ra quyết định số 67-QĐ/TW ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Trên cơ sở các quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Trung ương, tỉnh/thành ủy ban hành quy định phân cấp quản lý cán bộ thuộc địa phương của mình. Đối với BTV huyện ủy có một số trách nhiệm, quyền hạn cơ bản sau trong quản lý cán bộ:
- Quyết định phân công công tác đối với các đồng chí uỷ viên BTV, uỷ viên BCH đảng bộ huyện.
- Đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển; bố trí, phân công công tác, giới thiệu nhân sự ứng cử, chỉ định; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chế độ chính sách đối với các chức danh thuộc BTV huyện uỷ quản lý.
- Chuẩn bị nhân sự để huyện uỷ xem xét, đề nghị BTV Tỉnh uỷ nhân sự ứng cử các chức danh bí thư, phó bí thư, uỷ viên BTV huyện uỷ; chủ tịch HĐND, chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện; giới thiệu nhân sự bổ sung uỷ viên BCH đảng bộ huyện, TP; giới thiệu nhân sự bầu bổ sung uỷ viên BTV; ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra huyện ủy.
- Trên cơ sở quyết nghị (hoặc được ủy quyền) của BCH đảng bộ huyện, lập tờ trình đề nghị BTV Tỉnh uỷ về việc bố trí, phân công công tác, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh cán bộ công tác tại huyện thuộc quyền trực tiếp quyết định của BTV Tỉnh uỷ.
- Quyết định việc phân cấp quản lý cán bộ đối với cấp uỷ cơ sở trực thuộc huyện, thành uỷ.
- Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong phạm vi phụ trách.
- Chuẩn y BCH, BTV, bí thư, phó bí thư, ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Chỉ định bổ sung uỷ viên BCH, ủy viên BTV; khi thật cần thiết chỉ định bí thư, phó bí thư BCH các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc.
- Quyết định điều động bí thư, phó bí thư, ủy viên BTV các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc huyện ủy.
- Tham gia ý kiến với ban cán sự đảng, đảng đoàn và lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh về cán bộ lãnh đạo theo ngành dọc công tác tại địa phương. Tham gia ý kiến với Đảng uỷ Quân sự tỉnh về chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng, chính trị viên, chính trị viên phó cơ quan quân sự huyện và Đảng uỷ Công an tỉnh về trưởng, phó công an huyện.
- BTV huyện uỷ khi phân cấp quản lý cán bộ, được uỷ quyền cho thường trực huyện uỷ giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền quyết định của BTV huyện uỷ.