9. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung công tác quản lý cán bộ chủ chốt
1.2.2. Quy hoạch cán bộ
Quy hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Quy hoạch cán bộ là việc lập dự án thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ cán bộ; dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ theo một ý đồ rõ rệt, với một trình tự hợp lý, trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ.
Như vậy, quy hoạch cán bộ ở giữa chiến lược và kế hoạch cán bộ. Chiến lược cán bộ đề cập đến những quan điểm, phương châm và phương hướng có tính toàn cục; xác định mục tiêu chủ yếu và sắp xếp lực lượng trong suốt một thời kỳ. Đặc điểm của chiến lược cán bộ là đề cập đến vấn đề rộng lớn, những vấn đề có tính bao quát, định hướng trong một thời gian dài. Trên cơ sở chiến lược cán bộ mà xây dựng quy hoạch cán bộ.
Sau khi có quy hoạch cán bộ mới xây dựng kế hoạch cán bộ. Kế hoạch cán bộ là toàn bộ những điều vạch ra một cách hệ thống về nội dung những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành cụ thể.
Đây là ba nội dung rất trọng yếu trong công tác cán bộ có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chất lượng công tác cán bộ trước hết phụ thuộc vào việc xác định đúng và thực hiện tốt ba vấn đề quan trọng đó.
Như vậy có thể thấy quy hoạch cán bộ có hai nội dung chính:
1.2.2.1. Lập dự án thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ cán bộ
Nội dung này rất gần với chiến lược cán bộ. Đặc biệt, những vấn đề sau đây phải xác định thật rõ trong quy hoạch cán bộ:
Thứ nhất: Mục tiêu của quy hoạch. Tùy phạm vi, tính chất của từng loại quy hoạch cán bộ mà mục tiêu sẽ khác nhau. Quy hoạch cán bộ của cả nước khác quy hoạch các bộ của từng cấp, từng ngành.
Thứ hai: Quán triệt cơ cấu cán bộ trong quy hoạch cán bộ: cơ cấu chất lượng, cơ cấu độ tuổi, giới tính, giai cấp, dân tộc…phải được thể hiện trong quy hoạch cán bộ một cách hợp lý.
Thứ ba: Tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ thuộc diện quy hoạch. Có xác định đúng tiêu chuẩn chức danh cán bộ mới có cơ sở đánh giá, lựa chọn để quy hoạch đúng, mới đào tạo theo tiêu chuẩn và phấn đấu theo tiêu chuẩn.
Thứ tư: Xác định nguồn cán bộ và con đường hình thành của cán bộ trong quy hoạch. Hiện nay, mỗi cấp, mỗi ngành đều phải có kế hoạch tạo nguồn cán bộ.
1.2.2.2. Dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ theo một ý đồ rõ rệt, với một trình tự hợp lý, trong một thời gian xác định
Nội dung này rất gần với kế hoạch cán bộ. Trong quy hoạch cán bộ không đi sâu trình bày cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành một cách cụ thể như kế hoạch cán bộ. Ở nội dung này, quy hoạch cán bộ cần chú ý:
Thứ nhất: Xác định rõ phạm vi và đối tượng quy hoạch. Quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch từng loại cán bộ; quy hoạch cán bộ đảng, chính
quyền hay đoàn thể… Các chức danh trong quy hoạch phải được xác định rõ ràng.
Thứ hai: Gắn quy hoạch cán bộ với các khâu trong công tác cán bộ như xác định tiêu chuẩn, đánh giá, tuyển chọn, sử dụng, quản lý và chính sách cán bộ.
Tóm lại, quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có; dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ để chủ động, có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng.
Quy hoạch cán bộ phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để có thể đáp ứng đầy đủ về phẩm chất, năng lực công tác trước mắt và lâu dài.
Nghị quyết 42/NQ-TW của Bộ Chính trị (năm 2004) về công tác quy hoạch cán bộ đã chỉ rõ: khi tiến hành công tác quy hoạch cán bộ phải từ những quan điểm cơ bản của Đảng về công tác cán bộ; nắm vững, kiên định lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân. Thực hiện đúng nguyên tắc: công tác quy hoạch cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy đảng và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ. Đồng thời tuân thủ phương châm gắn chặt công tác quy hoạch cán bộ với các khâu khác trong quy trình công tác cán bộ, thực hiện quy hoạch “động” và “mở”, đồng bộ từ trên xuống dưới, đảm bảo tính công khai, đặc biệt mang tính khoa học và chặt chẽ.
1.2.2.3. Quy trình quy hoạch cán bộ
Quy trình quy hoạch phải đảm bảo dân chủ, khách quan; lấy kết quả nhận xét, đánh giá thường xuyên; đảm bảo quyền tập trung của tập thể BTV, đảng đoàn, ban cán sự; có cơ chế để nhân dân, mặt trận, các đoàn thể…tham gia giám sát thường xuyên [23;18 - 20].
Quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ gồm các bước sau được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ
Bước 1.Chuẩn bị xây dựng quy hoạch: BTV cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn (nếu có), tập thể lãnh đạo các ban, ngành (ở những nơi không lập ban cán sự đảng, đảng đoàn) thực hiện những công việc sau:
Chỉ đạo cấp dưới xây dựng quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch đó, tạo nguồn cho quy hoạch cán bộ cấp mình.
Rà soát đội ngũ cán bộ và nhận xét, đánh giá: về số lượng, chất lượng, cơ cấu, nhất là cơ cấu về trình độ, độ tuổi, thành phần xuất thân, dân tộc… Dựa vào tiêu chuẩn cán bộ tiến hành phân loại cán bộ: những người có triển vọng phát triển, những người không đủ điều kiện tiếp tục giữ chức vụ hiện tại trong nhiệm kỳ tiếp theo, những cán bộ sẽ nghỉ hưu, những cán bộ được sắp xếp lại…
Xây dựng phương hướng cấu tạo cấp ủy khóa tới, gồm: cơ cấu, tiêu chuẩn, yêu cầu đối với cán bộ dự bị các chức danh cấp ủy viên thường vụ, phó bí thư, bí thư và các chức danh chủ chốt của các bộ phận trực thuộc các ban, ngành.
Bước 2. Tiến hành xây dựng quy hoạch
Giới thiệu nguồn từ cơ sở: trên cơ sở quy hoạch nguồn của cấp dưới và định hướng quy hoạch của BTV, ban tổ chức cấp ủy chủ động tham mưu, đề xuất danh sách nhân sự để xin ý kiến thường vụ. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch BCH đảng bộ.
Chuẩn bị xây dựng quy hoạch
Tiến hành xây dựng quy hoạch
Tổ chức hội nghị BCH: thảo luận các phương án quy hoạch do BTV chuẩn bị, bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch BCH, BTV, bí thư, phó bí thư cấp ủy. Ban tổ chức cấp ủy chủ động phối hợp với các tổ chức, cơ quan có liên quan để xử lý tốt các thông tin, đề xuất, thẩm định nhân sự.
Tổ chức hội nghị BTV thảo luận và quyết định quy hoạch. Có thể bỏ phiếu cho 2-3 người quy hoạch cho một chức danh và có thể bỏ phiếu cho một người vào 2-3 chức danh quy hoạch. Người đạt trên 50% số phiếu thì đưa vào quy hoạch. Mỗi phương án quy hoạch phải có ít nhất 2-3 cán bộ nguồn cho một chức danh và mỗi cán bộ có thể quy hoạch cho 2-3 chức danh cán bộ [22;16-17].
Bước 3. Rà soát, bổ sung quy hoạch
Quy hoạch cán bộ tuy đã được xây dựng và được cấp có thẩm quyền quyết định song quy hoạch ấy vẫn cần được bổ sung theo định kỳ vì cán bộ nói chung và cán bộ trong quy hoạch nói riêng luôn luôn vận động phát triển. Việc bổ sung người vào quy hoạch cần được tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, quy định, phải lấy ý kiến BCH bằng bỏ phiếu giới thiệu.