9. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung công tác quản lý cán bộ chủ chốt
1.2.4. Bố trí, sử dụng cán bộ
Việc bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực. Đề bạt cán bộ phải đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng sở trường. Đây là công việc hệ trọng nên cần được thực hiện bài bản, công phu, khách quan, chống các biểu hiện tiêu cực; trọng dụng những người có đức, có tài.
Thực hiện chủ trương cán bộ “có vào có ra, có lên có xuống” tức là cán bộ được bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ thì thôi không giữ chức vụ lãnh đạo đó nữa. Chỉ khi được cấp có thẩm quyền xem xét quyết định tiếp tục bổ nhiệm lại thì cán bộ mới được tiếp tục đảm nhiệm chức vụ trong thời gian nhất định. Việc bố trí, sử dụng cán bộ về cơ bản được thể hiện cụ thể qua những hoạt động: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức hay điều động, luân chuyển cán bộ phải được thực hiện đúng theo quy định.
1.2.4.1. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ
i1) Bổ nhiệm cán bộ
Bổ nhiệm cán bộ là quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy tổ chức, thực chất là giao trách nhiệm, quyền hạn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý một ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị… Đây là khâu quyết định trong công tác cán bộ.
Thực chất, bổ nhiệm là quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ cấu tổ chức. Trong một tổ chức có nhiều chức danh cần sử dụng cán bộ, những cán bộ được bổ nhiệm có nghĩa là được cất nhắc từ vị trí bị quản lý, bị lãnh đạo lên vị trí của người quản lý, lãnh đạo hoặc từ vị trí người lãnh đạo, quản lý cấp thấp lên vị trí người quản lý, lãnh đạo cấp cao hơn. Chính vì vậy, việc bổ nhiệm cán bộ luôn là một động lực tích cực khuyến khích cán bộ phấn đấu vươn lên.
Bổ nhiệm cán bộ là trao cho cán bộ đó một quyền hạn mới, cao hơn cương vị công tác hiện tại, đồng thời, đòi hỏi cán bộ đó phải phát huy trách
nhiệm cá nhân tương xứng với quyền hạn được trao. Độ chính xác của bổ nhiệm cán bộ thể hiện chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý. Bổ nhiệm sai cán bộ sẽ làm tổ chức trì trệ, rối loạn, nhiệm vụ bê trễ, khó hoàn thành.
Việc bổ nhiệm cán bộ thường được tiến hành khi có sự thay đổi tổ chức hoặc thay đổi các chức danh lãnh đạo, quản lý trong tổ chức; những chức danh lãnh đạo, quản lý còn thiếu cần bổ nhiệm cho đủ; thực hiện quy hoạch sắp xếp cán bộ chủ trì, đảm bảo cho đội ngũ phát triển liên tục, kế tiếp nhau theo hướng dự định; rà soát, phát hiện những cán bộ được sử dụng không phù hợp cần điều chỉnh.
Quy trình bổ nhiệm:
Sơ đồ 1.2. Quy trình bổ nhiệm cán bộ
i2) Bổ nhiệm lại: Việc bổ nhiệm lại được quy định tại chương 3, Quy chế bổ nhiệm cán bộ ban hành kèm theo quyết định số 68/QĐ-TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị với những nội dung cơ bản sau:
Cán bộ sau khi hết thời hạn bổ nhiệm, việc bổ nhiệm lại cần xem xét kỹ, phải đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ sau khi được bổ nhiệm lại. Cán bộ muốn được bổ nhiệm lại phải đáp ứng những điều kiện hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Trình cơ quan cấp trên có thẩm quyền (bằng văn bản) về chủ trương, số lượng và dự kiến phân
công công tác với cán bộ dự kiến bổ nhiệm
Đề xuất nhân sự cụ thể sau khi được cấp trên đồng ý về mặt chủ trương
Tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức về nhân sự dự kiến bổ nhiệm
Tập thể lãnh đạo xem xét, quyết định bổ nhiệm (bằng phiếu kín) cán bộ hoặc trình lên cấp trên
Về thẩm quyền bổ nhiệm lại: cấp nào ra quyết định bổ nhiệm thì cấp đó thực hiện việc bổ nhiệm lại cán bộ.
Thủ tục bổ nhiệm lại: Cán bộ (đương chức) làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ theo quy định tại điều 7 và điều 8 trong Quy chế đánh giá cán bộ. Tập thể cán bộ, công chức trong đơn vị tham gia ý kiến. Người đứng đầu cơ quan trực tiếp sử dụng cán bộ nhận xét, đánh giá và đề xuất bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại. Tập thể xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ.
Sơ đồ 1.3. Quy trình bổ nhiệm lại 1.2.4.2 Từ chức và miễn nhiệm 1.2.4.2 Từ chức và miễn nhiệm
i1) Từ chức (gắn với việc cán bộ tự nguyện, chủ động): Trong thời hạn giữa chức vụ, nếu cán bộ tự xét thấy không đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do khác thì làm đơn báo cáo lãnh đạo xem xét. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ xem xét quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cán bộ sau khi từ chức được bố trí công tác khác.
Cán bộ (đương chức) làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ Tập thể cán bộ, công chức trong đơn vị tham gia ý
kiến
Người đứng đầu cơ quan đơn vị dử dụng cán bộ nhận xét, đánh giá, đề xuất bổ nhiệm lại/không bổ
nhiệm lại
Tập thể lãnh đạo xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp
i2) Miễn nhiệm (gắn với yếu tố chủ quan do cán bộ gây nên): Trong thời gian giữ chức vụ, cán bộ đương nhiệm xin từ chức hoặc có sai phạm chưa đến mức phải xử lý kỷ luật cách chức, nhưng không còn đủ uy tín, điều kiện để giữ chức vụ thì lãnh đạo cơ quan trực tiếp sử dụng cán bộ quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ của cán bộ và bố trí công tác khác [23;71-72].
1.2.4.3. Điều động và luân chuyển cán bộ
i1) Điều động cán bộ là hoạt động của cơ quan quản lý cán bộ làm thay đổi vị trí công tác của một hoặc nhiều cán bộ từ cơ quan đơn vị này đến cơ quan đơn vị khác nhằm thực hiện những mục tiêu về tổ chức cán bộ. Nói cách khác, điều động cán bộ là quyết định của cơ quan quản lý cán bộ có thẩm quyền, thông qua cơ quan tham mưu về công tác cán bộ, thay đổi vị trí công tác của cán bộ từ cơ quan, đơn vị, tổ chức này sang cơ quan, đơn vị, tổ chức khác nhằm đáp ứng yêu cầu kiện toàn tổ chức hoặc phân công lại cán bộ cho phù hợp với năng lực, sở trường và điều kiện sống của cán bộ [22;22].
Chủ thể của hoạt động điều động cán bộ là cơ quan quản lý cán bộ các cấp cử Đảng gồm: các cấp ủy, thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng các cấp của Đảng. Những cơ quan tham mưu về công tác cán bộ là cơ quan giúp việc cho các cơ quan quản lý cán bộ của Đảng.
Nội dung của điều động cán bộ là chuyển vị trí công tác của cán bộ từ cơ quan, đơn vị này đến cơ quan, đơn vị khác, có vị trí tương đương hoặc khác vị trí công tác cũ.
Mục đích chủ yếu của điều động cán bộ là sắp xếp lại tổ chức và đội hình cán bộ cho hợp lý hơn, đảm bảo hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao [22;23].
i2) Luân chuyển cán bộ: được hiểu là hoạt động thay đổi lần lượt, có tính phổ biến và bắt buộc, có tính lặp lại, vị trí công tác của cán bộ trong cơ cấu tổ chức theo một kế hoạch thống nhất, nhằm đạt những mục tiêu về lãnh đạo, quản lý cán bộ có thẩm quyền.
Tính phổ biến và bắt buộc của hoạt động luân chuyển cán bộ chỉ ra rằng, trên cơ sở quy hoạch phát triển cán bộ, để phát triển người cán bộ lên những vị trí cao hơn, quyền lực rộng hơn, đòi hỏi cán bộ phải trải qua những cương vị ở cấp dưới, với những trách nhiệm, quyền hạn được thực hiện trong những điều kiện khó khăn và thuận lợi khác nhau để rèn luyện cán bộ, để kiểm tra phẩm chất và năng lực công tác của họ trong thực tiễn, để đào luyện nên những cán bộ có bản lĩnh vững vàng trong mọi hoàn cảnh.
Luân chuyển cán bộ là sự thay đổi vị trí công tác có tính tuần hoàn nghĩa là khi cấp quản lý đưa cán bộ vào luân chuyển thì việc đưa cán bộ đi đã tính tới việc đưa cán bộ trở lại, đưa cán bộ xuống là để đưa cán bộ lên. Chỉ có điều khác là, sự trở lại của cán bộ sau luân chuyển (ở một vòng luân chuyển) sẽ ở những cương vị công tác quan trọng hơn trước, được thăng tiến, đề bạt chứ không phải trở lại cương vị công tác cũ. Vì thế, luận chuyển là động lực khuyến khích cán bộ ra sức phấn đấu rèn luyện để phát triển.
i3) Phương thức điều động và luân chuyển cán bộ
Phương thức luân chuyển, điều động “dọc” theo cơ cấu tổ chức: là luân chuyển, điều động từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc từ cấp dưới lên cấp trên, cùng ngành, cùng tính chất công việc.
Phương thức luân chuyển, điều động“ngang” theo cơ cấu tổ chức: từ cán bộ quản lý, lãnh đạo địa phương, đơn vị này sang cán bộ quản lý, lãnh đạo địa phương, đơn vị khác; từ phòng này sang phòng khác ngang cấp nhau.
Phương thức luân chuyển, điều động “chéo” theo cơ cấu tổ chức: là luân chuyển, điều động từ cơ quan, đơn vị, địa phương cấp dưới lên hoặc xuống cơ quan, đơn vị địa phương khác không cùng cơ cấu.
i4) Quy trình điều động, luân chuyển cán bộ
Sơ đồ 1.4. Quy trình điều động, luân chuyển cán bộ