9. Kết cấu của luận văn
2.5. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ
2.5.1. Thực trạng
Trong năm 2014, Quận đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho 119 học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị - hành chính (khóa 34) của Thành uỷ mở tại huyện Từ Liêm cũ. Trong đó có 21 người là cán bộ chủ chốt, cán bộ quy hoạch của Quận Bắc Từ Liêm hiện tại. Quận đã phối hợp với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong mở lớp các buổi báo cáo chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, với 55 lượt cán bộ chủ chốt của Quận tham gia. Cử 10 cán bộ thuộc diện BTV Quận uỷ quản lý đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện cho 04 đồng chí cán bộ chủ chốt theo học các khoá đào tạo sau đại học.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Quận đã tổ chức 46 buổi hội nghị, hội thảo, toạ đàm với các nội dung về phổ biến kiến thức pháp luật mới, cải cách hành chính, kỹ năng quản lý… với sự tham gia học tập và nghiên cứu của 4744 lượt người, trong đó có lãnh đạo các phòng ban đơn vị thuộc Quận (đối tượng thuộc diện cán bộ chủ chốt).
Đồng ý cho một cán bộ thuộc diện BTV Quận uỷ quản lý được đi nghiên cứu sinh trong nước. Có một đồng chí cán bộ chủ chốt bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, tiếp tục tạo điều kiện cho 03 cán bộ chủ chốt theo học sau đại học. Cũng trong nửa đầu năm 2015, Quận đã cử 05 cán bộ thuộc diện
cán bộ chủ chốt và cán bộ trong quy hoạch cán bộ chủ chốt tham gia lớp cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, có 13/64 người (chiếm 20,31%) được hỏi được quận ủy cử theo học lớp trung cấp và cao cấp lý luận chính trị (trung cấp 11 người, cao cấp 02 người); có 20/64 người (chiếm 31,25%) được hỏi đã tự túc đi học cao học; có 10/64 (chiếm 15,63%) người được hỏi theo học cùng lúc cả lý luận chính trị và cao học.
Có 22/64 người (chiếm 34,4%) được hỏi nằm trong diện quy hoạch các chức danh cán bộ chủ chốt diện BTV Quận ủy quản lý nhiệm kỳ 2015 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Trong đó, có 11 người (chiếm 50% cán bộ quy hoạch được khảo sát) đang đi học cao cấp lý luận và cao học (02 người học cao cấp, 09 người học cao học).
100% cán bộ được cử đi học cao cấp hoặc trung cấp lý luận chính trị hài lòng với chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng của Quận. Có 60% cán bộ tự túc đi học nâng cao chuyên môn hài lòng với chính sách đào tạo, bồi dưỡng của Quận. Nhưng có 8 người (chiếm 40%) những người đang đi học cao học (tự túc) không hài lòng với chính sách đào tạo, bồi dưỡng của Quận ủy, trong đó, có 05 người thuộc diện quy hoạch các chức danh BTV Quận ủy quản lý.
Ngoài ra, do đặc thù mới thành lập, các hình thức đào tạo cán bộ thông qua trải nghiệm thực tế tại cơ sở, luân chuyển công tác nhằm thử thách, rèn luyện cán bộ chưa có điều kiện để triển khai và đánh giá kết quả.
2.5.2. Đánh giá
2.5.2.1. Ưu điểm
Với kết quả đã đạt được sau hơn một năm thành lập đã cho thấy lãnh đạo Quận Bắc Từ Liêm khá quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt nói riêng.
Với một nền tảng tốt, lại nằm trên địa bàn Thủ đô với rất nhiều cơ sở đào tạo uy tín, thuận lợi cho việc học tập, đội ngũ cán bộ chủ chốt của Quận đã cơ bản chuẩn hoá về mặt trình độ và vẫn đang tiếp tục có sự hoàn thiện.
Việc đào tạo, bồi dưỡng không chỉ từ phía Quận và các đơn vị, tổ chức liên quan mà còn thể hiện được ở ý thức rất cao của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đại đa số cán bộ đi học các chương trình sau đại học đều bằng nguồn kinh phí tự túc. Ý thức nỗ lực vươn lên của đội ngũ cán bộ chủ chốt còn có tác dụng khích lệ đội ngũ cán bộ nói chung của Quận không ngừng học tập, nâng cao trình độ. Kết quả khảo sát cho thấy, có 57,81% người được hỏi cho biết hướng phấn đấu trong thời gian tới, ngoài việc phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao thì có hướng phấn đấu theo học hoặc hoàn thành các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhân lực trong giai đoạn tới.
2.5.2.2. Hạn chế
Việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của Quận Bắc Từ Liêm còn mang tính chất rời rạc, chưa có được một chiến lược tổng thể. Có thể nói việc đào tạo gần như là nhu cầu tự thân, được xem xét và quyết định mỗi khi có điều kiện thuận lợi, nó chưa phải là sản phẩm của sự phối hợp giữa nhu cầu của tổ chức với nhu cầu của cá nhân. Việc quản lý, theo dõi quá trình đào tạo cũng như việc kiểm tra bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo (đặc biệt là đào tạo tự túc) chưa được xem xét thấu đáo; việc nhận xét, đánh giá kết quả đào tạo còn thiếu cụ thể. Dẫn tới cán bộ đi học chủ yếu vì bằng cấp, để đạt đủ tiêu chuẩn xét quy hoạch hay bổ nhiệm, hơn là đi học để nâng cao trình độ nhằm phục vụ địa phương.
Nội dung, chương trình bồi dưỡng, tập huấn do Quận tổ chức trong thời gian qua mang tính khái quát, chung chung, chưa đạt được kiến thức cần thiết cho cán bộ, còn mang nặng tính lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Phương thức đào tạo, chủ yếu vẫn nghiêng về đào tạo không tập trung, nên hiệu quả thấp. Phương thức học tập trung tuy mang lại hiệu quả học tập cao nhưng ít thực hiện được. Nhiều cán bộ có tâm lý ngại đi học tập trung vì lo ngại không được bố trí, sử dụng, mất vị trí công tác sau khi kết thúc khoá học.
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ đối với những cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn còn rất hạn chế, về cơ bản những cán bộ này không nhận được sự hỗ trợ tài chính hay giảm tải khối lượng công việc. Nhưng cần xác định rằng, sau khi họ hoàn thành khóa học sẽ giúp nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ được quy hoạch hoặc được bổ nhiệm nói riêng của Quận.
2.6. Bố trí, sử dụng cán bộ 2.6.1. Thực trạng
Năm 2014, nhằm hoàn thành việc kiện toàn nhân sự các chức danh chủ chốt, Quận đã thực hiện quy trình bổ nhiệm 11 đồng chí, luân chuyển 03 đồng chí, điều động và bổ nhiệm 01 đồng chí, hiệp y bổ nhiệm 05 đồng chí, điều động và phân công 01 đồng chí, tiếp nhận và phân công nhiệm vụ 11 đồng chí thuộc diện cán bộ chủ chốt BTV Quận ủy quản lý của hệ thống chính trị cấp quận. Đánh giá cuối năm, tất cả các cán bộ kể trên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có uy tín với đồng nghiệp và cơ sở, không có trường hợp nào vi phạm phải kỷ luật.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, quận Bắc Từ Liêm tiếp tục thực hiện tốt công tác điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện BTV Quận uỷ quản lý, triển khai việc tái sắp xếp nhân sự phục vụ Đại hội Đảng bộ Quận. Tổng số lượng đã bổ nhiệm, điều động và luân chuyển là 09 người thuộc diện BTV Quận uỷ quản lý.
So với các địa phương khác, tỷ lệ cán bộ bổ nhiệm, điều động, luân chuyển trước Đại hội Đảng bộ quận ở Bắc Từ Liêm là không nhiều. Bởi lẽ, Bắc Từ Liêm là đơn vị hành chính mới của TP, vừa kiện toàn nhân sự sau chia tách (năm 2014).
Vì số lượng cán bộ bổ nhiệm, điều động, luân chuyển không nhiều nên có thể nói, quy trình thực hiện các hoạt động này được thực hiện rất bài bản, đầy đủ và chính xác. Cũng vì là đơn vị mới kiện toàn nhân sự sau chia tách nên Bắc Từ Liêm không có diện cán bộ từ chức, miễn nhiệm, cách chức.
Đa phần cán bộ được bổ nhiệm, luân chuyển, điều động đều là những cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu của chức danh lãnh đạo, quản lý, có kinh nghiệm công tác và tâm huyết, vì sự phát triển của Quận nói riêng và TP nói chung.
Công tác bố trí, sử dụng cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ, phát huy năng lực, sở trường cán bộ. Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử được thực hiện nghiêm túc theo hướng công khai, dân chủ, có cạnh tranh.
Bắc Từ Liêm rất coi trọng công tác cán bộ trẻ, cán bộ nữ, đã ban hành và chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều văn bản về công tác này, nhất là Chỉ thị số 07-CT/TU, ngày 30/12/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ của Đảng bộ TP”. Kết quả kiện toàn nhân sự cho thấy, có 07 cán bộ dưới 35 tuổi, chiếm 13%; 30 cán bộ có tuổi từ 35 đến 45, chiếm 57%; 16 cán bộ có tuổi từ trên 45 đến 60, chiếm 30%. Như vậy, có 70% cán bộ chủ chốt của Bắc Từ Liêm có tuổi đời từ 45 tuổi trở xuống. So với mặt bằng chung của nhiều địa phương khác, tỷ lệ trẻ hóa cán bộ của Bắc Từ Liêm là khá cao.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ chủ chốt diện BTV Quận ủy quản lý của hệ thống chính trị cấp quận Bắc Từ Liêm
Có 21 cán bộ là nữ, chiếm 40% cán bộ chủ chốt cấp huyện. Nhiều cơ quan, đơn vị quan trọng do cán bộ nữ làm cấp trưởng như Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Giáo dục - Đào tạo…
Biểu đồ 2.4. Số lƣợng, cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ chủ chốt diện BTV Quận ủy quản lý của hệ thống chính trị cấp quận Bắc Từ Liêm
Với cơ cấu đội ngũ cán bộ nêu trên, có thể nói tư duy về công tác cán bộ, trong đó có bố trí, sử dụng cán bộ của Bắc Từ Liêm là khá thông thoáng, hiện đại và tạo cơ hội cho cán bộ trẻ, cán bộ nữ phát huy, khẳng định năng lực trong quá trình công tác.
Các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có trình độ lý luận chính trị vững vàng đã được địa phương hết sức coi trọng, bố trí, sử dụng ở những cương vị công tác quan trọng. 100% cán bộ chủ chốt có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Trong đó, có 21 cán bộ có trình độ trên đại học, 23 cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân. 100% cán bộ chủ chốt đã qua đào tạo về ngoại ngữ, tin học có bằng cấp, chứng chỉ chứng nhận. Trong đó, có 07 cán bộ có trình độ cử nhân tiếng Anh.
Biều đồ 2.5. Số lƣợng, cơ cấu trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt diện BTV Quận ủy quản lý của hệ thống chính trị cấp quận Bắc Từ Liêm
Có thể thấy, việc bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt đã được Bắc Từ Liêm chú ý nhiều mặt nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ toàn diện: vừa có cán bộ có kinh nghiệm công tác, vừa có sức trẻ, vừa có tỷ lệ nữ cán bộ chủ chốt cao. Đặc biệt, đã chú trọng đến chất lượng cán bộ trong quá trình bố trí, sử dụng, bổ nhiệm nhiều cán bộ tuy tuổi đời còn trẻ nhưng có năng lực công tác, có chuyên môn vững vàng nhưng đã được thử thách, rèn luyện qua thực tiễn được đặt ở những cương vị quan trọng. Những cán bộ này sẽ là những ngọn cờ đầu trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ để đưa Bắc Từ Liêm ngày càng phát triển.
2.6.2. Đánh giá
2.6.2.1. Ưu điểm
Trong bố trí và sử dụng cán bộ chủ chốt, quận Bắc Từ Liêm đã làm tương đối tốt công tác bố trí và sử dụng cán bộ nữ, cán bộ trẻ với những tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ khá cao.
Các quy trình bổ nhiệm, điều động và luân chuyển đều được thực hiện cẩn trọng, đúng quy trình, chưa để xảy ra trường hợp xuất hiện dư luận xấu về công tác bố trí và sử dụng cán bộ.
Việc bố trí, sử dụng cán bộ cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu kiện toàn về tổ chức bộ máy, giúp tạo lập được một hệ thống chính trị cấp quận tương đối vững chắc. Đội ngũ cán bộ chủ chốt đã góp phần giúp Quận xây dựng được các cơ quan văn hoá, có môi trường làm việc tích cực, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ được giao, phối hợp hoạt động hiệu quả với các đơn vị liên quan.
Bên cạnh đó, có 37,74% cán bộ được bố trị, sử dụng là người quê quán tại Từ Liêm (cũ) nên khá am hiểu, gắn bó với địa phương, nắm được những điểm mạnh, điểm yếu để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong công tác quản lý. Đây là ưu thế để đưa Bắc Từ Liêm ngày càng phát triển.
Kết quả khảo sát cho thấy, 78,13% người được hỏi hài lòng với môi trường làm việc hiện tại; 74,4% người được hỏi cho rằng sự phối hợp giữa các cá nhân trong đơn vị mình là nhịp nhàng. Có 67,19% người được hỏi cho rằng sự phối hợp trong công việc giữa các cơ quan, đơn vị trong Quận là nhịp nhàng.
Qua đó, có thể thấy đội ngũ cán bộ chủ chốt của các ban Đảng, văn phòng Quận ủy, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, trưởng/phó các phòng chức năng trực thuộc quận (diện BTV Quận ủy quản lý) của hệ thống chính trị quận Bắc Từ Liêm đã quản lý, điều hành, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình tương đối tốt, tạo nền tảng cho sự phát triển ổn định của Quận.
Chúng ta đều biết, để đánh giá công tác quản lý cán bộ, trong đó có việc bố trí, sử dụng cán bộ (bổ nhiệm, luân chuyển, điều động…) có chính xác hay không cần căn cứ vào chính quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ để đánh giá. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của những cán bộ chủ chốt, cán bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ là làm tốt công việc của cá nhân mà còn cả việc đơn vị, tập thể dưới sự lãnh đạo, quản lý của mình có hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ hay không, có hiệu lực và hiệu quả trong quản lý hay không.
Với khoảng 2/3 số người được hỏi đánh giá sự phối hợp công việc giữa các cán bộ trong cùng đơn vị và giữa các đơn vị trong Quận với nhau
được thực hiện nhịp nhàng, có hiệu quả đã chứng tỏ năng lực quản lý, điều hành, năng lực hoạt động, năng lực phối hợp của các cán bộ cấp trưởng/phó tại đây (diện BTV Quận quản lý) tương đối tốt. Cũng qua đó, ta thấy được việc bố trí, sử dụng cán bộ của Quận ủy là chính xác, đem lại sự phát triển tích cực của Quận.
2.6.2.2. Hạn chế
Hoạt động bổ nhiệm cán bộ còn có tính chất nội bộ, khép kín, thiếu tính cạnh tranh công khai. Quận chưa áp dụng các hình thức thi tuyển hay thi tuyển công khai các chức danh lãnh đạo để cho phép tất cả mọi người đều được công bằng trong ứng tuyển. 29,7% ý kiến được hỏi cho rằng nên có chính sách mở rộng nguồn tuyển để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ chủ chốt diện BTV Quận uỷ quản lý.
Trong công tác bố trí cán bộ còn bị chi phối bởi tình cảm, mối quan hệ và vẫn theo nếp tuần tự (qua phó rồi mới lên trưởng) hay chủ nghĩa kinh nghiệm (sống lâu lên lão làng), chứ chưa thực sự căn cứ trên năng lực và hiệu quả công tác của các ứng viên.
Vẫn còn tình trạng, điều động và luân chuyển mang tính hình thức,