9. Kết cấu của luận văn
1.3. Hiệu quả công tác quản lý cán bộ và những yếu tố ảnh hƣởng đến
hiệu quả công tác quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện
1.3.1. Hiệu quả và các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý cán bộ
Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), hiệu quả là: “cái đạt được, thu được
trong một công việc hoặc một quá trình tiến triển của sự vật”.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), hiệu quả là: “kết quả mong
muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau”. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất. Trong xã hội học, một hiện tượng, một sự việc có hiệu quả xã hội, tức là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội, đối với sự phát triển của lĩnh vực đó. Có thể phân loại hiệu quả theo các tiêu thức khác nhau như: hiệu quả trước mắt, hiệu quả lâu dài; hiệu quả chung, hiệu quả riêng; hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội…
Theo định nghĩa của Kathryn Bartol thì "Nếu hiệu quả là làm đúng việc phải làm thì hiệu suất lại có nghĩa là phải làm đúng cách để đạt được mục tiêu đã đề ra trong hoàn cảnh, điều kiện thực tế".
Hiệu quả quản lý là những kết quả đích thực đạt được mục tiêu đặt ra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hiệu quả công tác quản lý cán bộ là các chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác quản lý cán bộ.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ là chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác quản lý của mốc thời gian sau cao hơn mốc thời gian trước hoặc của thế hệ sau cao hơn thế hệ trước…
Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học xuất bản năm
2000 thì “giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề nào đó”. Do đó, có
thể hiểu, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ là phương pháp giải quyết nội dung của công tác quản lý cán bộ nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện
Về nội dung quản lý:
+ Các nội dung của công tác quản lý cán bộ phải đảm bảo tính kế thừa liên tục, không bỏ sót, không trùng lặp chức năng, nhiệm vụ.
+ Các nội dung công tác phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của công việc và phải phù hợp với trình độ cán bộ.
+ Đảm bảo kết hợp hài hòa các lợi ích và hài hòa với các mục tiêu khác: công tác quản lý cán bộ suy cho cùng là nhằm phát huy tính tích cực lao động sáng tạo của con người. Song động lực của quản lý, cả chủ thể và đối tượng là lợi ích. Do đó một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả của công tác này là phải chú ý đảm bảo kết hợp hài hòa các lợi ích: lợi ích của tổ chức, lợi ích của xã hội đồng thời chú ý đến lợi ích của cán bộ - động lực trực tiếp của cán bộ.
Mặt khác, đánh giá hiệu quả các nội dung của công tác quản lý cán bộ nói chung, quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt nói riêng cũng cần chú ý đến hiệu quả công tác thực tế: hiệu quả về kinh tế; hiệu quả về xây dựng Đảng, chính
quyền và đoàn thể; hiệu quả về đoàn kết nội bộ; mức độ tín nhiệm của cấp dưới, sự đồng thuận của quần chúng, v.v..
Về phương pháp quản lý:
+ Tác động toàn diện: mỗi phương pháp quản lý tác động đến con người theo một hướng nhất định, tạo động cơ, động lực thúc đẩy con người với các mức độ khác nhau. Việc tuyệt đối hóa một phương pháp quản lý nào đó trong quản lý sẽ làm giảm hiệu quả, hiệu lực tác động, không phát huy được ưu thế và khắc phục hạn chế vốn có của mỗi phương pháp. Con người chỉ làm việc tốt nhất trong điều kiện có khuôn khổ tổ chức chặt chẽ, rõ ràng; có lợi ích thỏa đáng; có sự hiểu biết và niềm say mê công việc. Đó chính là sự tác động toàn diện của các phương pháp quản lý đối với mỗi con người.
+ Bảo đảm tính khách quan: nhận thức và vận dụng các phương pháp quản lý là công việc chủ quan của mỗi người quản lý. Vận dụng các phương pháp như thế nào còn phụ thuộc vào đối tượng và tình huống quản lý cụ thể. Nếu người quản lý chủ quan, coi nhẹ yêu cầu thực tế khách quan của đối tượng và tình huống quản lý thì hoạt động quản lý có nguy cơ bị quan liêu hóa.
+ Bảo đảm tính khả thi: lựa chọn các phương pháp quản lý phải phù hợp với đối tượng và tình huống quản lý, có tác động thiết thực trong điều chỉnh đối tượng quản lý. Các phương pháp quản lý khi xác lập và vận động phải có căn cứ khoa học và thực tiễn, bảo đảm cho đối tượng quản lý có điều kiện thực hiện và hoàn thành tốt công việc của mình.
1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện bộ chủ chốt cấp huyện
1.3.2.1. Yếu tố khách quan
Bối cảnh quốc tế và trong nước
Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế. Việc hội nhập sâu rộng sẽ mang đến cho đất nước nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mới. Việc hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng là cơ hội để tranh thủ nguồn lực quốc tế phục vụ cho sự phát triển của mình nhưng trong sân chơi quốc tế hóa, toàn cầu hóa đó, nếu ta không chủ động, không tự chủ được có thể đất
nước sẽ phát triển chệch hướng. Cuộc khủng hoảng tài chính của các nước Châu Âu nói riêng và sự suy thoái của nền kinh tế thế giới nói chung cùng những bất ổn về chính trị tại một số khu vực đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế nước ta.
Với những kết quả đã đạt được ở giai đoạn trước cùng sự nỗ lực không ngừng để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2015, về cơ bản, nền kinh tế đã phát triển nhanh và bền vững hơn, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; đảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sắp tới là sự hình thành Cộng đồng ASEAN và đặc biệt, chúng ta đã hoàn thành đàm phán hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong bối cảnh đó, việc chèo lái đất nước giữ vững và kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải là một mắt xích, thành tố vững vàng nhưng không hòa tan trong quá trình hội nhập, xây dựng và phát triển đất nước bền vững. Để làm được việc đó, công tác cán bộ có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nếu cán bộ mục rỗng, yếu kém sẽ dẫn đến mất niềm tin của nhân dân, dân không ủng hộ, không tin theo. Nhưng nếu công tác cán bộ làm tốt, lựa chọn và sử dụng cán bộ chính xác sẽ tạo ra niềm tin, sự đoàn kết thống nhất của cả hệ thống chính trị và của quần chúng nhân dân để cùng hướng đến thực hiện mục tiêu cao đẹp chung.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Hà Nội là thủ đô hành chính và cũng là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam, với diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha, dân số gần 7 triệu
(mật độ trung bình ở nội thành 19.163 người/km2, riêng quận Hoàn Kiếm là
37.265 người/km2, ở ngoại thành 1.721 người/km2). Mật độ này cao gấp gần 12
lần so với mức trung bình của cả nước, gần gấp đôi mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và là TP có mật độ dân số cao nhất cả nước.
Các đơn vị hành chính: hiện tại Hà Nội được chia thành 12 quận là: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và 18 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thanh Oai, Mê Linh và 01 thị xã: Sơn Tây.
Thực hiện nghị quyết 132-NQ/CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc TP Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm chính thức được thành lập. Bắc Từ Liêm là một trong những quận non trẻ nhất của TP Hà Nội.
Quận là đơn vị hành chính mới của Hà Nội, quy mô dân số lớn (320.414 nhân khẩu), là địa bàn tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự, yêu cầu về đảm bảo an sinh xã hội cao, công việc phải giải quyết thường xuyên có khối lượng lớn, cơ sở vật chất hạ tầng chưa phát triển, lực lượng cán bộ sau khi quận đi vào hoạt động còn mỏng nên công tác quản lý trên địa bàn cũng gặp không ít khó khăn.
Tuy vậy, trên nền tảng tình hình an ninh, chính trị - xã hội ổn định của đất nước và của Hà Nội, Bắc Từ Liêm đã biết tranh thủ thời cơ của một quận mới - luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cấp trên (Thành ủy, HĐND, UBND), sự phối hợp tích cực của các tổ chức đoàn thể quần chúng và khắc phục những trở ngại khó khăn để giữ vững sự ổn định và đưa quận ngày một phát triển.
Tổng giá trị sản xuất chung các ngành năm 2014 ước tăng 14% so với cùng kì, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước tăng 14%, giá trị sản xuất thương mại dịch vụ ước tăng 19,2%, giá trị xây dựng chiếm 73,5%, thương mại dịch vụ 22%, nông nghiệp 4,5% [47;3].
Trong 9 tháng đầu năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn quận ước đạt 8826 tỷ đồng (tăng 12,3% so với cùng kì năm 2014), giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 2676 tỷ đồng (tăng 17% so với cùng kì năm 2014) [48;2].
Với những kết quả bước đầu đạt được đáng khích lệ, tuyệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quận tin tưởng vào sự lãnh đạo của Quận, chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, gia sức phấn đấu lao động, sản xuất, giữ vững ổn định chính trị, an ninh - xã hội trên địa bàn, đưa Quận ngày một phát triển.
1.3.2.2. Những yếu tố chủ quan
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền cấp trên
Là Thủ đô, trái tim của cả nước, Hà Nội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về nhiều mặt. Trong những năm qua, nhất là từ sau Đại hội XI của Đảng và Đại hội XV của Đảng bộ TP đến nay, Thành uỷ Hà Nội luôn quan tâm, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với công tác củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị từ TP tới cơ sở; công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp của Đảng bộ TP Hà Nội đã có nhiều cố gắng và chuyển biến tích cực, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô trước yêu cầu của thời kỳ mới.
Trong những năm qua, thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng, quán triệt, thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về công tác xây dựng Đảng, nhất là các Nghị quyết lớn về công tác tổ chức và cán bộ, như: Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII), Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX), Thành uỷ Hà Nội đặc biệt quan tâm tới việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ để có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực đảm đương nhiệm vụ trước yêu cầu của thời kỳ mới.
Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) và Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (Khoá
XI)"; Chỉ thị số 07-CT/TU, ngày 30/12/2011 của Thành ủy "Về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ của Đảng bộ TP Hà Nội". Thành ủy Hà Nội đã xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2010-2015, xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XV đã đề ra mục tiêu nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phấn đấu hết năm 2010-2015: “Cán bộ
diện BTV Thành ủy quản lý có trình độ sau đại học đạt từ 35% trở lên, trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân đạt 100% ; cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên đạt 100%, v.v...”
Từ khi Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) được ban hành, công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Hà Nội được đẩy mạnh, được thực hiện có kế hoạch, khoa học, đúng quy trình; phạm vi và đối tượng luân chuyển từng bước được mở rộng; tạo được nguồn cán bộ dồi dào trong các lĩnh vực công tác.
Công tác bố trí, sử dụng cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ, phát huy năng lực, sở trường cán bộ. Thành ủy rất coi trọng công tác cán bộ trẻ, cán bộ nữ, đã ban hành và chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều văn bản về công tác này, nhất là Chỉ thị số 07-CT/TU, ngày 30/12/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ của Đảng bộ TP”
Nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên luôn sát sao, hiệu quả nên đã tạo nền tảng về sự ổn định, phát triển để thực hiện tốt các nhiệm vụ của cấp quận, huyện nói chung và quận Bắc Từ Liêm nói riêng.
Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Xuất phát từ vai trò của cán bộ và công tác cán bộ; từ yêu cầu của mục tiêu, nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc, tại hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương khóa VIII (tháng
6/1997) Đảng đã thông qua chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chiến lược cán bộ đã đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ; ưu điểm và khuyết điểm của công tác cán bộ đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những mặt mạnh và ưu điểm cũng như nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm và rút ra một số bài học kinh nghiệm. Từ phương hướng xây dựng cán bộ và công tác cán bộ, chiến lược cán bộ đã xác định một số nhiệm vụ và giải pháp lớn cho công tác cán bộ.
Sau gần hai thập kỷ thực hiện, Đảng đã có những lần tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp lớn của