Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung trên thế giới và tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 26 - 28)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung trên thế giới và tại Việt Nam

GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.4.1. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung trên thế giới

Chăn nuôi trâu bò là một nghề chiếm tỷ trọng cao trong ngành chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm khai thác hiệu quả giá trị dinh dưỡng và sinh khối của loài, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn giống trâu bò và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Trong đó các vấn đề về bệnh sinh sản của gia súc cũng là chủ đề được các nhà thú y đặc biệt quan tâm. Hàng năm các chương trình đào tạo quốc tế về sinh sản gia súc được tổ chức tại một số Trường Đại học thú y, Trung tâm Khoa học quốc tế về Nông nghiệp của các nước có ngành chăn nuôi phát triển như Pháp, Thủy Điển, Úc, Ai Cập…Nội dung của các khóa đào tạo chủ yếu về nghiên cứu phương pháp chẩn đoán phát hiện và điều trị các bệnh

sinh sản, vì hàng năm các bệnh sinh sản đã gây tổn thất rất lớn trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng.

Trong các bệnh của cơ quan sinh dục cái thì bệnh ở tử cung đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Ở các nước có ngành chăn nuôi bò phát triển (Pháp, Úc, Hà Lan, Mỹ, Canada), để hạn chế các bệnh sản khoa, nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung giải quyết đã có kết quả cao trong việc khống chế các bệnh sản khoa đã nghiên cứu vấn đề dịch tễ với sự quan tâm đặc biệt đến chu kỳ tính để hạn chế bệnh viêm tử cung ở bò sữa. Các tác giả Chuffaux S.Y., Recorbet Y. (1987) đã tiến hành sinh thiết niêm mạc tử cung bò bị bệnh sản khoa để tìm hiểu quá trình sinh bệnh cho biết: hậu quả của thụ tinh nhân tạo thô bạo, sai nguyên tắc đã làm tăng tỷ lệ bệnh viêm tử cung trong chăn nuôi bò sữa. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung tại Việt Nam

Hơn 10 năm trở lại đây, phong trào chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đang phát triển mạnh về số lượng ở trang trại cũng như trong nông hộ. Tình hình dịch bệnh cũng không ngừng tăng lên, đặc biệt là các bệnh sản khoa, trong khi người chăn nuôi chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về đặc tính sinh lý và các bệnh thường gặp trên bò sữa. Mặt khác, các công trình nghiên cứu về bệnh sinh sản của trâu bò tại Việt Nam, đặc biệt là bệnh viêm tử cung còn rất ít, do đó tỷ lệ bò sữa mắc bệnh đang ngày càng gia tăng.

Theo Nguyễn Văn Thanh (1999), bệnh Viêm tử cung ở đại gia súc nói chung là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái. Các tác giả Đặng Đình Tín (1985); Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (1994) đã có những nghiên cứu, tổng kết về một số bệnh đường sinh dục cái ở đại gia súc. Theo Nguyễn Văn Thanh (1996) nghiên cứu trên đàn trâu tại một số địa phương phía Bắc nước ta cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở đường sinh dục cái khá cao chiếm 21,6%, trong đó cao nhất là bệnh ở buồng trứng 54,7%, bệnh ở tử cung 27,4%, thấp nhất là bệnh ở âm đạo tiền đình 17,9%. Các tác giả đã đưa ra phác đồ điều trị đạt hiệu quả khá cao, khỏi bệnh 70,6%-70,8% trong số này động dục trở lại 20- 90 ngày. Về tỷ lệ nhiễm vi khuẩn trong đường sinh dục của trâu, tác giả Nguyễn Văn Thanh (1996) cho biết ở trâu khỏe 37,5% phân lập có Salmonella; 78,2%

có Streptococcus; 78,26% có Staphylococcus; 82,16% có E.coli và 100% trâu bị

bệnh đường sinh dục phân lập được các loại vi khuẩn trên. Tuy nhiên cho đến nay, các tư liệu về bệnh sản khoa ở đại gia súc còn rất ít.

2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM THẢO DƯỢC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)