Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết sử dụng dung môi ethyl

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 67 - 70)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết trong

4.4.3. Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết sử dụng dung môi ethyl

ethyl acetate trên vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử cung bò khi pha loãng

Nhằm nghiên cứu sâu hơn về khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của dịch chiết dược liệu Bồ Công Anh trong dung môi ethyl acetate, cũng như tìm ra nồng độ thấp nhất khi pha loãng có khả năng ức chế vi in vitro đối với 02 chủng vi khuẩn phân lập cũng như kiểm chứng để lựa chọn liều điều trị thử nghiệm, chúng tôi tiến hành thí nghiệm pha loãng dịch chiết để kiểm tra khả năng diệt khuẩn in vitro.

Bằng phương pháp pha loãng liên tiếp cao dịch chiết Bồ Công Anh sử dụng dung môi ethyl acetate nồng độ 100mg/ml với hệ số pha loãng ½, sau đó, tiến hành kiểm tra khả năng diệt khuẩn in vitro trên môi trường thạch.

Thông qua sự có hay không xuất hiện của vòng vô khuẩn, có thể xác định nồng độ tối thiểu thấp nhất của dịch chiết dược liệu Bồ Công Anh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kết quả được thể hiện ở bảng 4.8

Bảng 4.8. Khả năng ức chế vi khuẩn khi pha loãng cao khô dịch chiết dược liệu Bồ Công Anh

Tên vi khuẩn

Hệ số pha loãng cao khô dịch chiết Bồ Công Anh (100mg/ml)

½ 1/4 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512 1/1024

Nồng độ cao khô dịch chiết lá cây Bồ Công Anh, mg/ml

50 25 12,50 6,25 3,13 1,56 0,78 0,39 0,20 0,10

Cao khô dịch chiết sử dung dung môi ethyl acetate

Sta. + + + + + + + - - -

Strep. + + + + + + + + + -

Ghi chú: (+) : Có đường kính vòng vô khuẩn

(-) : Không có đường kính vòng vô khuẩn.

Kỹ thuật này nhằm mục đích xác định chính xác nồng độ nhỏ nhất của dịch chiết lá cây Bồ Công Anh có tác dụng ức chế sự phát triển của một chủng vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy (phương pháp định lượng). Dựa theo nguyên lý nồng độ kháng sinh (dịch chiết) tăng dần trong môi trường nuôi cấy, khi đạt đến một nồng độ nhất định nó sẽ ức chế được sự phát triển của vi khuẩn và bằng mắt thường đã có thể xác định được điều này thông qua quan sát sự xuất hiện có hay không có vòng vô khuẩn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao khô dịch chiết sử dụng dung môi ethyl acetate 100% (100mg/ml) pha loãng lớn nhất 512 lần với nồng độ tương ứng là 0,20 mg/ml vẫn còn khả năng ức chế in vitro vi khuẩn Streptococcus spp. Đối với vi khuẩn Staphylococcus nồng độ tối thiểu khi pha loãng vẫn còn quan sát thấy vòng vô khuẩn là 0,78 mg/ml tương đương với hệ số pha loãng 128 lần.

Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Dung (2015) cho thấy, khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết Bồ Công Anh tốt hơn

so với cao khô dịch chiết Đơn đỏ. Trong nghiên này nồng độ nhỏ nhất khi pha loãng cao khô dịch chiết Đơn đỏ vẫn còn khả năng ức chế vi khuẩn in vitro là 1,56 mg/ml đối với vi khuẩn Staphylococcusspp.

Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết Bồ Công Anh khi pha loãng tương đương với cao khô dịch chiết Huyền diệp sử dụng dung môi ethanol 70%. Theo nghiên cứu của Khúc Huy Hoàng (2015) cho thấy nồng độ nhỏ nhất cao khô dịch chiết Huyền diệp có tác dụng ức chế vi khuẩn

Streptococcus spp. và Staphylococcusspp. gây viêm vú bò là 0,02 mg/ml.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016), kết quả đánh giá tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết lá cây Đơn đỏ sử dụng dung môi chloroform và ethanol với v khuẩn Staphylococcus spp. và

Streptococcus spp. bằng phương pháp hệ nồng độ pha loãng nồng độ nhỏ nhất

của cao khô dịch chiết khi cho vào lỗ thạch vẫn còn quan sát thấy vòng vô khuẩn giao động từ 0,195 mg/ml (với dung môi là chloroform) đến 0,39mg/ml (với dung môi là ethanol) đối với cả 2 chủng vi khuẩn nghiên cứu.

Hình 4.9. Khả năng ức chế vi khuẩn in vitro khi pha loãng của cao khô dịch chiết Bồ Công Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)