Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết sử dụng các dung môi khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 61 - 64)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết trong

4.4.1. Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết sử dụng các dung môi khác

tử cung bò

Bảng 4.6. Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết Bồ Công Anh sử dụng các dung môi khác nhau với vi khuẩn Staphylococcus spp.

STT Dung môi

Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

D1 D2 D3 Dtb ± s 1 DMSO 0 0 0 0 2 Ethanol 14 13 14 13,67±0,47 3 Methanol 12 12 11 11,67±0,47 4 Ethyl acetate 20 19 20 19,67±0,47 5 n- butanol 8 9 8 8,33±0,47 6 n- hexan 6 5 6 5,67±0,47

Ghi chú: D1, D2, D3: Đường kính vòng vô khuẩn của các lần thử 1,2,3

Dtb: Đường kính vòng vô khuẩn trung bình. s: Độ lệch thực nghiệm chuẩn có hiệu chỉnh.

Hình 4.5. Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết sử dụng các dung môi khác nhau với vi khuẩn Staphylococcus spp.

Kết quả thử nghiệm trên vi khuẩn Staphylococcus spp. được trình bày ở bảng 4.6 và hình 4.5 cho thấy, các loại cao khô dịch chiết Bồ công anh đều có khả năng ức chế vi khuẩn in vitro với đường kính vòng vô khuẩn biến đổi từ 5,67 mm (dung môi n-hexan) đến 19,67 mm (dung môi ethyl acetate). Cao khô dịch chiết sử dụng dung môi n-butanol n-hexan có khả năng ức chế vi khuẩn in vitro kém hơn 3 cao khô dịch chiết sử dụng dung môi khác (ethanol, methanol và ethyl acetate) phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính xác định một số nhóm hoạt chất hòa tan trong cao khô dịch chiết Bồ Công Anh bằng phương pháp hóa học. Cao khô dịch chiết sử dụng dung môi ethanol, methanol và ethyl acetate cho phản ứng dương tính với 9/10 phản ứng định tính trong khi đó cao khô sử dụng dung môi n-butanol và n- hexan chỉ cho phản ứng dương tính với 5/10 và 7/10 phản ứng định tính. Cũng phù hợp với nhận định khi tiến hành định tính các nhóm hoạt chất có trong các loại cao khô dịch chiết khi sử dụng dung môi khác nhau, trong cao khô dịch chiết sử dụng dung môi ethyl acetate cho phản ứng dương tính với saponin trong khi đó các loại cao khô sử dụng dung môi khác đều cho kết quả âm tính. Chính điều này có thể giải thích một phần nguyên nhân tại sao cao khô dịch chiết Bồ Công Anh sử dụng dung môi ethyl acetate cho khả năng ức chế vi khuẩn in vitro tốt nhất, cao hơn hẳn các loại cao khô dịch chiết khác. Kết quả đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn được thể hiện cụ thể ở hình 4.6.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016) khi nghiên cứu khả năng ức chế in vitro cao khô dịch chiết cây Đơn đỏ cho thấy, đố vớ v khuẩn Staphylococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò, đường kính vòng vô khuẩn bình quân g ao động từ 20,67 mm (dung mô nước) đến 24,00 mm (vớ dung mô là chloroform). Ngoà cao khô dịch chiết sử dụng dung môi chloroform 05 loại cao khô dịch chiết còn lại đều có tác dụng kém hơn hoặc không có sự sai khác về mặt thống kê so với kháng sinh ampicillin (50mg/ml), với đường kính vòng vô khuẩn là 21,67 mm. Cao khô dịch chiết sử dung dung môi chloroform ở nồng độ 100mg/ml có tác dụng ức chế vi khuẩn tốt hơn so với khi sử dụng các dung môi còn lại và kháng sinh đối chứng ampicillin.

Nghiên cứu của Pimporn Leelapornpisid and Catharina Chiari (2011) có kết quả là, khi sử dụng dịch chiết nước cất có đường kính vòng vô khuẩn đạt 26,50 mm trong khi đó đường kính vòng vô khuẩn của chúng tôi chỉ đạt 20,67 mm. Cũng theo nghiên cứu này thì dịch chiết sử dụng dung môi ethanol cho đường kính vòng vô khuẩn chỉ đạt 18,00 mm thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (22,67mm).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Dung (2015) khi đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết lá cây Đơn đỏ trong các dung môi khác nhau đối với vi khuẩn

Staphylococcus aureus phân lập từ dịch viêm tử cung chó. Kết quả nghiên cứu

này cho thấy ở nồng độ100 mg/ml cao khô dịch chiết cho kết quả đường kính vòng vô khuẩn khác nhau phụ thuộc vào dung môi sử dụng (DC Chloroform (17,67 ± 1,00 mm); DC Aceton (21,67 ± 1,00 mm), DC Ethanol (23,33 ± 1,00 mm), DC Methanol (24,00 ± 1,73 mm), DC Acetic acid (37,33 ± 1,00 mm)). Cao khô dịch chiết sử dụng dung môi nước không cho khả năng ức chế vi khuẩn in

vitro. Tuy nhiên trong nghiên cứu này lại cho thấy dịch chiết sử dụng dung môi

acid acetic lại cho khả năng ức chế vi khuẩn in vitro tốt nhất.

Theo nghiên cứu của Khúc Huy Hoàng (2015) cho thấy 5 loại cao khô dịch chiết lá cây Huyền diệp sử dụng các loại dung môi khác nhau đều cho hoạt tính ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus phân lập từ sữa bò bị viêm vú. Với nồng độ dịch chiết 100mg/ml cho kết quả đường kính vòng vô khuẩn như sau: DC nước (20,67 ± 1,15mm); DC Ethanol (22,67 ± 1,53 mm), DC Cloroform (24,00 ± 1.00 mm), DC Ether dầu (20,67 ± 1,15 mm), DC Ethyl axetate (21,00 ± 1,00 mm). Trong đó, dịch chiết Chloroform thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất, với đường kính vòng vô khuẩn là 24,00 ± 1,00 mm; cao hơn kháng sinh

chuẩn Ampicillin (50mg/ml), với đường kính vòng vô khuẩn là 21,67 ± 1,53 mm. DC Ethanol cũng cho kết quả cao hơn kháng sinh chuẩn là 22,67 ± 1,53mm. Các dịch chiết còn lại cho kết quả thấp hơn kháng sinh Ampicillin, nhưng thấp hơn không nhiều.

Hình 4.6. Khả năng ức chế vi khuẩn Staphylococcus spp. in vitro của các cao khô dịch chiết Bồ Công Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 61 - 64)