Định tính xác định một số nhóm hoạt chất hòa tan trong cao khô dịch chiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 57 - 61)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đánh giá hiệu suất và định tính các nhóm chất trong cao khô dịch chiết Bồ

4.3.2. Định tính xác định một số nhóm hoạt chất hòa tan trong cao khô dịch chiết

chiết lá Bồ Công Anh

Sử dụng các phản ứng định tính đặc trưng để kiểm tra sự hiện diện của các nhóm hoạt chất trong dược liệu nhằm như phản ứng kết tủa, tạo màu đặc trưng của các nhóm hoạt chất. Đây là phương pháp định tính xác định đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng thực hiện ngay trong phòng thí nghiệm. Các thuốc dễ kiếm, ít độc cho người thí nghiệm, cho kết quả nhanh, tương đối chính xác (Trần Danh Thế và Vũ Văn Độ, 2010).

Áp dụng các phản ứng định tính này để xác định một số nhóm hoạt chất có trong cao khô dịch ch ết lá Bồ Công Anh thu được kh sử dụng các loại dung môi tách chiết khác nhau (ethanol, methanol, ethyl acetate, n-butanol, n-hexan ). Kết quả định tính sơ bộ thành phần hóa học trong cao khô dịch chiết Bồ công anh sử dụng các dung môi khác nhau được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả định tính sơ bộ thành phần hóa học của cao khô dịch chiết Bồ Công Anh sử dụng dung môi khác nhau

PƯ Tên nhóm

chất

Phản ứng

định tính Kết quả

Dịch chiết

Eth Meth E. Ac n-But n-Hex 1 Đường khử Fehling A, B Đỏ gạch + + + + + 2 Polyphenol FeCl3 5% xanh đen + + + + + 3 Saponins Pư tạo bọt Tạo bọt - - + - - 4 Carotenoid H2SO4 Màu xanh + + - - +

5

Alkaloids

Mayer Tủa + + + - - Bouchardat Tủa + + + - - Dragendorf Tủa + + + - - 6 Flavanoids Với NH3 Màu vàng + + + - + 7 Tanin Với dd FeCl3 Tủa đen + + + - - 8

Phytosterol acetic+HAnhydric

2SO4

Có màu xanh nhạt

+ + + + +

9 Chất nhầy Chì axetate Tủa nâu + + + + + 10

Chất béo Vết mờ trên giấy lọc

Vết mờ + + + + +

Kết quả (số PƯ dương tính/tổng số PƯ) 9/10 9/10 9/10 5/10 7/10

Chú thích : +: Dương tính, -: Âm tính, Met: Methanol, Eth: Ethanol, E.Ac:Ethyl acetate; n-But: n –Butalnol; n-Hex: n-Hexan

Qua bảng 4.5, kết quả định tính xác định các nhóm hoạt chất trong cao dịch chiết lá Bồ Công Anh cho thấy, cao khô dịch chiết lá Bồ Công Anh sử dụng các dung môi khác nhau có các nhóm thành phần hoạt chất khác nhau.

● Qua kết quả định tính thì cao khô dịch chiết Bồ Công Anh sử dụng dung môi n-butanol có ít nhóm hoạt chất nhất (5/10). Dung môi n-butanol có thể trộn lẫn với nhiều loại dung môi hữu có nhưng không phù hợp với các chất oxi hóa

mạnh. Nên khi tiến hành định tính chúng tôi chỉ thu được: Chất béo, chất nhầy, Phytosterol, Polyphenol và đường khử.

● Sử dụng dung môi ethanol cho thấy có 9/10 phản ứng cho kết quả dương tính với các phản ứng định tính. Như đã phân tích ở trên dung môi ethanol hòa tan được rất nhiều các hợp chất thứ cấp trong dược liệu nhưng lại ít hòa tan tạp chất nên hợp chất trong nó không bị thủy phân; nhiệt độ sôi tương đối thấp nên hoạt chất tách chiết được cũng không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Vì vậy, khi định tính các nhóm hoạt chất trong cao khô dịch chiết là Bồ Công Anh sử dụng dung môi ethanol chúng tôi thu được: Alkaloid, Flavonoid, Carotenoid, Phytosterol, Polyphenol, đường khử, Tanin, chất béo và chất nhầy.

● Tương tự như cao khi sử dụng dung môi methanol cao khô dịch chiết Bồ Công Anh cũng cho phản ứng dương tính với 9/10 phản ứng hóa học định tính.

● Với dung môi n –Hexan, có 7/10 nhóm chất có trong cao khô dịch chiết bao gồm: Alkaloid, Flavonoid, Phytosterol, Polyphenol, đường khử, Tanin, và chất béo.

Sử dụng dung môi ethyl acetate, cao khô dịch chiết Bồ Công Anh cho 9/10 phản ứng dương tính. Tuy nhiên riêng cao khô khi sử dụng dung môi ethyl acetate có khả năng lôi kéo saponin ra khỏi dược liệu. Saponin là chất có khả năng ức chế vi khuẩn tốt, do đó có thể dự đoán cao khô dịch chiết này sẽ có khả năng ức chế vi khuẩn cao hơn so với cao khô dịch chiết khác

Đánh giá chung, sử dụng các phản ứng định tính xác định đặc trưng để k ểm tra sơ bộ các thành phần hóa học của cao khô dịch chiết Bồ Công Anh cho thấy, trong dịch ch ết có 10 loạ nhóm chất khác nhau (alkaloid, flavonoid, phytosterol, polyphenol, tanin, saponin, carotenoid, đường khử, chất béo, chất nhầy). Tùy từng loạ dung mô mà khả năng lô kéo các nhóm chất ra khỏ lá cây Bồ công anh là khác nhau (Hình 4.4). Dung môi ethanol, methol và ethyl acetate lô kéo được nh ều loạ nhóm chất nhất (9 loạ ), sau đó là n-Hexan (7 loạ ) và cuố cùng là n-butanol chỉ vớ 5 loạ nhóm chất (Bảng 4.5). Khi tiến hành các phản ứng định tính để xác định thành phần các hợp chất có trong cao khô dịch chiết lá Bồ Công Anh sử dụng các dung môi tách chiết khác nhau chúng tôi nhận thấy, các loại dung môi tách chiết khác nhau đều có thể lôi kéo các nhóm chất khác nhau, do đó việc sử dụng dung môi tách chiết nào có khả năng lôi kéo được các nhóm chất có khả năng kháng khuẩn có ảnh hưởng rất lớn đến các kết quả

nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng 05 loại dung môi tách chiết khác nhau thì 4/5 các dung môi này đều lôi kéo được nhóm chất flavonoid là nhóm chất có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm cao. Riêng dung môi n-butanol không có khả năng lôi kéo flavonoid ra khỏi dược liệu. Tuy nhiên riêng cao khô khi sử dụng dung môi ethyl acetate có khả năng lôi kéo saponin ra khỏi dược liệu. Saponin là chất có khả năng ức chế vi khuẩn tốt, do đó có thể dự đoán cao khô dịch chiết này sẽ có khả năng ức chế vi khuẩn cao hơn so với cao khô dịch chiết khác.

Hình 4.4. Phản ứng định tính xác định các nhóm hoạt chất có trong cao dịch ch ết Bồ Công Anh

Ghi chú: Từ trái sang phải - ethyl acetate, n-butanol, methanol và n- hexan;A- dịch chiết; Phản ứng B- Flavonoid; C- Alkaloids, D- Saponins, E- Tannins, F- Carotenoid, G- polyphenol; H- Chất nhày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)