Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn Streptococcus spp và Staphylococcus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 70 - 72)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn Streptococcus spp và Staphylococcus

SPP. VÀ STAPHYLOCOCCUS SPP. CỦA NANO BẠC

Nano bạc có hoạt tính kháng khuẩn mạnh (Nguyễn Thị Như Miên, 2006).Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ở kích thước nano (từ 1 đến 100nm), hoạt tính sát khuẩn của bạc tăng lên khoảng 50000 lần so với bạc dạng khối, như vậy 1 gam bạc nano có thể sát khuẩn cho hàng trăm mét vuông chất nền (Rokhsareh Sadeghi and Parviz Owlia, 2012).

Nano bạc không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực y tế mà cả trong công nghệ thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng bởi tác dụng kháng khuẩn của nó mà không gây ô nhiễm môi trường. Trong chăn nuôi, nano bạc cũng đã được đưa vào để phòng, điều trị và diệt các nguồn bệnh từ vi khuẩn, virus và bào tử nấm gây ra cho thủy sản. Tuy nhiên các nghiên cứu này còn hạn chế, đặc biệt là công tác phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm, nhất là khi hiện tượng kháng thuốc diễn ra phổ biến.

Nhằm khẳng định khả năng diệt khuẩn in vitro cũng như ứng dụng Nano bạc trong phòng và trị bệnh cho vật nuôi nói chung và bệnh viêm tử cung bò nói riêng chúng tôi tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng diệt khuẩn in vitro của nano bạc đến vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử cung bò.

Bằng phương pháp trộn trực tiệp dịch khuẩn với dung dịch Nano bạc, sau đó cấy chang trên môi trường đặc, sau 24h quan sát và phân tích kết quả.

Sử dụng 50µl vi khuẩn +50µl dung dịch nano bạc ở nồng độ gốc 100 ppm trộn đều trước khi cấy chang trên bề mặt thạch cho thấy, sau 24h quan sát trên bề mặt thạch với cả 02 chủng vi khuẩn đều không thấy xuất hiện khuẩn lạc chứng tỏ khả năng diệt khuẩn in vitro mạnh của dung dịch gốc Nano bạc. Đĩa đối chứng khi sử dụng 50µl vi khuẩn +50µl nước cất đối với cả 02 chủng vi khuẩn sau 24h đều thấy vi khuẩn mọc phủ đầy trên bề mặt thạch (Hình 4.10)

Đối chứng 100 ppm 50 ppm 25 ppm

Streptococcus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò

Staphylococcusspp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò

Hình 4.10.Tác dụng ức chế VK in vitro của Nano bạc khi pha loãng Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của nano bạc ở các nồng độ thấp hơn nhằm tìm ra nồng độ nano bạc nhỏ nhất vẫn còn khả năng ức chế vi khuẩn in vitro, tiến hành pha loãng dung dịch bạc theo cấp số 2.

Bảng 4.9. Kết quả khảo sát hoạt tính diệt khuẩn in vitro của dung dịch nano bạc đối với vi khuẩn Streptococcus spp. và Staphylococcusspp.

Vi khuẩn Đối chứng Hệ số pha loãng dd nano bạc

20 21 22 23

Nồng độ nano bạc (ppm)

100 50 25 12,5

Streptococcus spp. Không có Có không không

Kết quả nghiên cứu (bảng 4.9, hình 4.10) cho thấy, dung dịch nano bạc khi sử dụng phương pháp trộn với dịch khuẩn trước khi cấy chang đã có tác dụng diệt khuẩn tức thời. Khi nồng độ nano bạc giảm dần thì tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn cũng giảm. Ở nồng độ 100ppm thì trên mặt thạch sau 24 h nuôi cấy xuất hiện < 3 khuẩn lạc chứng tỏ ở nồng độ này bạc nano có tác dụng diệt khuẩn. Ở các nồng độ nhỏ hơn khi pha loãng đã thấy xuất hiện trên mặt thạch nhiều khuẩn lạc hơn. Ở nồng độ 50 ppm tức là pha loãng 2 lần thì số lượng khuẩn lạc vẫn còn quan sát thấy sự sai khác rõ ràng so với đối chứng đối với cả 2 chủng vi khuẩn thử nghiệm. Ở các nồng độ nhỏ hơn, trên bề mặt thạch xuất hiện nhiều khuẩn lạc hơn không còn quan sát thấy sự sai khác rõ ràng so với đối chứng (hình 4.10). Bằng phương pháp trộn dịch khuẩn và nano bạc trước khi cấy chang nồng độ nano bạc nhỏ nhất vẫn còn quan sát thấy sự sai so với đối chứng là 50 ppm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)