Đánh giá tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro khi phối hợp nano bạc và cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 72 - 78)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.6. Đánh giá tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro khi phối hợp nano bạc và cao

HỢP NANO BẠC VÀ CAO DỊCH CHIẾT BỒ CÔNG ANH

Tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ tính chất hóa học của các ion Ag+. Ion này có khả năng liên kết mạnh với peptidoglican, thành phần cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn và ức chế khả năng vận chuyển oxy vào bên trong tế bào dẫn đến làm tê liệt vi khuẩn. Nếu các ion bạc được lấy ra khỏi tế bào ngay sau đó, khả năng hoặt động của vi khuẩn lại có thể được phục hồi. Do lượng nano bạc sử dụng ít nên đôi khi xảy ra hiện tượng phục hồi của vi khuẩn. Việc nano bạc có kích thước nhỏ có khả năng liên kết với thành tế bào, một trong những cơ quan quan trọng của vi khuẩn trong việc ngăn cản các tác nhân bên ngoài xâm nhập để tiêu diệt vi khuẩn.

Dựa trên tính năng này việc phối hợp nano bạc có chức năng phá thành bào của vi khuẩn với tác nhân bên ngoài ở đây là dịch chiết thực vật thì rất có thể nano bạc làm tăng khả năng diệt khuẩn của dịch chiết thực vật. Dựa trên những lý do trên, thí nghiệm phối hợp nano bạc và cao khô dịch chiết dược liệu Bồ công anh được tiến hành. Cao khô dịch chiết ở đây chúng tôi dùng cao khô dịch chiết Bồ công anh sử dụng dung môi ethyl acetate để tiến hành thí nghiệm vì cao này có tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro tốt nhất kh pha loãng. Nồng độ nano bạc được sử dụng là 25 ppm, ở nồng độ này theo thí nghiệm trên thì không có ảnh hưởng tức thời đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủng vi khuẩn thí nghiệm.

Bảng 4.10. Khả năng ức chế VK khi pha loãng cao khô dịch chiết dược liệu Bồ Công Anh (sử dụng dung môi ethanol 70%) phối hợp với nano bạc

Tên vi

khuẩn Có/Không bổ sung nano bạc

Hệ số pha loãng cao khô dịch chiết Bồ Công Anh (100mg/ml)

½ 1/4 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512 1/1024

Nồng độ cao khô dịch chiết lá cây Bồ Công Anh, mg/ml

50 25 12,50 6,25 3,13 1,56 0,78 0,39 0,20 0,10

Sta. Không + + + + + + + - - -

Có + + + + + + + + + -

Strep. Không + + + + + + + + + -

Có + + + + + + + + + -

Ghi chú: (+) : Có đường kính vòng vô khuẩn

(-) : Không có đường kính vòng vô khuẩn.

A B A B

Streptococcus spp. Staphylococcus spp.

Hình 4.11. So sánh khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết Bồ Công Anh, có và không bổ sung nano bạc

Ghi chú: A- không bổ sung nano bạc; B- bổ sung nano bạc

Kết quả thí nghiệm tại bảng 4.10 và hình 4.11 cho thấy, khi có bổ sung nano bạc vào dịch chiết dược liệu Bồ Công Anh đều làm tăng khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết. Khi dịch chiết ở nồng độ cao, tác dụng của nano bạc làm tăng khả năng ức chế của dịch chiết chưa rõ ràng, nhưng khi dịch chiết ở nồng độ nhỏ hiệu quả tăng khả năng ức chế của dịch chiết rất rõ. Khi bổ sung nano bạc vào dịch chiết, không chỉ đường kính vòng vô khuẩn tăng lên mà vòng vô khuẩn rõ ràng và sắc nét hơn so với khi không bổ sung nano bạc.

Đặc biệt khi sử dụng riêng lẻ cao khô dịch chiết Bồ Công Anh, ở nồng độ 0,39mg/ml (tương đương pha loãng 256 lần) đã không quan sát thấy vòng vô

khuẩn đối với vi khuẩn Staphylococcus spp. Trong khi đó cao dịch chiết bổ sung nano bạc ở nồng độ 0,20 vẫn còn quan sát thấy vòng vô khuẩn. Còn ở nồng độ 0,10mg/ml (tương đương pha loãng 1024 lần) mới không quan sát thấy vòng vô khuẩn đối với vi khuẩn Streptococcus spp.

4.7. SỬ DỤNG CAO DỊCH CHIẾT BỒ CÔNG ANH KẾT HỢP VỚI NANO BẠC ĐỂ ĐIỀU TRỊ THỬ NGHIỆM BÒ BỊ VIÊM TỬ CUNG

Để kiểm chứng hiệu quả thực tế của dịch chiết lá Bồ Công Anh trong dung môi ethyl acetate chúng tôi tiến hành điều trị thử nghiệm trên bò bị viêm tử cung. Căn cứ hiệu suất chiết xuất của Bồ Công Anh trong dung môi ethyl acetate và dựa theo phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược liệu (Viện dược liệu, 2006), chúng tôi lựa chọn liều dùng điều trị thử nghiệm cho bò là 10 mg/kg thể trọng.

Chúng tôi lựa chọn phác đồ điều trị viêm tử cung thường được các bác sỹ thú y sử dụng làm đối chứng.

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm theo 03 phác đồ như sau

* Phác đồ 1:Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng

Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung; kết hợp

điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị không quá 5 ngày. * Phác đồ 2: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng cao khô dịch chiết Bồ công anh 10 mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị không quá 5 ngày.

* Phác đồ 3: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng cao khô dịch chiết Bồ công anh 10 mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất và bổ sung nano bạc đến nồng độ 25 ppm bơm vào tử cung; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị không quá 5 ngày.

Thử nghiệm được thực hiện trên 27 bò cái mắc bệnh viêm nội mạc tử cung, kết quả được trình bày tại bảng 4.11 và biểu diễn trên hình 4.12

Bảng 4.11. Kết quả thử nghiệm điều trị bò mắc bệnh viêm tử cung

Phác đồ Số bò thử nghiệm

Thời gian điều trị Tổng hợp

3 ngày 4 ngày 5 ngày

Tổng số con khỏi Tỷ lệ (%) Thời gian điều trị TB (ngày) Số con

khỏi Tỷ lệ (%) Số con khỏi

Tỷ lệ (%) Số con khỏi Tỷ lệ (%) I 9 2 22,22 5 55,56 2 22,22 9 100 4,00 II 9 0 0 5 55,56 3 33,33 8 88,89 4,38 III 9 1 11,11 6 66,67 1 11,11 8 88,89 4,00

Qua bảng 4.11 chúng tôi nhận thấy, trong tổng số 27 bò chỉ định điều trị, 9 bò điều trị theo phác đồ II và III thì đều có 8 bò khỏi bệnh, đạt tỷ lệ thấp nhất là 88,89%; phác đồ I điều trị cho 9 bò thì có 9 con khỏi bệnh đạt 100%. Tuy nhiên, thời gian điều trị trung bình ở phác đồ I và III là ngắn nhất, chỉ có 04 ngày; phác đồ II có thời gian điều trị trung bình dài nhất là 4,38 ngày.

Hình 4.12. Kết quả điều trị thử nghiệm trên bò mắc bệnh VTC

Ở phác đồ I, sau 3 ngày điều trị với kháng sinh và thuốc bổ trợ sức đã có 2 bò khỏi bệnh đạt 22,22%. Tỷ lệ điều trị khỏi cao nhất phác đồ này đạt được ở ngày thứ 4 với 5/9 bò khỏi bệnh, đạt 55,56%. Số bò khỏi bệnh ở ngày thứ 5 là 2 bò đạt tỷ lệ 22,22%. Số ngày điều trị trung bình ghi nhận được là 04 ngày.

Ở phác đồ II sử dụng cao khô dịch chiết Bồ Công Anh và thuốc bổ trợ sức, ở ngày điều trị thứ 3 không ghi nhận ca khỏi bệnh nào. Tỷ lệ điều trị khỏi cao nhất phác đồ này đạt được ở ngày thứ 4 với 5/9 bò khỏi bệnh, đạt 55,56%. Số bò khỏi bệnh ở ngày thứ 5 là 2 bò đạt tỷ lệ 33,33%. Số ngày điều trị trung bình ghi nhận được ở phác đồ này là 4,38 ngày. Tuy nhiên theo phác đồ điều trị này vẫn còn bò không khỏi sau khi điều trị 5 ngày.

Phác đồ III điều trị sử dụng cao khô dịch chiết Bồ Công Anh có bổ sung nano bạc kết hợp thuốc bổ trợ sức ở ngày điều trị thứ 3 có 1 bò khỏi bệnh đạt

11,11%. Tỷ lệ điều trị khỏi cao nhất phác đồ này đạt được ở ngày thứ 4 với 6/9 bò khỏi bệnh, đạt 66,67%. Số bò khỏi bệnh ở ngày thứ 5 là 1bò đạt tỷ lệ 11,11%. Số ngày điều trị trung bình ghi nhận được ở phác đồ này là 04 ngày. Tuy nhiên theo phác đồ điều trị này vẫn còn bò không khỏi sau khi điều trị 5 ngày.

Theo chúng tôi sở dĩ có kết quả như vậy là do các hoạt chất có trong cao dịch chiết Bồ Công Anh gây tác dụng ức chế và tiêu diệt lên vi khuẩn chậm, từ từ hơn thuốc kháng sinh nên ở phác đồ I ghi nhận số ca khỏi bệnh sớm hơn khi điều trị ở phác đồ II và III. Khi so sánh kết quả điều trị ở phác đồ II và phác đồ III nhận thấy nano có tác dụng tăng cường khả năng diệt khuẩn của cao khô dịch chiết Bồ công anh, thời gian điều trị trung bình ngắn hơn.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2014) khi sử dụng cao khô dịch chiết lá cây Huyền diệp điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy cho chó. Trong nghiên cứu này cao khô dịch chiết lá cây Huyền diệp cũng có khả năng điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy chó, nhưng tác dụng của nó chậm hơn kháng sinh gentamycin. Tương tự như vậy trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2014), cũng khẳng định khả năng điều trị bệnh tiêu chảy lợn con theo mẹ khi sử dụng cao khô cây mò hoa trắng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)