Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.5.3. Một số nghiên cứu ứng dụng thảo dược điều trị bệnh viêm tử cung
Mặc dù là một ngành cho hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu và góp phần tăng cường sức khỏe cho con người, ngành chăn nuôi bò sữa cũng còn gặp nhiều trở ngại. Ngoài các yếu tố về thời tiết, dinh dưỡng, quản lí thì các bệnh trên bò sữa cũng có ảnh hưởng rất lớn trong chăn nuôi bò sữa. Bệnh ở đường sinh dục bò là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các thiệt hại về năng suất sinh sản, năng suất sữa. Tầm quan trọng của nó được xếp đứng trên các bệnh về móng và viêm vú. Trong số các bệnh ở đường sinh dục bò cái, bệnh thường gặp và gây thiệt hại về kinh tế lớn nhất là bệnh viêm tử cung. Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, là nơi làm tổ của thai đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Bệnh viêm tử cung đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Dawson. F.L.M (1983) nghiên cứu về hệ vi khuẩn trong tử cung bò; Kopecky. K.E., B. Larsen (1977) đã theo dõi các hiện tượng nhiễm trùng tử cung do vi khuẩn lao bò gây ra. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.
Tỉ lệ viêm tử cung ở bò sau đẻ thường rất cao. Theo một nghiên cứu trên bò Holstein Friesian, tỉ lệ viêm nội mạc tử cung dao động từ 37-74% tùy thuộc vào các trại bò khác nhau, với tỉ lệ trung bình là 53% (R.O. Gilbert and S.T. Shin , 2005). Bệnh viêm tử cung làm giảm năng suất sinh sản, kéo dài thời gian động dục, có chửa sau đẻ, tăng số lần phối giống/có chửa, tăng tỉ lệ thải loại, giảm sản lượng sữa, giảm số con sinh ra trong một đời bò mẹ (R.O. Gilbert and S.T. Shin, 2005).
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa sử dụng các chế phẩm và phương pháp khác nhau. D. Duricic and M. Lipar (2014), sử dụng ozone điều trị viêm tử cung ở bò giúp giảm thời gian từ khi đẻ đến khi động dục trở lại. Toufik Meziane and Rahla Meziane (2013) sử dụng 3 phác đồ điều trị bao gồm sử dụng khángsinh oxytretracyclin đơn độc, kháng sinh oxytetracyclin kết hợp với kháng viêm flunizin và hormone PGF2α cho biết tỷ lệ khỏi bệnh ở bò được tiêm hormone và kháng viêm cao hơn so với nhóm còn lại.
Một bài viết tổng quan về thảo dược cho thấy có trên 40 loại thảo dược được sử dụng để chống viêm, điều trị vết thương cho kết quả cao tại châu Phi. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy một số thảo dược được sử dụng nhiều là hoa hồng
(Acaena argentea), Aristotelia chilensis, Blechnum chilense, Francoa appendiculta,
phỉ Chi Lê (Gevuina avellana) và đại hoàng Chi Lê (Laureliopsis philippiana). Nghệ (Curcuma longa) cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung nhờ khả năng ức chế estradiol. Các chiết xuất từ trà xanh, oải hương (Lavandula angustifolia), nguyệt quế (thyme), bạc hà (Mentha piperita) đều cho khả năng kháng khuẩn cao đối với Enterococcus faecalis, E.coli, Staphylococcus
aureus, Candida albican (Nilima Thosar and Silpi Basak, 2013).
Các chất chiết xuất từ cây rễ vàng (Rhodiola rosea), hương thảo
(Rosmarinus officinalis) đều có tính chống oxi hóa cao (D. Cui and J. Li, 2014).
Chúng ta biết rằng trong quá trình viêm, các chất có tính chất oxi hóa được sinh ra làm trầm trọng thêm tác dụng có hại của viêm đối với tế bào tổ chức. Vì thế nếu các chất chiết thảo dược trên có tác dụng chống oxi hóa thì chúng có thể có tác dụng tốt trong điều trị các quá trình viêm như viêm tử cung ở bò do tác dụng chống lại các chất oxi hóa sinh ra trong quá trình viêm.
Ahmed F., Saxena M. (2014) sử dụng một số chiết xuất thảo dược từ các cây sầu đông (Aradirachta indica), bông Cận Đông (Gossypium berbaceum), bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) và keo (Aacacia catechu) để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò. Các tác giả trên cho biết với các tính chất kháng nấm, kháng vi khuẩn, kháng virus và kháng viêm của các hoạt tính trong các chiết xuất từ các thảo dược trên, chúng đều có khả năng điều trị bệnh viêm tử cung cho bò. Sử dụng chiết xuất từ tỏi và hormone PGF2α để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò, (Sarkar S. and R.L.Stoms, 2006) cho thấy tỉ lệ bò khỏi bệnh ở hai nhóm là
tương đương nhau. Marquez A., Gonzalez M. (2007) cho biết chiết xuất từ cây sim (Montanoa tomentosa) cho hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa rất cao mà không làm ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng. D. Cui and J. Li (2014) cho biết dịch chiết từ cây ích mẫu (Herba Leonuri), đương qui (Angelicae Sinensis Radix), hồng hoa (Flos Carthami), cỏ gấu (Rhizoma Cyperi) và mộc dược (Myrrha) hòa tan trong cồn 70 làm tăng nhanh quá trình đào thải nhau thai ở bò bị sát nhau.
Đã có hơn 140 hoạt chất được xác định có mặt trong dịch chiết của cây ích mẫu và dịch chiết của cây này cũng cho thấy các tác dụng chống viêm, chống oxi hóa, chống ung thư, đặc biệt là trên tế bào tử cung (Xiaofei Shang and Hu Pan, 2014). Cỏ ban (Hypericum aethiopicum), đinh lăng (Polygala fruticosa) cũng được chứa các hoạt chất có tác dụng chống lại các vi khuẩn ở đường sinh dục của người (Van Vuuren SF and Naiddo D, 2010).
Trong một nghiên cứu sử dụng bột tỏi và metronidazole để điều trị bệnh viêm âm đạo cho trên 120 phụ nữ từ 18-44 tuổi, các tác giả của công trình trên cho thấy chỉ số Amsel ở nhóm dùng tỏi giảm nhiều hơn so với nhóm dùng kháng sinh (70 và 48.3%), nhóm dùng tỏi cũng có ít tác dụng phụ hơn là nhóm dùng metroniazole (Farnaz Mohammadzade and Mahrokh Dolatian, 2014).
Ở một nghiên cứu khác cũng cho thấy quế (Cinnamomum zeylanicum), gừng (Zingiber officinale), nghệ (Curcuma longa), trà xanh (Camellia sinensis) đều tăng cường khả năng miễn dịch tế bào trong điều trị bệnh viêm tử cung ở người (Harris T. and Vlass AM., 2015).
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế các phân tử thuốc mới, cũng như trong nghiên cứu mối tương quan Cấu trúc – Hoạt tính đang ngày càng phát triển. Mặc dù đa số các công ty dược trên thế giới trong thời gian qua chưa đầu tư tích cực lắm cho việc nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên. Song, việc nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên vẫn được đấy mạnh trong những thập niên vừa qua và chắc chắn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. 2.6. DƯỢC LIỆU BỒ CÔNG ANH
2.6.1. Nguồn gốc phân loại
Cây Bồ Công Anh còn gọi là rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày (Đỗ Tất Lợi, 1991). Tên khoa học Lactuca indica L.; Thuộc họ Cúc Asteraceae
2.6.2. Mô tả thực vật
Bồ Công Anh là loài cây nhỏ, cao 0,6 m đến 1 m, có thể cao tới 3 m. Thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá có nhiều hình dạng, lá phía dưới dài 30cm, rộng 5-6cm, gần như không có cuống, chia thành nhiều thùy hay rang cưa to, thô; lá phía trên ngắn hơn, không chia thùy, mép có răng cưa thưa. Bấm lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, có loại màu tím. Có người gọi loài hoa vàng là Hoàng hoa địa đinh và loài hoa màu tím Tử hoa địa đinh. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc.
2.6.3. Phân bố, thu hái và bào chế
Lactuca L. là một chi tương đối lớn, gồm những cây sống một năm, vài loài
sống nhiều năm phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Bắc bán cầu, ở Ấn Độ có khoảng 25 loài, Việt Nam cũng có hơn 10 loài. Bồ công anh mọc ở hầu hết các tỉnh từ miền núi đến đồng bằng, độ cao phân bố thường không quá 1500m. Cây cũng gặp ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippin, Indonesia.
Bồ Công Anh mũi mác (Taraxacum officinale Wigg) là cây ưa ẩm và sáng, thường mọc trên những nơi đất tương đối màu mỡ nhất là các bãi bồi ven song, vườn bỏ hoang hoặc nương rẫy. Hàng năm cây mọc từ hạt thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, cây sinh trưởng nhanh trong mùa hè, ra hoa quả vào đầu mùa thu và sau đó tàn lụi. Hạt có túm lông ở đỉnh.
Bồ Công Anh (cây diếp dại: Lactuca indica L.) mọc hoang tại nhiều tỉnh miền bắc nước ta, ít thấy trồng. Việc trồng rất dễ dàng bằng hạt. Mùa trồng vào tháng 3-4 hoặc 9-10. Có thể trồng bằng gốc, sau 4 tháng có thể bắt đầu thu hoạch.
Thường nhân dân ta dùng lá, lá hái về dùng tươi. Một số người hái cả cây, cả rễ nhỏ phơi khô để dùng (Đỗ Tất Lợi, 1991). Rửa sạch, cắt ngắn 3-5cm, phơi khô dùng. Bồ Công Anh rửa sạch, phơi khô, nấu thành cao đặc, dùng uống kết hợp với dán ngoài trong các trường hợp viêm nhọt (1ml=10g). Bồ Công Anh cũng có thể dùng tươi bằng cách rửa sạch, giã nhỏ cho vào một ít muối đắp vào chỗ bị viêm nhọt hoặc giã nhỏ hòa một ít nước sôi để nguội, vắt lấy nước uống. Để đảm bảo hoạt tính dược liệu Bồ Công Anh khi bảo quản cần được phơi thật khô bỏ vào bao tải, để nơi cao ráo, thường xuyên phơi, bị ẩm rất mau mục và mốc.
2.6.4. Thành phần hóa học
Theo tài liệu nước ngoài, một số loài Lactuca virosa, Lactuca sativa L. thấy có lactuxerin là một este axetic của hai chức rượu no là lactuxerola α và lactuxerola β; ngoài ra còn 3 chất đắng có tên acid lacturic, lactucopisrin và lactuxin. Lactucopicrin là este hydroxyl phenylaxetic của lactuxin (Đỗ Tất Lợi, 1991).
Nghiên cứu của Đỗ Huy Bích (2006) cho biết Bồ công anh chứa 91,8% nước; 3,4% protid; 1,1% glucid; 2,9% xơ; 1,2% tro; 3,4mg% carotene; 25mg% vitamin C. Còn có β-amyrin, taraxasterol germanicol.
2.6.5. Tác dụng dược lý
Theo sự nghiên cứu của nước ngoài, những loài Lactuca nói trên không có độc, tính chất gây ngủ nhẹ. Bồ Công Anh được thử nghiệm với phương pháp lồng cử động đã thể hiện tác dụng an thần. Flavonoid của Bồ Công Anh đã được nghiên cứu tác dụng sinh học thấy có tác dụng ức chế men oxy hóa khử peroxidase và catalase máu chuột cống trắng. Những thí nghiệm tiến hành với huyết thanh người cũng cho những kết quả ức chế men oxy hóa khử rõ rệt. Tính vị, công năng của Bồ Công Anhcó vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết.
Bồ Công Anh Việt Nam là một vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân để chữa bệnh sưng vú, tắc ti sữa, mụn nhọt đang mưng mủ, hay bị mụn đinh râu. Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu. Liều dùng hàng ngày: 20 đến 40g lá tươi hoặc 10 đến 15g lá khô hay cành khô. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác, thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho dễ uống. Còn dùng giã nát đắp ngoài không kể liều lượng. Kiêng kỵ trong các trường hợp âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ mủ, khi dùng bồ công anh nên thận trọng.
Dựa theo kinh nghiệm truyền thống Bồ Công Anhcó thể chữa sưng vú, tắc tia sữa: Hái 20g đến 40g lá Bồ Công Anhtươi, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước uống, dùng bã đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2-3 lần là đỡ (kinh nghiệm dân gian); Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: lá Bồ công anh khô 10-15g, nước 600ml (3 bát), sắc còn 1 bát. Uống liên túc trong 3-5 ngày, có thể kéo dài hơn. Chữa đau dạ dày: lá Bồ Công Anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ ssam 10g, thêm 300ml nước, sắc đun sôi trong vòng 15 phút, thêm ít đường vào mà uống (chia 3 lần uống trong ngày). Uống liên tục trong vòng 10 ngày,
nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi. Trị gai đâm làm cho thịt sưng phù: Bồ công anh giã nát bôi vào nhiều lần thì khỏi (Đỗ Kính Phương). Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho vú căng, sưng: Bồ Công Anhgiã nát đắp lên chỗ song ngày 3-4 lần (Mai Sư Phương). Trị viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dày: Bồ Công Anh40g, quất bì 24g, sa nhân 12g, tán bột. Mỗi lần uống 1-2 g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thượng Dụng Trung Dược Thủ Sách).
2.7. NANO BẠC VÀ CÁC ỨNG DỤNG TRONG NHÂN Y VÀ THÚ Y
Công nghệ nano là một khoa học phát triển nhanh chóng của sản xuất và sử dụng các hạt có kích cỡ nano đo ở nanomet (1nm = 1 phần tỷ của một mét).
Trong chăn nuôi gia súc và gia cầm, công nghệ nano hướng chủ yếu vào việc ngăn ngừa bệnh vì bệnh là yếu tố nguy cơ nhất gây tác hại đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Muốn ngăn ngừa bệnh thì việc làm tăng sức đề kháng của động vật cũng như làm sạch môi trường nuôi là những biện pháp quan trọng. Một số nguyên tố khoáng vi lượng ở dạng kích thước nano đã được dùng khá phổ biến như một phụ gia thức ăn chăn nuôi trong việc nâng cao năng lực miễn dịch của lợn hay gia cầm. Các nguyên tố vi khoáng dạng nano đi vào cơ thể bằng con đường hấp thu trực tiếp cho nên có tỷ lệ lợi dụng cao hơn rất nhiều so với các nguyên tố vi khoáng vô cơ thông thường. Các nghiên cứu khoa học cho biết nếu tỷ lệ lợi dụng các nguyên tố vô cơ là 30% thì tỷ lệ này đối với các nguyên tố dạng nano lên tới gần 100% (Mingxia Huang and Mackenzie J. Parker, 2014). Trong thú y, công nghệ nano hướng vào chiến lược phá vỡ những con đường truyền bệnh và hạn chế các bệnh truyền nhiễm của gia súc và gia cầm. Các thuốc vô trùng mới và những chất phủ bề mặt các thiết bị chuồng nuôi bằng chất liệu nano (nanocoating) đã được nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất. Các chất phủ bề mặt này vừa dễ làm sạch, vừa có tính sát khuẩn.
Việc phát hiện và chẩn đoán bệnh bằng các công cụ nano cũng đã được áp dụng trong nhân y cũng như trong thú y. Nhờ các chip thử sử dụng công nghệ nano với chức năng kép, vừa có tác dụng bắt giữ, vừa phát hiện vi khuẩn bệnh đã được phát triển và cho kết quả rất nhanh so với các phép thử cổ điển. Ví dụ, với công cụ cũ việc phát hiện vi khuẩn trong máu của người bệnh bị nhiễm trùng cần 2-5 ngày thì với công cụ mới (sử dụng công nghệ nano) công việc này chỉ mất 30 phút, có nghĩa là tốc độ phát hiện nhanh hơn tới 100 lần (Mingxia Huang and Mackenzie J. Parker , 2014). Kỹ thuật keo vàng miễn dịch (immune colloidal gold
technique) dựa trên công nghệ tách miễn dịch từ (immunomagnetic separation technology) đã được sử dụng và thành công trong việc phát hiện một quần thể trực khuẩn gây hôn mê (Vibrio choleras). Công nghệ microarray oligonucleotide với màng nitrocellulose như một chất mang và nhuộm nano vàng đã được chỉ ra là một phương pháp phát hiện nhanh và chính xác đối với các vi khuẩn E. coli,
Samonella, V.cholera, V.parahaemolyticus, Proteus, Listeriamonocytogenes,
Bacillus cereus, Clostridium botulium và Campylobacter jejuni.
Phép thử nano-PCR đã được phát triển để phát hiện virus sốt lợn châu Phi; sự khuếch đại được nâng cao một cách hiệu quả nhờ các hạt nano vàng sử dụng như một chất điều giải nhiệt trong hệ thống khuếch đại. Độ nhậy của phương pháp nano-PCR lớn hơn 1000 lần so với phương pháp PCR thông thường và đặc biệt không có phản ứng chéo với các vi khuẩn khác như E.coli, porcine circovirus type II hay các virus như giả dại, tai xanh hay sốt cổ điển của lợn (Cui D., Li C., 2013).
Bạc đã được sử dụng để điều trị bệnh y tế trong hơn 100 năm do thuộc tính của nó kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên. Các hạt nano bạc thường đo 25nm. Các hạt Nano bạc có diện tích mặt rất lớn, gia tăng tiếp xúc của chúng với vi khuẩn hoặc nấm, và nâng cao hiệu quả diệt khuẩn và diệt nấm. Nano bạc khi tiếp xúc với vi khuẩn và nấm bất lợi sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa tế bào và ức chế sự phát triển của tế bào. Nano bạc ức chế hô hấp, quá trình trao đổi chất cơ bản của hệ thống truyền và vận chuyển chất nền trong các màng tế bào vi khuẩn. Ion Bạc có ái lực rất mạnh đối với các nhóm chức mang điện tích âm trong cơ thể phân tử sinh học như nhóm –SH, -COOH,… cũng như các nhóm chức tích điện âm khác trong khắp tế bào vi khuẩn. Chính phản ứng liên kết đó đã làm thay đổi cấu trúc của các đại phân tử sinh học, làm chúng trở nên mất tác dụng trong tế bào. Vì vậy hầu như các vi sinh vật không thể có khả năng chống lại tính sát khuẩn của nano bạc. Nano bạc ức chế sự nhân và tăng trưởng của các vi khuẩn và