Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 28 - 29)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới

Trong kết quả nghiên cứu của Wu Y. C. và cộng sự đã tìm được hơn 100 hoạt tính sinh học của các chất tách ra từ cây họ Na (Annonaceae). Trong đó có nhiều chất có độc tính, hoạt tính kháng vi trùng, ức chế sự tái tạo tế bào HIV, chống đông tụ tiểu cầu…Năm 1999, Viện dược học, Học viện Khoa học y dược và Trường Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc đã nghiên cứu và tách được các chất có khả năng chống u bướu từ thực vật họ Na: có khoảng 50 acetogenin, 12 styrylpyron và 25 polyoxygenat cyclohexen mới được tách ra từ 5 loài Uvaria, 4 loài Goniothalamus và 1 loài Annona. Bước đầu kiểm ta hoạt tính sinh học, phần lớn các chất mới tách ra đều có hoạt tính chống u bướu quan trọng.

Ví dụ: Cây Mãng cầu xiêm (lá, rễ và hạt) được dùng làm thuốc rất nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại các quốc gia Nam Mỹ:

- Tại Peru, trong vùng núi Andes, lá Mãng cầu được dùng làm thuốc trị cảm, xổ mũi; hạt nghiền nát làm thuốc trừ sâu. Trong vùng Amazon vỏ cây và lá dùng trị tiểu đường, làm dịu đau, chống co giật.

- Tại Guyana: lá và vỏ thân cây nấu thành trà giúp trị đau và bổ tim.

- Tại Batay: trong vùng Amazon, lá nấu thành trà trị bệnh gan; dầu ép từ lá và quả non trộn với dầu oliu làm thuốc thoa bên ngoài trị thâp khớp, đau sưng gân cốt.

- Tại Jimaica, Haiti và West Indies: quả hay nước ép từ quả dùng trị nóng sốt, giúp sinh sữa và trị tiêu chảy; vỏ thân cây và lá dùng để trị đau nhức, chống co giật, ho, suyễn…

Vỏ cây, lá và rễ của cây đã được sử dụng trong y học dân gian dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng, bệnh ho, bệnh về gan, bệnh tiêu chảy và bệnh ung thư. Các nghiên cứu cho thấy đã tìm thấy khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, độc tính tế bào, hạ huyết áp.

Chi Polyalthia thuộc họ Annonaceae. Polyalthia là một từ tiếng Hy Lạp có

rất nhiều ý nghĩa trong đó có ý nghĩa dùng để chữa bệnh (Wu YC and Duh CY, 1990). Huyền diệp (Polyalthia longifolia) là một cây cao và lá màu xanh, cây trưởng thành có hình kim tự tháp đối xứng với chi nhánh rủ yểu điệu và lá hình

mũi mác dài và hẹp với mép lá răng cưa (Krishnamurthi A, 1987)). Chúng được trồng nhiều ở châu Phi, châu Á, Úc, Ấn Độ và New Zealand.

Polyalthia longifolia có nguồn gốc từ Ấn Độ, thường được trồng để giảm ô

nhiễm tiếng ồn. Đã được sử dụng trong các hệ thống truyền thống của y học để điều trị sốt, bệnh ngoài da, bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp. Các bộ phận của cây huyền diệp (Polyalthia longifolia) được sử dụng để điều trị sốt, bệnh lậu, hạ huyết áp, đái đường và rong kinh, và đã được biết đến để được sử dụng như một loại thảo dược khá thông dụng ở Ấn Độ (Ramakrishna NV and Vijaya KEKS, 2000).

Theo dân gian vỏ Polyalthia longifolia có tác dụng tốt để chữa cao huyết áp, kích thích hô hấp và đặc trị làm hạ cơn sốt, bệnh ngoài da, bệnh tiểu đường và cao huyết áp (Nair R and Kalariya T, 2004). Tại Ấn Độ, hạt của cây này đã được sử dụng để g ả nh ệt.

Vỏ cây cũng được sử dụng như một loại thuốc g ả nh ệt khá thông dụng ở huyện Balasore của bang Orissa (K.R. Kirtikar and B.D. Basu, 1993). Vỏ thân cây được nghiền thành bột và trộn với bơ để điều trị bệnh lậu vùng Genitalial Ấn Độ (Parinitha Mahishi and B. H. Srinivasa, 2005). Vỏ cây còn được sử dụng để điều trị bệnh viêm tử cung (Rosakutty PJ and Roslin AS, 2000).

Chất chiết suất từ vỏ thân cây huyền diệp (Polyalthia longifolia) còn được sử dụng để chữa bệnh loét miệng (K. Raghunathan and M.K. Mitra, 2002).

Theo báo Ethanopharmacological cho rằng P.longifolia gây ức chế cơ tim, làm giảm huyết áp và kích thích hô hấp (S. Faizi and Rashid Ali, 2003).

Nghiên cứu gần đây còn cho thấy trên cuống lá, rễ, vỏ rễ đã cho thấy tiềm năng kháng khuẩn tuyệt vời và hoạt động hạ huyết áp đáng kể của cây huyền diệp (Polyalthia longifolia) (S. Faizi and Rashid Ali, 2003).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây bồ công anh lactuca indica l (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)