Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận
4.1.3. Đánh giá chung tình hình quản lý chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn
huấn luyện vận đông viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh
4.1.3.1. Kết quả đạt được
Ngân sách địa phương cấp cho Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh có xu hướng tăng: Trong những năm gần đây, tỉnh Băc Ninh đã chú trọng tăng chi thường xuyên cho đơn vị về số tuyệt đối. Năm 2014, ngân sách địa phương mới chỉ bố trí được 15,6 tỷ đồng thì năm 2015 đã đạt được 19,48 tỷ đồng tăng gấp 1,25 lần về giá trị tuyệt đối.
NSNN cấp cho Trung tâm giai đoạn 2014 đến nay có sự biến động về cơ cấu quản lý chi ngân sách nhưng về cơ bản Trung ương đã tăng quyền chủ động cho ngân sách địa phương tự cân đối, tự quản lý và chỉ hỗ trợ thêm kinh phí đối với một số mục tiêu theo quy định của Thủ tướng Chính Phủ thơng qua chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
quan quản lý đã quản lý chi tương đối sát với dự tốn được giao. Cơng tác lập dự tốn cơ bản đã bám sát được tình hình thực tế của các đơn vị ngành y tế nên các chỉ tiêu đưa ra ngày càng phù hợ với nhu cầu chi hơn. Quá trình cấp phát diễn ra nhanh gọn, đảm bảo cấp theo đúng dự toán được duyệt. Trong khâu quyết toán đã tuân thủ theo đúng các nguyên tắc về trình tự xét duyệt theo Luật Ngân sách ban hành, đảm bảo xét duyệt đúng nội dung các khoản chi trong dự toán được duyệt. Hơn nữa, các khâu của quản lý chi NSNN cũng được quản lý chặt chẽ đảm bảo chi đúng, chi đủ nên số phải xuất tốn khơng nhiều. Thơng qua phân cấp quản lý ngân sách đã thúc đẩy phân cấp các quy trình quản lý về chi ngân sách tạo sự chủ động và làm rõ trách nhiệm từng cấp trong quản lý chi NSNN trong phạm vi phân cấp.
4.1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
+ Về định mức, tiêu chuẩn chi
Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi thường xuyên chưa phù hợp với cơ chế quản lý và sử dụng NSNN. Hiện nay, Bắc Ninh xây dựng hệ thống định mức chi NSNN cho Trung tâm dựa vào biên chế và nhiệm vụ các hoạt động TDTT của Trung tâm. Sự bất hợp lý rất lớn nằm ở chỗ là việc phân bổ kinh phí chỉ đơn thuần dựa trên các chỉ số mang tính hành chính mà khơng dựa vào chỉ số hoạt động của trung tâm. Việc này sẽ làm cho đơn vị chỉ chú trọng vào tăng số lượng nội dung thi đấu, huấn luyện hơn là chú trọng phát triển chuyên mơn bởi vì tăng chun mơn thì khó được tăng ngân sách.
+ Về cơng tác lập dự tốn: Đơn vị cịn mang tư tưởng đối phó với cơng tác lập dự tốn nên ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng của dự tốn. Dự tốn phải bổ sung nhiều lần (có dự tốn bổ sung đến cuối năm mới giao được. gây khó khăn cho việc quản lý chi NSNN theo dự toán.
+ Về phân bổ dự toán
Nguồn vốn đầu tư ngồi ngân sách nhà nước cịn ít, áp lực dồn nhiều vào NSNN. Hiện nay, phần lớn NSNN cấp cho đơn vị vẫn dùng để chi trả lương, phụ cấp và đóng góp BHXH cho cán bộ, nhân viên và nội dung chi nghiệp vụ chuyên môn.
+ Về công tác chấp hành chi: Việc xây dựng dự toán quý đơn vị cịn làm chiếu lệ, do đó thường dẫn đến bị động trong chi tiêu của các đơn vị khơng tránh khỏi chi sai mục đích, chưa tiết kiệm.
+ Về cơng tác kế tốn, quyết tốn chi NSNN: Đơn vị hạch tốn kế tốn cịn chưa chính xác, sai Mục lục NSNN các nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thời gian quyết toán chậm dẫn đến việc tổng hợp báo cáo quyết toán phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, đối chiếu, cấn đối của cấp ngân sách cấp trên.
+ Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý: Mối quan hệ giữa các cơ quan (Sở Tài chính, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch) trong mơ hình quản lý và cấp phát kinh phí chưa thực sự gắn kết. Việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính đối với đơn vị trong quá trình điều hành và cấp phát chi ngân sách nhà nước cịn hạn chế. Trong quản lý tài chính, xây dựng mơ hình quản lý phù hợp là việc làm cần thiết nhằm giảm bớt các khâu trung gian, đảm bảo chi ngân sách đào tạo đúng mục tiêu, hiệu quả. Một trong những yếu tố góp phần vào sự thành cơng trong việc vận hành của mơ hình quản lý chính là mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia vào quá trình quản lý. Cán bộ chuyên quản Sở Tài chính bị hạn chế vì họ chỉ có thể nắm bắt qua sự tổng hợp và báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch - đơn vị dự tốn cấp I. Bên cạnh đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch là đơn vị cấp trên có trách nhiệm phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc nhưng việc cấp phát thì hiện nay Sở Tài chính vẫn thực hiện cấp phát trên hệ thống Tamis dẫn đến việc không đồng nhất giữa phân bổ và cấp phát. Hiện nay, việc thanh tốn bằng hình thức chuyển khoản mới chỉ tạm dừng ở chi trả lương cho cán bộ, viên chức và các khoản thanh tốn có chứng từ trên 5 triệu đồng nên vẫn còn hiện tượng tiền mặt tồn tại đơn vị quá lớn.
+ Về chất lượng đội ngũ quản lý tài chính
Chất lượng báo cáo quyết toán chưa cao, thường chậm thời gian, không đảm bảo chất lượng: Xuất phát từ trình độ về quản lý tài chính ở đơn vị còn nhiều yếu kém cho nên các báo cáo của đơn vị còn phải điều chỉnh, sửa chữa, dẫn đến tình trạng cịn chậm về thời gian khi nộp báo cáo quyết toán. Nhận thức mối quan hệ giữa quản lý ngành và quản lý tài chính của cán bộ làm cơng tác TDTT còn hạn chế. Thời gian qua, lãnh đạo quản lý ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh nhận thức chưa đầy đủ về Luật NSNN, cơ chế phân công, phân cấp quản lý và điều hành ngân sách. Vẫn còn cho rằng Sở chủ quản thực hiện chức năng phân bổ và quản lý các đơn vị dự toán trực thuộc nên sự phối kết hợp giữa Sở Tài chính và các Sở chủ quản vẫn chưa chặt chẽ. Sở Tài chính chỉ là đơn vị sắp xếp nguồn kinh phí để đảm bảo nhiệm vụ chi do ngành đưa ra.
+ Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN: Hệ thống công nghệ tin học phục vụ công tác quản lý đã đáp ứng được yêu cầu. Tại đơn vị được trang bị phần mềm kế toán.
4.1.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan
+ Do cơ chế phân cấp quản lý ngân sách đối với đơn vị cịn có điểm khơng phù hợp. Hiện nay, tồn bộ việc quản lý về chun mơn, về ngân sách lại do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch điều phối vì vậy việc phục vụ cho cơng tác chuyên môn của đơn vị chưa được chủ động. Việc nắm bắt và sử dụng nguồn kinh phí cho cơng tác sử dụng NSNN khơng có sự chủ động mà phải trơng chờ từ cấp trên nên vẫn cịn hiện tượng khơng kịp thời trong việc phát hiện và hạn chế chi sai hoặc hạch toán chưa đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+Việc thực hiện chu trình quản lý ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập. Chất lượng lập dự toán thu chi ngân sách của một số đơn vị vẫn chưa cao, các số liệu liên quan đến lập dự toán như đánh giá tình hình thực hiện kỳ trước, xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách năm sau chưa thực sự được coi trọng, thời gian lập dự toán năm sau vào tháng 6 của năm trước nên nhiều đơn vị chưa hình dung được tồn bộ nhiệm vụ của mình phải triển khai trong năm sau dẫn đến việc tính thiếu dự đốn hoặc mang tính ước đốn thiếu độ chính xác. Việc xây dựng dự tốn chi của đơn bị chưa được coi trọng nên trong quá trình chấp hành ngân sách, việc thực hiện cấp phát chi ngân sách phải theo từng mục và theo dự toán năm dẫn đến việc cịn phải điều chỉnh và bổ sung dự tốn khá nhiều trong năm tạo nên một khối lượng việc lớn cho KBNN và cơ quan quản lý chủ quản (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), Sở Tài chính. Trong q trình thực hiện chấp hành dự tốn năm, đơn vị còn phải đồng thời thực hiện tổng hợp quyết toán của niên độ ngân sách năm trước nên còn chậm về thời gian và chưa coi trọng chất lượng. Thời gian chỉnh lý và quyết tốn cịn ngắn, chỉnh lý từ 01/01 đến 31/01 sau đó theo quy định của địa phương Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phải tổng hợp quyết tốn xong trước tháng 4, vì vậy sau khi quyết tốn vẫn cịn phát hiện chênh lệch với Kho bạc phải điều chỉnh.
+ Trình độ cán bộ làm cơng tác tài chính và lãnh đạo quản lý về tài chính cịn hạn chế. Do đơn vị thường chú trọng phát triển chuyên môn nên công tác tài chính kế tốn thường chưa được chú trọng, chủ yếu là do cán bộ làm công tác tài
chính kế tốn chủ động xây dựng kế hoạch chi tiêu của đơn vị dựa trên kế hoạch phát triển chuyên môn trong khi sự nhận thức về chun mơn TDTT cịn hạn chế nên việc xây dựng kế hoạch chi chưa sát thực tế, hoặc ngược lại việc điều hành của lãnh đạo cịn xảy ra sai sót do khơng nắm được kỹ các quy định chi tiêu tài chính.
- Nguyên nhân khách quan
+ Tăng thu ngân sách chưa kịp với nhu cầu chi. Hằng năm thu ngân sách địa phương chỉ đạt tăng trưởng 15%, trong khi đó chính sách cho phát triển TDTT trong những năm gần đây đã được chú trọng quan tâm hơn đến các cán bộ làm công tác thể thao cụ thể như nâng mức phụ cấp ưu đãi, nâng mức hỗ trợ tiền công, tiền dinh dưỡng đã tạo ra một áp lực lớn cho ngân sách phải đảm bảo
+ Các chính sách, chế độ chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật và cơ chế tài chính chưa tạo hành lang pháp lý vững chắc trong quản lý chi NSNN.
+ Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong thời kỳ mới. Hệ thống thông tin, công nghệ quản lý ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng quản lý, không đồng bộ trong việc sử dụng công nghệ quản lý giữa các cơ quan có trách nhiệm đang gặp một vấn đề nan giải. Tỉnh Bắc Ninh thực hiện quản lý NSĐP trên hệ thống Tabmis từ năm 2009 nhưng đến nay việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch vẫn do Phịng Tài chính Hành chính sự nghiệp - Sở Tài chính thực hiện mà theo đúng quy trình phân bổ dự tốn bằng chứng từ thì việc hạch tốn trên hệ thống phải do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thực tế phân bổ xuống cho các đơn vị dự toán trực thuộc nhưng do hệ thống Tabmis chưa triển khai tới các Bộ, ban, ngành nên hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng của cơ quan tài chính và kho bạc các cấp.
+ Hệ thống NSNN hiện nay thể hiện tính lồng ghép nên quy trình ngân sách (khâu dự tốn và quyết toán) khá phức tạp và nếu Hội đồng nhân dân (HĐND. tuân thủ phương án phân bổ ngân sách của ngân sách cấp trên thì việc quyết định dự tốn của HĐND chỉ mang tính hình thức, nếu khơng tn thủ thì dẫn đến quyết định dự tốn của Quốc hội hoặc HĐND cấp trên khơng được cấp dưới tuân theo. Hơn nữa, sự lồng ghép trong hệ thống NSNN dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền, hạn chế tính độc lập và quyền hạn của các cấp ngân sách; giảm tính hiệu quả, cơng khai, minh bạch trong việc lập, quyết định, giao dự toán ngân sách, sử dụng ngân sách và quyết toán NSNN.
Mặt khác, do tính lồng ghép trong hệ thống NSNN nên thời gian lập, giao dự tốn bị kéo dài, ảnh hưởng đến cơng tác quản lý, điều hành NSNN. Hiện nay, dự toán NSNN thường được Quốc hội (QH) xem xét, quyết định tại những Kỳ họp cuối năm, vào tháng 10, tháng 11 hàng năm. Sau đó, căn cứ vào Nghị quyết của QH, Chính phủ giao nhiệm vụ thu - chi, tỷ lệ phần trăm phân chia đối với các khoản thu và mức phân bổ ngân sách Trung ương cho từng địa phương. Tại các địa phương, UBND chờ hướng dẫn của Chính phủ để hồn thiện dự tốn ngân sách địa phương trình HĐND xem xét, thơng qua. Với quy trình lập dự tốn khá dài như trên đã làm cho các cơ quan, ban, ngành hữu quan ở địa phương khá khó khăn để thực hiện đúng quy định của Luật. Việc lập dự toán NSNN đang thực hiện từ dưới lên và giao ngân sách thì theo chiều ngược lại nên các Bộ, ngành phải chờ địa phương báo cáo dự tốn NSNN. Trên cơ sở đó mới tổng hợp, trình phương án điều chỉnh NSNN.
Trong khi đó, bản thân các địa phương cũng phải chờ quyết định giao ngân sách ở Trung ương nên dường như phải mất gấp đôi thời gian để lập được dự tốn NSNN. Thời gian lập dự tốn dài thì đương nhiên, thời gian thẩm định dự toán ngân sách bị rút ngắn lại. Điều này đã làm cho chất lượng của dự tốn khơng cao, khơng sát với tình hình thực tế.
Do tính lồng ghép trong hệ thống ngân sách nhà nước nên HĐND dường như mới chỉ thực hiện một cách hình thức các thẩm quyền liên quan đến dự toán ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách địa phương... Thực tế cho thấy, cấp trên xem xét, giao nhiệm vụ dự toán ngân sách cho cấp dưới chủ yếu căn cứ vào dự toán do UBND lập, chứ khơng phải bản dự tốn đã được HĐND xem xét, cho ý kiến. Bên cạnh đó, Luật NSNN quy định, khi có biến động lớn UBND mới phải trình HĐND xem xét, điều chỉnh dự tốn. Đối với những khoản thu, chi phát sinh vượt dự tốn thì chỉ cần báo cáo Thường trực HĐND. Một trong hệ quả dễ nhìn thấy là dự toán ngân sách địa phương được HĐND quyết định chưa phản ánh đúng thực trạng thu - chi ngân sách trên địa bàn.