Định hướng và mục tiêu cơ bản phát triển TDTT trên địa bàn tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN tại Trung tâm

4.3.1. Định hướng và mục tiêu cơ bản phát triển TDTT trên địa bàn tỉnh Bắc

Bắc Ninh đến năm 2020; Quan điểm về NSSN TDTT

4.3.1.1. Định hướng phát triển TDTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2020

a. Định hướng chung của ngành TDTT

Phát triển thể dục thể thao hướng mạnh về cơ sở, gắn với yêu cầu xây dựng đời sống văn hoá, nâng cao thể lực và tầm vóc con người Bắc Ninh; tập trung đầu tư cho thể dục thể thao trường học, tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Chú trọng đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao, ưu tiên đầu tư phát triển những mơn thể thao có thế mạnh của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 thể thao Bắc Ninh đạt thành tích cao ở một số môn truyền thống, có thế mạnh như: Vật, Cờ vua, Karatedo. Đẩy mạnh xã hội hố, khuyến khích các tầng lớp nhân dân và các tổ chức tham gia hoạt động và đầu tư cho thể dục thể thao, phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tương xứng với vị trí, tiềm năng, tốc độ và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Làm cho mọi người dân được luyện tập, thi đấu, hưởng thụ giá trị thể dục thể thao...

b. Định hướng cụ thể của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh

Phát triển thể dục thể thao tỉnh Bắc Ninh mang tính dân tộc, khoa học và nhân dân, góp phần nâng cao sức khoẻ, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, phát huy truyền thống và tiềm năng, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển thể dục thể thao tỉnh Bắc Ninh toàn diện về thể dục thể thao trường học, thể dục thể thao quần chúng làm nền tảng cho thể thao thành tích cao.

- Phát triển thể dục thể thao tỉnh Bắc Ninh phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, gắn với sự phát triển dịch vụ, du lịch, lễ hội truyền thống của các địa phương và sự phát triển thể dục thể thao toàn quốc, phát huy tốt sự hợp tác quốc tế.

- Thể thao thành tích cao Bắc Ninh cần được phát triển theo xu hướng chung của quốc gia, quốc tế và đầu tư mạnh mẽ hơn.

- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thể dục thể thao dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước, từng bước đưa thể dục thể thao thành một loại hình dịch vụ, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

- Phát triển thể dục thể thao của Bắc Ninh lấy các trường học là địa bàn chiến lược; thanh thiếu nhi, học sinh là đối tượng chiến lược.

c. Định hướng về quản lý chi NSNN TDTT

Việc hoàn thiện quản lý chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh cho Trung tâm huấn luyện TDTT Bắc Ninh thời gian tới cần dựa trên các định hướng sau:

Thứ nhất, hoàn thiện quản lý chi NSNN phải được dựa trên cơ sở đường

lối chính sách phát triển KT-XH của tỉnh và đổi mới quản lý NSNN theo quy định của pháp luật và phải gắn liền với quy hoạch phát triển TDTT tại địa phương nhằm phát triển lĩnh vực TDTT theo hướng xã hội hoá trong điều kiện kinh tế mở, hội nhập trước những thách thức và cơ hội. Quan điểm này cần quán triệt theo hướng nhiẹm vụ chính sách ngân sách tỉnh vừa phải chi cho nhu cầu công tác quản lý nhà nước, đảm bảo cho phát triển TDTT, vừa phải trở thành công cụ điều tiết xã hội của tỉnh.

Điều hành ngân sách cấp tỉnh trên cơ dự toán ngân sách được duyệt, tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện và đã đạt được những mục tiêu quan trọng.

Chấp hành hệ thống pháp luật tài chính đảm bảo phát huy vai trị kiểm tra, giám sát của tài chính nhằm tăng cường kỷ cương tài chính chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghiêm chỉnh luật NSNN ở đơn vị dự toán trong các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, phân cấp và quyết toán ngân sách.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí cho TDTT ở

mức hợp lý, để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Coi trọng hiệu quả các khoản chi và xác định các nội dung trọng tâm cần chi từ NSNN. Mặt khác, quản lý chi NSNN phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong việc quản lý chi ngân sách theo hướng gắn trách nhiệm với quyền hạn cụ thể phù hợp với phân cấp quản lý tài chính, quản lý TDTT.

Thứ ba, quản lý chi NSNN cho đơn vị phải tiến hành đồng thời với

cơng tác quản lý tài chính trong quản lý tài chính nói chung và quản lý ngân sách cho sự nghiệp TDTT nói riêng và phù hợp với tiến trình cải cách hành chính nhà nước.

Thứ tư, hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách phải đi liền với nâng

cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính của đơn vị, hồn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính để đáp ứng nhu cầu quản lý hiện nay. Đồng thời, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách.

Thứ năm, tăng cường quản lý chi NSNN phải ứng dụng được công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

4.3.1.2. Mục tiêu phát triển công tác huấn luyện TDTT Bắc Ninh đến năm 2020

a. Thể thao quần chúng

- Phấn đấu đến năm 2020 số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khố đạt 100%. Đảm bảo 100% trường đủ giáo viên chuyên trách thể dục thể thao cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; cấp Tiểu học 50% số trường có giáo viên chuyên trách thể dục thể thao, đảm bảo 100% trường Tiểu học có giáo viên chuyên trách thể dục thể thao.

- Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên (từ 18 tuổi trở lên) đạt đạt 40 - 45%. dân số; Số gia đình thể thao đạt 23 - 25%.

-Số Câu lạc bộ, điểm, nhóm tập luyện thể dục thể thao cơ sở 1250 - 1500. - Số huyện, thành phố có sân vận động, nhà tập, bể bơi đạt 95 - 100%. Số xã, phường, thị trấn có cơ sở vật chất thể dục thể thao theo quy định đạt 90 -100%.

- Thành lập 8 - 12 Liên đoàn, hiệp hội thể dục thể thao cấp tỉnh, năm 2015 - 2020 đảm bảo 80% số mơn có Liên đồn.

b. Thể thao thành tích cao

- Phấn đấu đưa thể dục thể thao Bắc Ninh xếp hạng khá ở vùng Đồng bằng sông Hồng (cụm thi đua số 3) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, phấn đấu giành thứ hạng 20 - 22/67 tỉnh, thành, ngành.

- Số lượng huy chương giành được trong các cuộc thi đấu SEA Games, Châu Á, quốc tế là: 15 - 17 huy chương (tính cả giải trẻ).

4.3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh

4.3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp TDTT hợp lý, hiệu quả

Cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp TDTT hợp lý sẽ tạo điều kiện để ngành Văn hóa Thể thao và du lịch phát triển theo định hướng của Nhà nước. Một cơ cấu chi hợp lý sẽ phát huy được hiệu quả đầu tư từ nguồn NSNN và các biện pháp quản lý chi cũng được áp dụng sát hơn. Do vậy, trong thời gian tới, cần có một cơ cấu chi hợp lý hơn nên cần có hai điều chỉnh:

Thứ nhất: Tăng dần tỷ trọng chi trong tổng chi NSNN của tỉnh để đảm

bảo nguồn kinh phí.

Thứ hai: Hoàn thiện cơ cấu theo 4 nhóm mục chi. Bởi vì, trong giai đoạn

2008-2012 phần lớn các khoản chi NSNN liên quan đến con người. Phần chi cho hoạt động chuyên môn, mua sắm sửa chữa chiếm tỷ trọng rất nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng, nên Bắc Ninh cần phải xây dựng một cơ cấu chi theo 4 nhóm mục chi một cách hợp lý hơn. Do vậy, trước mắt, phải đáp ứng đủ mức chi thường xuyên cho con người đảm bảo điều kiện tái tạo sức lao động. Giảm dần tỷ trọng các khoản chi quản lý hành chính, kiểm sốt chặt chẽ các khoản chi hội nghị, tiếp khách.

4.3.2.2. Hồn thiện quy trình lập, phân bổ dự toán, cấp phát, quyết toán theo luật NSNN và các qui định mới.

Nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN là yêu cầu cấp bách trong điều kiện hiện nay, để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN cần tập trung vào một số giải pháp:

a. Về khâu lập và phân bổ dự tốn

Đây là khâu ban đầu, nó định hướng và xuyên suốt qui trình cấp phát, thực hiện qui trình quản lý ngân sách theo luật. Căn cứ lập dự toán phải dựa trên nhiệm vụ chính trị được giao, các cơ chế, chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Dự toán được lập phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, tính đủ và đúng trong năm ngân sách.

Trong dự tốn phải tính tốn đầy đủ các khoản thu - chi trong từng đơn vị để từ đó lập dự tốn ngân sách đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo một tỉ lệ nhất định. Cần đưa nguồn ngoài ngân sách vào kế hoạch đầu tư cho sự nghiệp TDTT tại Trung tâm.

vị thụ hưởng ngân sách theo mục lục ngân sách Nhà nước, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các tổ chức chính quyền. Đây thực sự là bước chuyển biến mới trong cơng tác lập dự tốn nói chung và ngân sách TDTT nói riêng phải trải qua nhiều năm mới đạt được kết quả tốt.

Việc lập ngân sách cho sự nghiệp TDTT của tỉnh phải gắn liền với kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh, trên cơ sở các căn cứ cụ thể và các văn bản pháp qui hướng dẫn lập dự toán của tỉnh. Dự toán được lập phải phù hợp với định mức chi, khoa học và có tính thuyết phục cao.

Định mức chi là căn cứ để lập dự toán, phân phối và quản lý ngân sách. Định mức có chính xác thì việc quản lý và phân phối mới sát thực. Trong chi phải đảm bảo tính cơng khai trong các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư. Dựa rên tính chất các khoản chi bao gồm chi thường xuyên và không thường xuyên, xin đưa ra một phương án lập định mức chi ngân sách như sau: định mức được phân thành tương ứng với tính đặc thù của từng khoản chi: Phần cố định và phần dao động.

* Phần cố định: Tương ứng với các khoản chi thường xuyên (lương, phụ cấp, Bảo hiểm xã hội - quản lý hành chính, huấn luyện và luyện tập chuyên môn...). Nguồn đảm bảo cho phần này được tính từ qui định của Nhà nước và Bộ Văn hố TTDL đã thống nhất : nghìn đồng/ vận động viên/năm.

* Phần dao động, tương ứng với các khoảng không thường xuyên (hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, bổ xung giảng dạy học tập, sửa chữa, tu bổ thường xuyên, hỗ trợ huấn luyện viên, vận động viên, hỗ trợ chi khác.. Nguồn đảm bảo lấy từ ngân sách tỉnh, học phí và một số nguồn khác (tài trợ - đóng góp), khi tính phần dao động này, chúng ta lấy định mức chi của phần cố định nhân với hệ số phù hợp đối với các loại trường lớp khác nhau - thì hệ số của họ khác nhau). Đơn vị tính: nghìn đồng/vận động viên/năm.

Và định mức chi ngân sách sẽ là tổng hợp hai phần (phần dao động và phần cố định), theo cách tỉnh này thì mọi yếu tố liên quan đều được xem xét tồn diện, phù hợp với tình hình hiện tại và quyền hạn của các cấp ngân sách. Điều đó sẽ khuyến khích tăng đầu tư cho giáo dục bằng việc huy động các nguồn lực của thành phố, tránh tình trạng khi lập dự tốn "tính chi cao để cấp trên cắt giảm là vừa".

Dự toán được lập chi tiết, sát thực, có tính thực tiễn cao sẽ trở thành căn cứ để các cơ quan chức năng phân bổ dự toán một cách hợp lý.

Thứ nhất, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị trực thuộc

lập dự tốn kinh phí cho đơn vị mình phải chi tiết đến từng mục chi theo mục lục NSNN và sát với thực tế nhằm tăng tính khoa học cho dự tốn ngân sách năm của đơn vị.

Thứ hai, Sở Tài chính u cầu Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổng hợp

vào dự tốn các nguồn kinh phí thu được để lại chi theo chế độ và phải có báo cáo thuyết minh cụ thể tình hình sử dụng nguồn thu sự nghiệp của năm trước.

Thứ ba, đẩy mạnh cơng khai dự tốn ngân sách cho Trung tâm thông qua

các phương tiện thông tin (trang điện tử của Tỉnh, trang điện tử của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), báo cáo hội nghị ngành (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tài chính) và cơng khai tại các đơn vị nhằm tạo điều kiện cho kiểm soát nội bộ tại các đơn vị phát huy tốt vai trị của mình.

b. Về khâu điều hành dự toán

- Cơ quan Tài chính chủ động về nguồn kinh phí đảm bảo cấp phát kịp thời và đầy đủ cho các đơn vị thông qua hệ thống Tamis. Đồng thời chủ động phối hợp với KBNN kiểm tra, giám sát các khoản chi đảm bảo chi đúng chính sách, đúng chế độ và theo dự tốn được duyệt.

- Đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất đối với đơn vị, sau khi thực hiện cấp phát kinh phí nhằm hạn chế tình trạng sử dụng sai mục đích.

- Cấp phát theo hình thức rút dự tốn tại KBNN cần phải được tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng và đơn vị thụ hưởng ngân sách theo hướng: nhanh chóng hồn chỉnh chương trình phần mềm tin học quản lý ngân sách dùng cho cơ quan tài chính để cập nhật, khai thác dữ liệu từ hệ thống Tamis nhằm nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng ngân sách tại các đơn vị dự toán làm cơ sở cho việc điều hành về nguồn kinh phí và tổng hợp báo cáo các cơ quan chức năng. Đồng thời, các đơn vị sử dụng NSNN phải làm đầy đủ thủ tục thanh toán trước khi gửi KBNN duyệt chi. Hạn chế tình trạng nợ thủ tục, sai nội dung chi để xin điều chỉnh mục chi vào cuối năm.

Về cơ chế quản lý cấp phát Ngân sách cho Trung tâm hiện này thông qua nhiều bộ phận, Ngân sách không được chi trực tiếp từ Kho bạc cho Trung tâm

mà phải thơng qua Sở Văn hố TTDL nên dẫn đến tính linhh hoạt của Ngân sách không cao. Đây là một hạn chế cần nhanh chóng điều chỉnh bằng việc sau khi đã duyệt xong dự tốn chi Ngân sách của Trung tâm thì Kho bạc Nhà nước nên căn cứ vào đó duyệt chi trực tiếp cho Trung tâm.

c. Về cơng tác quyết tốn và kiểm tra quyết toán

Việc lập, nộp và duyệt báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác theo u cầu. Cơng tác lập và báo cáo quyết toán phải đảm bảo sự thống nhất từ các đơn vị thụ hưởng cho đến đơn vị cấp trên, tránh tình trạng ”trống đánh xi kèn thổi ngược” giữa các cơ quan tài chính với các đơn vị lập quyết tốn. Nói cách khác phải có sự nhất quán ngay từ đầu trong việc ra các văn bản hướng dẫn việc lập báo cáo quyết toán. Đi kèm với báo cáo quyết tốn phải cần có sự đánh giá việc thực hiện kế hoạch, hiệu quả sử dụng kinh phí. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tìm hiểu nguyên nhân để dưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời cho năm ngân sách.

Quyết tốn ngân sách cũng địi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là kho Bạc Nhà nước. Các báo cáo quyết toán phải gửi cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)