Quản lý chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp thể dục thể thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 38)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Quản lý chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp thể dục thể thao

2.1.3.1. Khái niệm

Ngân sách nhà nước chi cho thể dục, thể thao được bố trí tăng dần hàng năm; phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao. Việc lập dự toán, phân bổ và quản lý Ngân sách nhà nước chi cho thể dục, thể thao được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách nhà nước.

- Đất dành cho thể dục, thể thao

+ Quy hoạch đất dành cho thể dục, thể thao thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật về bình qn diện tích đất thể dục, thể thao trên đầu người tương ứng với từng khu vực, lãnh thổ cụ thể;

+ Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của từng địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho thể dục, thể thao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đất đai và pháp luật liên quan.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ thể dục, thể thao; thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và đất đai theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.

+ Nội dung ưu tiên đầu tư

Hỗ trợ tổ chức hoạt động thể dục, thể thao quần chúng; Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên thể dục, thể thao; Tuyên truyền, hướng dẫn tập luyện các môn thể thao;

Xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung tâm thể thao vùng hoặc khu vực; Bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.

+ Ủy ban Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định danh mục các môn thể thao dân tộc. (Chính Phủ, 2007)

Quản lý NSNN thực chất là quản lý thu, chi NSNN và cân đối hệ thống NSNN. Quản lý thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Quản lý chi NSNN là việc nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc đã được xác lập.

Quản lý chi ngân sách là quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật. Chi ngân sách mới thể hiện ở khâu phân bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thơng qua các biện pháp quản lý. Rõ ràng quản lý chi ngân sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.

Quản lý chi NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Thực chất quản lý chi NSNN là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo q trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp

với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu KT-XH.

Như vậy, khái niệm về quản lý chi NSNN cho sự nghiệp TDTT là quá trình sử dụng các ngồn vốn chi tiêu của Nhà nước cho sự nghiệp TDTT từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dục ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tế đặt ra theo đúng chính sách chế độ của Nhà nước phục vụ các mục tiêu phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.

Vấn đề quan trọng trong quản lý chi NSNN cho sự nghiệp TDTT là việc tổ chức quản lý giám sát các khoản chi sao cho tiết kiệm và có hiệu quả cao, muốn vậy cần phải quan tâm các mặt sau:

- Quản lý chi phải gắn chặt với việc bố trí các khoản chi làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm soát.

- Bảo đảm yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí và quản lý các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước cho sự nghiệp TDTT.

- Quản lý chi phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi chi.

- Phân cấp quản lý các khoản chi cho các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức trên cơ sở phải phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển sự nghiệp TDTT.

- Quản lý chi ngân sách phải kết hợp quản lý các khoản chi ngân sách thuộc vốn nhà nước với các khoản chi thuộc nguồn của các thành phần kinh tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả chi.

Do đặc điểm của chi tiêu ngân sách là hầu hết các khoản chi mang tính chất bao cấp, tác dụng tới cả các lĩnh vực kinh tế chính trị, mà chi NSNN cho sự nghiệp TDTT cũng là một phần trong chi NSNN, do đó, cơng tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp TDTT cũng phải đảm bảo những nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả.

Công tác quản lý chi NSNN là một quá trình liên tục qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn từ q trình lập dự tốn đến quá trình tổ chức thực hiện chi và quyết toán chi ngân sách.

Để đảm bảo cho NSNN được sử dụng một cách có hiệu quả nhất cần phải đẩy mạnh công tác quản lý chi Ngân sách cho sự nghiệp TDTT. Đây chính là điều kiện tiên quyết cho việc phân bổ và sử dụng kinh phí Nhà nước cho sự nghiệp TDTT đạt hiệu quả là tốt nhất, đạt được mục tiêu tăng cường rèn luyện

sức khỏe cho người dân nói chung và mục tiêu hướng tới giành giải cao tại các giải thi đấu TDTT chuyên nghiệp trên thế giới.

2.1.3.2. Nội dung

Quản lý chi NSNN trong các cơ quan, đơn vị HCSN trong đó có các đơn vị sự nghiệp TDTT được tiến hành theo chu trình bao gồm ba bước: bắt đầu từ việc quản lý việc lập dự tốn chi NSNN, sau đó là quản lý việc chấp hành dự toán và cuối cùng là việc quyết toán chi NSNN.

a. Lập dự toán

Lập dự toán chi NSNN trong mỗi cơ quan, đơn vị HCSN vị là khâu mở đường quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến toán bộ quá trình quản lý chi NSNN trong tổ chức. Bởi nó là cơ sở thực hiện và dẫn dắt tồn bộ q trình thực hiện quản lý NSNN sau này của cơ quan, đơn vị.

Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ tài chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch; căn cứ vào các định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước quy định cơ quan, đơn vị lập dự toán chi NSNN theo đúng chế độ quy định.

Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán trong một cơ quan, đơn vị là nhằm phân tích, đánh giá các khoản thu, chi tài chính trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đưa ra các chỉ tiêu thu, chi tài chính sát với thực tế sao cho có hiệu quả nhất. Điều đó địi hỏi việc lập dự tốn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước.

- Việc lập dự toán phải theo từng lĩnh vực thu và lĩnh vực chi - Phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo.

- Lập dự tốn phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời gian, phải thể hiện đầy đủ các khoản thu chi theo Mục lục NSNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của nhà nước xét duyệt.

- Dự toán được lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính tốn.

Bước 1: Thơng báo số kiểm tra

Hàng năm, để lập dự toán trong các cơ quan Nhà nước, cần đòi hỏi phải có cơng tác hướng dẫn lập dự tốn của cơ quan tài chính cấp trên và thơng báo số kiểm tra dự toán. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, khi thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới đảm bảo số thu không thấp hơn số kiểm tra, số chi phải phù hợp với số kiểm tra về tổng mức và cơ cấu. Đối với ngân sách địa phương qui trình giao số kiểm tra cịn diễn ra ở nhiều cấp ngân sách và nhiều đơn vị dự toán thuộc các cấp khác nhau cho đến khi nào đơn vị dự toán cơ sở nhận được số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự tốn kinh phí, mới được coi là hồn tất cơng việc của bước này.

Bước 2: Lập dự toán

Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự tốn kinh phí, các đơn vị dự tốn cơ sở tiến hành lập dự tốn kinh phí của mình để gửi đơn vị dự tốn cấp trên hoặc cơ quan Tài chính.

Tuy nhiên, đối với mỗi đơn vị, việc lập dự toán chi đòi hỏi phải cụ thể theo nguyên tắc: Các khoản chi phải có nguồn đảm bảo; Các khoản chi qua các năm phải tương đối ổn định; Các khoản chi thường xuyên, phải gắn chặt với các hoạt động của đơn vị; Các mức chi phải tuân thủ theo đúng chế độ, chính sách quy định hiện hành của Nhà nước; Các khoản chi được lập phải đạt hiệu quả cao với nguồn lực thấp nhất.

Trên cơ sở dự tốn thu và dự tốn chi, phịng Kế hoạch – Tài chính tiến hành lập Bản Báo cáo thuyết minh dự toán. Trên Bản báo cáo thuyết minh dự toán phải chỉ ra được các nội dung sau: Căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự tốn; Cơ cấu thu, chi tài chính dự tốn có phù hợp với định mức quy định hay không; Sự thay đổi thu chi tài chính dự tốn năm kế hoạch so với năm báo cáo như thế nào, nguyên nhân cụ thể của sự thay đổi đó; Các biện pháp cơ bản để thực hiện tốt dự toán.

Bước 3: Hồn chỉnh dự tốn và trình cấp trên

Căn cứ vào dự toán đã được sự chấp thuận của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; cơ quan Tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ đề nghị cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên chính thức phân bổ và giao dự tốn chi thường xuyên cho mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị.

b. Thực hiện dự toán

- Tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên

Thực hiện dự tốn trong các cơ quan hành chính Nhà nước là khâu tiếp theo khâu lập dự tốn trong chu trình ngân sách. Thực hiện dự tốn của các cơ quan hành chính Nhà nước là q trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế – tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu chi NSNN ghi trong dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị trở thành hiện thực.

Thời gian thực hiện chấp hành dự toán chi thường xuyên ở nước ta được tính từ ngày 01 tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Trong quá trình tổ chức thực hiện dự tốn, dự tốn chi thường xuyên cần dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất, dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu hoặc tổng mức chi nếu đó là kinh phí đã nhận khốn, đã được duyệt trong dự toán.

Thứ hai, dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo, các khoản chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị luôn bị giới hạn bởi khả năng huy động các khoản thu thường xuyên.

Thứ ba, dựa vào các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành. Đây là căn cứ mang tính pháp lý cho cơng tác thực hiện chấp hành dự toán dự toán chi thường xuyên.

- Tổ chức thực hiện dự tốn chi khơng thường xuyên

Đối với chi không thường xuyên, hàng năm đơn vị được cấp trên phê duyệt một số hoạt động chi lớn như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản cố định, chi việc thực hiện tinh giản biên chế, chi nhiệm vụ đặc thù của đơn vị...trước hết để được cấp các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN qua Kho bạc, đơn vị cần mở tài khoản tại Kho bạc để tiếp nhận. Đầu năm đơn vị phải gửi cho Kho bạc nơi giao dịch một bản kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm. Nếu trong năm có nguồn đầu tư xây dựng cơ bản được bổ sung thì đơn vị cần có quyết định mức cấp bổ sung do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nộp Kho bạc. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi được sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không được sử dụng cho các mục đích khác như dùng để trang trải các nhu cầu chi thường xuyên của đơn vị… Nguyên tắc cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản đúc mục đích và đúng kế hoạch địi hỏi phải khơng ngừng hồn thiện phương pháp cấp phát vốn

thanh toán theo hướng khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành được cấp phát vốn thanh tốn là sản phẩm hàng hố vừa có giá trị và vừa có giá trị sử dụng.

c. Quyết tốn

Quyết tốn là khâu cuối cùng trong q trình quản lý tài chính năm. Quyết tốn là q trình kiểm tra rà sốt, chỉnh lý số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán, tổng kết đánh giá q trình thực hiện dự tốn năm.

Cuối quý, cuối năm các cơ quan, đơn vị phải tiến hành lập báo cáo kế tốn, báo cáo quyết tốn thu chi tài chính về tình hình sử dụng nguồn tài chính để gửi đến các cơ quan chức năng theo quy định. Báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị phản ánh tổng hợp tính hình tài sản, thu chi và kết quả sử dụng nguồn lực tài chính tại cơ quan, đơn vị nhằm cung cấp thơng tin tài chính của đơn vị giúp cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của cơ quan, đơn vị (Bộ Nội vụ, 2013).

d. Công tác thanh tra, kiểm tra chi Ngân sách nhà nước

Trên thực tế, hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra có những quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, cả hai hoạt động này đều có cùng mục đích hoạt động là nhằm phát huy những nhân tố tích cực; phịng ngừa, phát hiện, xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao của các chủ thể, góp phần hồn thiện cơ chế, chính sách quản lý và đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện tiếp theo để đạt kết quả như mong muốn (Đặng Minh Quân, 2014).

Để tăng cường hiệu quả quản lý trong cơng tác thực hiện dự tốn, cơ quan quản lý cần tăng cường:

i) Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí cho nhu cầu chi thường xun hình thức này do chính mỗi cán bộ có trách nhiệm kiểm sốt trước khi xuất quỹ của Kho bạc nhà nước thực hiện.

ii) Thực hiện kiểm tra, giám sát theo định kỳ bằng việc thẩm định các báo cáo tài chính hàng quý của các đơn vị sử dụng ngân sách. Hình thức này do các cơ quan chức năng được nhà nước giao thẩm quyền thẩm định các báo cáo tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)