Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm cho quản lý chi NSNN cho sự nghiệp TDTT tại một số địa phương trong nước địa phương trong nước
2.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Với quan điểm, phát huy mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển TDTT phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. Mục tiêu TDTT Hải Dương hướng đến năm 2020 là xây dựng nền TDTT đậm tính dân tộc, khoa học, tồn diện và hiện đại để nâng cao sức khỏe và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, giữ vững và nâng cao thành tích Thể thao của Hải Dương trong khu vực và trên tồn quốc, qua đó đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động TDTT dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước, từng bước đưa nền TDTT thành một loại hình kinh tế dịch vụ, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững.
Để thực hiện thành công những mục tiêu này, tỉnh Hải Dương đã ban hành chiến lược quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng 2020.
Theo đó, mục tiêu cụ thể mà ngành TDTT tỉnh Hải Dương hướng đến: đối với TDTT quần chúng, số trường phổ thơng tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa 2 lần/tuần đến năm 2015 đạt 80 - 85%, năm 2020 đạt 90 - 95%; năm 2015 số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 25 - 30%, năm 2020 đạt 30 - 35%; số gia đình thể thao đạt 18% (2015), năm 2020 đạt 21 - 22%; số CLB, điểm, nhóm tập luyện TDTT cơ sở đạt 2.800, năm 2020 đạt 3.500.
Đối với Thể thao thành tích cao, phấn đấu giữ thứ hạng cao trong vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Đến năm 2015, giữ vững vị trí trong tốp 10 tỉnh, thành, ngành mạnh nhất toàn quốc tại các kỳ Đại hội TDTT (cụ thể, tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII, dự kiến thi đấu 20 môn và phấn đấu giành tổng số 24 - 26 HCV, 22 HCB, 23 HCĐ). Đến năm 2020, tham gia tranh tài ở 23 môn Thể thao, phấn đấu dành tổng số 27 - 30 HCV, 27 HCB, 33 HCĐ tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác hợp tác phát triển TDTT trong nước, quốc tế.
Để thực hiện hiệu quả những mục tiêu trên, Hải Dương luôn xác định yếu tố quan trọng hàng đầu chính là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đồn thể vào mục tiêu phát triển sự nghiệp TDTT, nhằm góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc và trí tuệ con người Hải Dương, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh và phát triển kinh tế bền vững. Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong việc chỉ đạo và tổ chức các hoạt động TDTT nhằm phát huy hiệu quả công tác xã hội hóa TDTT.
Cụ thể hóa bằng việc xây dựng các giải pháp về vốn đầu tư như: tổng thu vốn đầu tư cho hoạt động TDTT giai đoạn 2007 - 2020 là 1.437 tỉ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp TDTT là 400 tỉ, chiếm 27,8 % - do ngân sách nhà nước cấp. Vốn xây dựng cơng trình TDTT là 1.037 tỉ đồng chiếm 72,2% (trong đó vốn ngân sách nhà nước là 635 tỉ đồng chiếm 42, 2%, vốn thực hiện xã hội hóa là 402 tỉ đồng chiếm 28%)..
Ngồi ra, Hải Dương ln chú trọng tới cơng tác xây dựng cơ chế, chính sách TDTT; thường xuyên đối mới phương pháp quản lý hoạt động, tăng cường tổ chức bộ máy TDTT các cấp và đẩy mạnh công tác tuyển truyền, nâng cao nhận thức; đẩy mạnh xã hội hóa TDTT, đào tạo nguồn nhân lực cho TDTT, về khoa học - công nghệ và hợp tác phát triển TDTT, các cơng trình, dự án đầu tư trọng điểm cấp tỉnh đến năm 2015. Mỗi VĐV ở giai đoạn huấn luyện sẽ có huấn luyện viên chuyên nghiệp riêng và được áp dụng các kỹ thuật huấn luyện tiên tiến cập nhật theo thời đại cùng với những trang thiết bị hiện đại và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Ngân sách sự nghiệp Thể dục Thể thao: tăng ngân sách Nhà nước cấp cho phát triển sự nghiệp thể dục thể thao ở các cấp quản lý đến năm 2010 và 2020 cụ thể: giai đoạn 2007-2010 đảm bảo chi ngân sách cho sự nghiệp thể dục thể thao là 1%; giai đoạn 2011-2020 là 1-1,2%.
Về Ngân sách xây dựng cơ bản, Tập trung đầu tư xây dựng Sân vận động Trung tâm, Trường bắn thể thao, Bể bơi, Nhà thi đấu tại Khu liên hợp thể thao tỉnh; Sân vận động, Bể bơi, Nhà thi đấu tại khu Trung tâm thể dục thể thao huyện, thành phố và khu Trung tâm thể dục thể thao xã, phường, thị trấn.
Thực hiện cải cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo đội ngũ cán bộ thể dục thể thao cơ sở, tổ chức hoạt động, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư để nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành của tỉnh đặc biệt là với cơ quan thông tin đại chúng để đưa tri thức thể dục thể thao đến mọi người dân nhằm thu hút ngày càng đông đảo quần chúng nhân dân đến với thể thao. Tăng mức đầu tư của Nhà nước cho thể dục thể thao, đồng thời tăng thu hút nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu phát triển thể dục thể thao (N.H, 2014).
2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN của Trung tâm huấn luyện thể thao Quảng Ninh
Trung tâm Huấn luyện thể thao tỉnh Quảng Ninh, được thành lập ngày 24/11/1961. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, gắn liền với các giai đoạn lịch sử dân tộc qua các thời kỳ xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chống Mỹ cứu nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, hội nhập và phát triển, được sự quan tâm, đầu tư hiệu quả của Đảng, Nhà nước và ngành thể dục thể thao, đến nay đã trở thành một Trung tâm huấn luyện thể thao của tỉnh Quảng Ninh hiện đại nhất trong toàn quốc.
Hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm bao gồm: sân bãi, nhà tập, bể bơi, các phòng tập bổ trợ, các trang thiết bị tập luyện đạt tiêu chuẩn cao, có thể đáp ứng yêu cầu tập luyện và thi đấu cho các đội tuyển thể thao. Đặc biệt, tại khu B có Trường bắn đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể tổ chức tốt các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế. Là địa điểm tin cậy và tin tưởng về công tác quản lý, huấn luyện và đào tạo của đội tuyển Quảng Ninh, hàng năm trung tâm tiếp nhận từ 15 đến 20 đội thể thao với khoảng 200 đến 300 vận động viên, huấn luyện viên, chuyên gia nước ngoài tập huấn. Với bề dày truyền thống hơn 50 năm, các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, huấn luyện viên, vận động viên tại Trung tâm đã nỗ lực hết mình đóng góp cho sự phát triển thể thao thành tích cao của đất nước. Trong thành công chung của thể thao Việt Nam tại các đấu trường Olympics, Asians, SEA Games, các giải vô địch thể giới, Châu Á, Đơng Nam Á
có sự đóng góp chính và chủ yếu của các đội tuyển tập huấn tại Trung tâm. Chính vì vậy, Trung tâm Huấn luyện thể thao tỉnh Quảng Ninh đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng rất nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba và Huân chương Độc lập hạng Ba. Trung tâm ln giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đã được hình thành xuyên suốt quá trình hơn 50 năm thành lập và phát triển để xứng đáng là bệ phóng tin cậy cho các đội tuyển tỉnh Quảng Ninh tham gia trên con đường chinh phục đỉnh cao thành tích tại các đấu trường trong và ngoài nước.
Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của vận động viên Trung tâm Huấn luyện thể thao tỉnh Quảng Ninh đã triển khai áp dụng các gải pháp đồng bộ, trong đó có giải pháp về quản lý chi NSNN cho sự nghiệp TDTT.
Đầu tư ngân sách quản lý và tổ chức hoạt động giải trí của vận động viên,để làm tốt xã hội hóa, cần đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước, chuyển một phần công việc của Nhà nước cho nhân dân và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện, nhưng Nhà nước không giảm trách nhiệm, không giảm ngân sách cho các hoạt động thể dục thể thao; tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia và hỗ trợ các đối tượng chính sách. Nói cách khác, xã hội hóa chính là q trình Nhà nước và nhân dân cùng làm để thực hiện định hướng chúng, quy hoạch chung về phát triển thể dục thể thao. Trong điều kiện thực tiễn của nước ta, chỉ có đẩy mạnh xã hội hóa thể dục thể thao mới có thể bảo đảm phát triển sự nghiệp thể dục thể thao thành một ngành kinh tế dịch vụ, có đóng góp xứng đáng vào nền kinh tế đất nước.
Đồng thời tăng cường công tác thi đua khen thưởng, đây là công tác có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lý có hiệu quả. Vì vậy, việc khen thưởng động viên kịp thời đối với các cá nhân, tổ chức làm tốt cơng tác quản lý, trong đó có cơng tác quản lý NSNN cần phải làm một cách chính xác, kịp thời, cơng khai và minh bạch. Qua đó dấy lên phong trào Thi đua sôi nổi, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển sự nghiệp TDTT, góp phần hiệu quả tuyên truyền vận động nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương (Vũ Thị Kim Gia, 2016).
2.2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý chi NSNN rút ra cho Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh
tế nhanh và rút ngắn thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố cần đặc biệt chú trọng tới việc tập trung phát triển nguồn nhân lực cả về trí lực và thể lực, do đó song song với việc đầu tư phát triển giáo dục để nâng cao trí lực cho người dân cịn phải đầu tư cho phát triển sự nghiệp TDTT nhằm nâng cao thể lực cho người dân. Xuất phát từ nhận định đó nên các thế vận hội, các giải đấu thể thao chuyên nghiệp thường xuyên được tổ chức trên thế giới tiêu tốn những khoản chi phí Ngân sách khổng lồ của các quốc gia.
Thêm vào đó để huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển sự nghiệp TDTT thì phải quản lý tốt nguồn ngân sách hạn hẹp đồng thời phải thực hiện xã hội hoá TDTT bằng cách huy động nguồn vốn đầu tư từ bên ngồi. Do đó, nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc xây dựng các Trung tâm TDTT đào tạo, huấn luyện các môn thể thao cho nhân dân và thu học phí.
Khi xây dựng mơ hình quản lý chi theo kết quả đầu ra cần phải xác định được một số vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định được lượng mà dịch vụ công cần cung cấp, mức độ
phức tạp của chúng, từ đó có các bước chuẩn bị tốt, chủ động lường trước các vấn đề nảy sinh.
Thứ hai, xác định đầy đủ và có tính khoa học các định mức về kinh tế kỹ
thuật, lao động và tài chính, kết quả dự kiến, như vậy mới đạt được yêu cầu kiểm tra tính hiệu quả của các khoản chi.
Thứ ba, xây dựng được hệ thống văn bản pháp Luật cần thiết để điều
chỉnh các hành vi khi thực hiện theo hướng cải cách đó, khơng để các đối tượng sử dụng NSNN ra khỏi sự quản lý của Luật pháp.
Thư tư, xác định mức trách nhiệm, quyền hạn của người cung cấp dịch vụ,
thực hiện kiểm soát các khoản chi
Đây là một mục tiêu rất quan trọng trong q trình đổi mới tài chính cơng mà Việt Nam ta phải học tập và sớm nghiên cứu đưa vào thực tế để tiến tới một nền tài chính hiệu quả và hiện đại.