Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh bắc ninh (Trang 59)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

 Đối với số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu được lấy từ các Thông tư, Nghị định, Quyết định, Báo cáo,..của Chính phủ và Bộ Tài chính, các tạp chí, sách kinh tế, các bài báo trên internet, các báo cáo trước đây có nội dung liên quan đến đề tài và các báo cáo quyết toán ngân sách năm từ năm 2013 đến nay

 Đối với số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài được thu thập thông qua điều tra thực tế tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh. Thông qua các phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp. Đây là phương pháp mà người phỏng vấn tới gặp trực tiếp đối tượng được phỏng vấn để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Tác giả sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin cơ bản về công tác quản lý chi NSNN của Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh nhằm phục vụ cho nghiên cứu đề tài.

Để có các đánh giá chung nhất về tình hình quản lý chi NSNN tại Trung tâm, tác giả tiến hành phỏng vấn 03 nhóm đối tượng bao gồm: 1) nhóm cán bộ quản lý tại Trung tâm; 2) nhóm vận động viên là những đối tượng được thụ hưởng ngân sách và 3) nhóm cán bộ quản lý cấp trên.

Trên cơ sở số lượng cán bộ và VĐV tại Trung tâm, tác giả tiến hành lựa chọn điều tra 02/03 BGĐ trung tâm, và 03/03 lãnh đạo phụ trách các phòng. Đồng thời tác giả cũng lựa chọn ngẫu nhiên 30 VĐV hiện đang thuộc sự quản lý của Trung tâm.

Đối với nhóm cán bộ quản lý cấp trên, tác giả tiến hành phỏng vấn các cán bộ có liên quan tới công tác quản lý chi NSNN tại các cơ quan quản lý như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh là đơn vị chủ quản của Trung tâm, Sở Tài chính, KBNN tỉnh Bắc Ninh là hai đơn vị quản lý NSNN chung toàn tình. Số lượng mẫu điều tra được thể hiện qua bảng số liệu 3.2.

Bảng 3.2. Cơ cấu phiếu điều tra

TT Đối tượng điều tra Nội dung điều tra Số phiếu điều tra

1 Cán bộ quản lý Đánh giá về định mức chi, Dự toán chi được giao, cơ chế quản lý chi NSNN,... so với nhu cầu thực tế tại đơn vị. Các yếu tố ảnh hưởng và kiến nghị các giải pháp thực hiện

30

- Lãnh đạo trung tâm (Ban giám đốc, trưởng các phòng ban) 5 - Cán bộ các phòng ban của Trung tâm 25

2 Vận động viên (người được thụ hưởng ngân sách)

Nhận xét chung về công tác quản lý chi NS tại Trung tâm, kết quả các khoản chi so với thực tế,… các giải pháp đề xuất.

30

3 Cán bộ quản lý cấp trên Đánh giá về các tiêu chuẩn, định mức chi cho sự nghiệp TDTT, công tác quản lý chi NSNN tại Trung tâm. Các yếu tố ảnh hương và các giải pháp đề xuất.

30

Sở tài chính 10

KBNN 10

Sở Văn hóa thể thao và du lịch

10

3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Các dữ liệu thu thập được kiểm tra theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó sử dụng các ứng dụng của phần mềm Exel, chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: thời gian, định mức chi, các khoản mục chi,... Từ các kết quả phân tổ này chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,...

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện công tác quản lý chi NSNN của Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên TDTT tỉnh Bắc Ninh, thông qua đó đánh giá được các chỉ tiêu phân cấp cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện ra những hạn chế và nguyên nhân các vấn đề cần giải quyết để xây dựng các giải pháp cho công tác quản lý chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên TDTT tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

- Phương pháp so sánh: So sánh được dùng chủ yếu trong việc phân tích số liệu thực tế qua các năm, so sánh các chỉ tiêu trong các trường hợp cụ thể, so sánh các mức độ tìm ra được hệ thống mô tả mối quan hệ của các mức độ và được mô tả thông qua bảng số liệu hoặc sơ đồ, hình cần thiết. 3.2.4. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực quản lý chi ngân sách nhà nước nhằm xác định được các yếu tố cơ bản, cốt lõi cần nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp này để phỏng vấn 10 chuyên gia về lĩnh vực quản lý chi NSNN đó là cán bộ lãnh đạo Sở Tài chính, cán bộ lãnh đạo KBNN, và lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch tỉnh.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng chi Ngân sách Nhà nước

- Định mức phân bổ nhiệm vụ chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên TDTT giai đoạn 2014-2016

- Dự toán chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên TDTT (Do UBND tỉnh giao và do HĐND huyện quyết định hàng năm)

- Kết quản thực hiện dự toán chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên TDTT.

- Số khoản chi Ngân sách Nhà nước; số lượng và cơ cấu các khoản chi NSNN hàng năm theo lĩnh vực, theo khoản chi

- Tổng chi Ngân sách Nhà nước qua các năm.

- Chỉ tiêu cơ cấu và sự biến động khoản chi NSNN tại Trung tâm qua các năm.

3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý chi NSNN + Số đợt thanh tra, kiểm tra. + Số đợt thanh tra, kiểm tra.

+ Số vi phạm phát hiện sau thanh tra, kiểm tra.

+ Giá trị, tỷ lệ các khoản chi sai NSNN phát hiện được.

+ Tỷ lệ các sai phạm mắc phải trong quản lý chi NSNN của Trung tâm. + Giá trị thu hồi chi sai và thu thiếu trong quản lý chi NSNN.

3.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đánh giá của cán bộ về quản lý NSNN Trung tâm Trung tâm

+ Đánh giá của cán bộ điều tra về tỷ lệ sai phạm phát hiện được trên tổng sai phạm trong quản lý chi NSNN của Trung tâm;

+ Tỷ lệ các đánh giá của cán bộ điều tra theo 3 mức: tốt, bình thường, chưa tốt về quy trình quản lý chi NSNN, cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn, năng lực cán bộ, chế độ với cán bộ,... của tỉnh Bắc Ninh;

+ Tỷ lệ các đánh giá của cán bộ điều tra theo 3 mức: quan trọng, bình thường, không quan trọng về các nguyên nhân dẫn đến tình hình quản lý chi NSNN của Trung tâm như hiện nay.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN VẬN ĐỘNG VIÊN TDTT TỈNH BẮC NINH HUẤN LUYỆN VẬN ĐỘNG VIÊN TDTT TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Nguồn vốn đầu tư cho Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên TDTT tỉnh Bắc Ninh TDTT tỉnh Bắc Ninh

Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh là một đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc sự quản lý của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh; NSNN là nguồn kinh phí chủ yếu để duy trì hoạt động của Trung tâm, năm 2014 chiếm trên 79% tỷ trọng tổng nguồn vốn cho hoạt động của Trung tâm, tới năm 2015 con số này giảm xuống nhưng vẫn giữ ở mức trên 69% tổng nuồng vốn hoạt động của Trung tâm (bảng 4.1).

Bảng 4.1. Nguồn vốn đầu tư cho Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên TDTT tỉnh Bắc Ninh trong 3 năm 2014 – 2016

ĐVT: Triệu đồng Nguồn vốn đầu tư 2014 2015 2016 So Sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ Tổng số 21.942 100,00 26.034 100,00 29.841 100,00 118,65 114,62 116,62 - Ngân sách 17.536 79,92 19.484 74,84 20.647 69,19 111,11 105,97 108,51 - Viện trợ, tài trợ 4.406 20,08 6.550 25,16 9.194 30,81 148,66 140,37 144,45 Nguồn: Sở Tài Chính Bắc Ninh (2017) Nguồn kinh phí cho Trung Tâm phổ biến từ các nguồn sau:

- Nguồn NSNN bao gồm: Kinh phí đảm bảo cho hoạt động thường xuyên tại đơn vị, thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện, tham gia thi đấu trong phạm vi dự toán

- Nguồn tài trợ: Tiền viện trợ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, tiền ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp để đầu tư cho thể thao, tiền ủng hộ của các tổ chức Việt kiều, các khoản được biếu tặng bằng hiện vật (trang thiết bị huấn luyện, thi đấu...)

Qua bảng 4.1 cho thấy nhìn chung 3 năm 2014 -2016 tổng nguồn vốn hoạt động của Trung tâm tăng dần qua các năm, năm 2014 nguồn vốn chỉ đạt 21,9 tỷ

đồng thì đến năm 2016 nguồn vốn đạt tới hơn 29,8 tỷ đồng, bình quân 3 năm tăng 16,62%. Những năm gần đây, chỉ có 2 nguồn kinh phí cho hoạt động của Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh đó là kinh phí từ Ngân sách Nhà nước và từ viện trợ, tài trợ. Trong đó nguồn kinh phí chiếm tỷ trọng chủ yếu là từ nguồn NSNN, với tổng mức đầu tư của NSNN năm 2015 là 19,48 tỷ đồng, tới năm 2016 là 20,6 tỷ đồng đây là nguồn NSNN hàng năm cung cấp cho hoạt động Trung tâm. Nguồn NSNN là ổn định, có vai trò quan trọng đối với hoạt động huấn luyện TDTT của tỉnh. Nguồn NSNN đầu tư cho hoạt động của đơn vị được phân chia ra làm 3 mảng do hai phòng chức năng của Sở Tài chính quản lý và cấp phát. Trong đó phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp của Sở Tài chính quản lý và cấp phát nguồn NSNN và nguồn vốn NSTW hỗ trợ cấp cho hoạt động chi thường xuyên của sự nghiệp TDTT. Phòng Tài chính Đầu tư - Sở Tài chính quản lý và cấp phát nguồn NSNN cấp cho đầu tư phát triển TDTT như: vốn đầu tư XDCB, vốn hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư hạ tầng TDTT, vốn mục tiêu quốc gia có tính chất đầu tư.

Mặc dù tổng nguồn vốn Ngân sách đầu tư cho Trung tâm ngày càng tăng. Năm 2014 là 17,5 tỷ đồng đến năm 2015 là 19,48 tỷ đồng, năm 2016 con số này là 20,6 tỷ đồng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thi đấu thể thao. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh cần quan tâm hơn đến các nguồn đầu tư cho sự nghiệp này. Một vấn đề đặt ra đối với Bắc Ninh là trong quản lý và sử dụng các khoản chi NSNN cho đơn vị cần phải theo một cơ chế và thủ tục chặt chẽ để đảm bảo các khoản chi ngân sách ngày càng tiết kiệm và có hiệu quả. Điều này cũng tạo ra sức ép đối với NSĐP trong việc cân đối nguồn chi ngân sách cho ngành TDTT.

4.1.2. Thực trạng quản lý chi NSNN đối với Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh

4.1.2.1. Quy trình quản lý và tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN đối với Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh

Ngân sách Nhà nước là nguồn vốn do KBNN quản lý thu và chi cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách nói chung và cho Trung tâm Đào tạo, huấn luyện Vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

a. Mô hình quản lý

Hiện nay, việc phân cấp quản lý được thực hiện như sau:

phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các Sở, ngành có liên quan quản lý và điều hành ở tất cả các khâu: lập và phân bổ dự toán, điều hành cấp phát và kiểm tra quyết toán cho đơn vị.

+ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý ngân sách các đơn vị trực thuộc ở ở các khâu: lập và phân bổ dự toán, kiểm tra, quyết toán.

b. Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu như Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh

Theo mô hình quản lý như trên, tổ chức bộ máy trực tiếp quản lý chi NSNN cho đơn vị được bố trí như sau:

- Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh theo dõi, quản lý chi NSNN đối với ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch được phân công cho một số phòng ban chức năng trực tiếp đảm nhiệm. Như sau:

+ Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý chi NSNN lĩnh vực thường xuyên.

+ Phòng Tài chính đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý vốn đầu tư XDCB

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn toàn tỉnh và trực tiếp quản lý tất cả các đơn vị trực thuộc. Phòng ban đảm nhận nhiệm vụ quản lý là Phòng Tài chính kế hoạch

- Kho bạc nhà nước: có chức năng quản lý quỹ NSNN, kiểm soát chi ngân sách như: kiểm soát tính hợp pháp của chứng từ, chữ ký của người chuẩn chi, số tiền chi trả có nằm trong dự toán được duyệt, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách hiện hành.

- Trung tâm huấn luyện đào tạo, huấn luyện vận động viên tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh: Trực tiếp nhận kinh phí do cơ quan tài chính cấp.

c. Mối quan hệ theo chiều dọc của bộ máy quản lý chi NSNN

Theo quy định hiện hành, các đơn vị sử dụng ngân sách phải mở tài khoản tại KBNN để thực hiện thu, chi qua KBNN, đối với các khoản kinh phí thuộc NSNN thì theo quy định của Luật NSNN và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN trong quá trình thanh toán.

hóa dự toán chi cả năm thành nhu cầu chi hàng quý, lập chi tiết cho 4 nhóm mục chi (chi cho con người, chi cho quản lý hành chính, chi hoạt động chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng) để làm căn cứ quản lý, cấp phát, thanh toán. Khi có nhu cầu thanh toán, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập giấy rút dự toán ngân sách, kèm theo hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch. KBNN nơi giao dịch kiểm tra hồ sơ thanh toán, các điều kiện thanh toán theo quy định và thực hiện việc chi trả, thanh toán. Trường hợp chưa có đủ điều kiện thực hiện thanh toán trực tiếp qua KBNN thì được phép cấp tạm ứng đối với một số khoản chi theo quy định. Sau khi hoàn thành công việc và có đủ chứng từ thanh toán thì chuyển từ tạm ứng sang thực chi.

Sở Tài chính phải chủ động đảm bảo kinh phí cho Trung tâm; trong trường hợp nguồn thu không đảm bảo nhu cầu chi phải phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch điều chỉnh kịp thời dự toán chi trong phạm vi cho phép.

Sở Tài chính và KBNN phối hợp kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng kinh phí NSNN ở đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả của vốn NSNN.

Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ cuối năm, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị, phải được đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của Sở Tài chính và KBNN cả về tổng số và chi tiết. Khi đó đơn vị mới được tiến hành lập báo cáo quyết toán năm.

Các cấp ngân sách có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán trực thuộc và thẩm tra báo cáo quyết toán chi cho ngành Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh bắc ninh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)