Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Các yếu tổ ảnh hưởng tới quản lý chi Ngân sách cho sự nghiệp TDTT
2.1.4.1. Nhóm yếu tố khác quan a. Cơ chế pháp lý
TDTT có tầm quan trọng lớn lao, sự phát triển của sự nghiệp TDTT có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và tác động tới các lĩnh vực trong đời sống
xã hội, đặc biệt là việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm phục vụ mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển dân giàu - nước mạnh, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục thể chất. Xuất phát từ chủ trương, chính sách ấy mà Nhà nước ta dần có sự thay đổi về phương thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với lĩnh vực TDTT. Trong Luật Thể dục, Thể thao được ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 có quy định rõ chính sách của Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao:
- Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực, tầm vóc người Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng dần đầu tư ngân sách nhà nước, dành quỹ đất và có chính sách phát huy nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao, phát triển một số môn thể thao đạt trình độ thế giới.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi, giải trí của nhân dân, bảo đảm để các cơ sở thể thao công lập và tư nhân được bình đẳng trong việc hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai theo quy định của pháp luật.
- Ưu tiên đầu tư phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các mơn thể thao dân tộc.
Tiếp đó các trường, trung tâm đào tạo chuyên nghiệp về TDTT theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 thay thế cho Nghị định 10/2002 NĐ- CP theo đó đơn vị sự nghiệp cơng lập không những được trao quyền tự chủ về tài chính mà cịn được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế. Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là một bước cụ thể hố đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các đơn vị sự nghiệp.
b. Điều kiện kinh tế – xã hội, nguồn lực NSNN
chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ, nguồn vốn được huy động nhiều hơn. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các khoản chi tiêu sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi ngân sách nhà nước giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả đầu vào tăng điều này gây ra khó khăn trong việc thực hiện dự toán đối với các khoản chi đã được dự toán từ năm trước với mức giá đầu vào thấp hơn so với thực tế. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp TDTT trên địa bàn địa phương.
Dự toán về chi ngân sách cho sự nghiệp TDTT được lập luôn luôn dựa và tính tốn có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách, vì vậy, chi ngân sách cho sự nghiệp TDTT tại mỗi địa phương không được vượt quá thu ngân sách dành cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương để lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp TDTT hàng năm. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì khơng phụ thuộc vào NSTW cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp TDTT.
c. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý NS
Khi nói đến một bộ máy quản lý chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong q trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Do đó sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý NS có sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý chi NSNN.
2.1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan
a. Tổ chức chỉ đạo thực hiện, quy trình quản lý
Mỗi đơn vị sự nghiệp là một chủ thể tài chính độc lập. Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đơn vị phải tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn. Kế tốn là việc thu thập, xử lý, cung cấp phân tích thơng tin về hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong đơn vị. một cơ chế tài chính hiệu quả hay kém hiệu quả sẽ được phản ánh trung thực nhất qua những kết quả số liệu của cơng
tác kế tốn, thống kê. Các đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách của Nhà nước hiện đang hạch toán kế toán theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế tồn hành chính sự nghiệp. Cơ chếquản lý tài chính và tổ chức cơng tác kế tốn có tác động qua lại lẫn nhau. từ kết quả của cơng việc kế tốn, thủ trưởng cơ quan và cán bộ quản lý có thể rút ra những kinh nghiệm, bài học để quản lý tài chính ngày càng tốt hơn. Ngược lại, việc quản lý tài chính tốt hay chưa tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phản ánh thơng tin trên báo cáo kế tốn.
Hệ thống kiểm tra, kiểm sốt tình hình tài chính của đơn vị như thanh tra tài chính, kiểm tra tài chính, kiểm tốn, kiểm sốt nội bộ, thuế … Với bất kỳ cơ chế quản lý nào đều phải được giám sát thực hiện bởi một hệ thống kiểm tra, kiểm sốt. Đây có thể là cơng tác kiểm tra nội bộ trong đơn vị hay là sự giám sát của các cơ quan khác ngoài đơn vị như cư quan thanh tra, cơ quan kiểm toán… Việc kiểm tra giám sát luôn luôn cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế tài chính. Bởi trong q trình điều hành ngân sách, thực thi các nhiệm vụ của mình, đơn vị có thể vấp phải những sai sót. Việc kiểm tra, kiểm sốt sẽ tìm ra những thiếu sót trong cơ chế quản lý tài chính từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục. Đặc biệt là khi có người v tình lợi dụng kẽ hở của quản lý tài chính để tham ơ, tham nhũng. Khi đó, việc kiểm tra, kiểm sốt sẽ vấp phải những khó khăn song nó sẽ giúp cơ chế quản lý ngày càng hồn thiện hơn.
Việc ứng dụng cơng nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trị khơng thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp TDTT ở địa phương nói riêng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà cơng nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp TDTT trên địa bàn địa phương.
b. Năng lực làm việc, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý
Con người là trung tâm của mọi hoạt động trong xã hội, cơ chế quản lý tài chính sẽ khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của đơn vị sự nghiệp tuỳ thuộc vào năng lực trình độ của người vận dụng nó. Trước hết, ở tầm vĩ mơ, những nhà hoạch định chính sách, những nhà xây dựng luật pháp phải có sự hiểu biết, kiến
thức chuyên sâu đầy đủ. Để đạt được điều đó cần phải trải qua một thực tế để rồi được con người nhận thức và điều chỉnh cho phù hợp. Đối với đơn vị là nơi được trực tiếp sử dụng nguồn tài chính thì yếu tố con người lại đặt ra một yêu cầu cấp thiết. Người sử dụng ngân sách từ lãnh đạo, cán bộ quản lý cho đến kế tốn cần thiết phải có trình độ, chun mơn để quản lý tài chính một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và phát huy tối đa hiệu quả vốn ngân sách.
Bên cạnh năng lực chun mơn thì đối với cán bộ cơng chức cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức như đòi hối lộ, đưa đút lót, thơng đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hưởng khơng tốt tới q trình quản lý chi ngân sách nhà nước gây giảm hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước nghiêm trọng.