4.2.2.1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy trình quản lý chi NSNN
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy trình quả lý chi NSNN là toàn bộ quá trình từ khâu ra định mức, lập dự toán, thiết lập hồ sơ thanh toán. Nếu quá trình này thực hiện không nghiêm túc, kỹ lưỡng, không được chỉ đạo giám sát sát sao sẽ dẫn đến quá trình kiểm soát mất nhiều thời gian, hoạt động kiểm soát phức tạp hơn.
* Đánh giá thời gian duyệt chi, thời gian thanh quyết toán các khoản chi NSNN cho Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh
Ý kiến đánh giá của cán bộ điều tra về công tác quản lý, thời gian duyệt chi các khoản chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên TDTT tỉnh Bắc Ninh được tổng hợp qua bảng 4.13.
Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ điều tra về quản lý, thời gian duyệt chi các khoản chi NSNN tại Trung tâm
Chỉ tiêu Số ý kiến
trả lời
Tỷ lệ % trong tổng số ý kiến trả lời 1. Công tác quản lý thanh toán các khoản chi 90 100,00
Kiểm soát nhanh, chính xác 39 43,33
Nắm trắc nghiệp vụ, truyền đạt tốt 21 23,33
Lúng túng trong việc truyền đạt và hướng dẫn đơn vị 19 21,11
Ý kiến khác 11 12,22
2. Thời gian giao dịch chờ thanh toán 90 100,00
- Nhanh, gọn không phải chờ đợi lâu 41 45,56
- Bình thường 26 28,89
- Lâu, mất nhiều thời gian chờ đợi 22 24,44
- Ý kiến khác 1 1,11
Phần lớn các cán bộ được hỏi trả lời việc kiểm soát chi nhanh, chính xác, chiếm tỷ lệ 43,33% cán bộ điều tra. Tuy nhiên, vẫn còn trên 21% số cán bộ được hỏi cho rằng còn nhiều lúng túng trong việc truyền đạt và hướng dẫn cán bộ, đơn vị khi làm hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán các khoản chi NS tại Trung tâm; mặt khác, các cán bộ điều tra cho biết, đôi lúc cán bộ quản lý thanh toán còn không nắm chắc các thủ tục, hồ sơ và định mức của các khoản thanh toán.
Về thời gian giao dịch chờ thanh toán, vẫn còn có tới 24,44% cán bộ được hỏi có câu trả lời là thời gian giao dịch lâu, mất nhiều thời gian chờ đợi.
4.2.2.2. Năng lực, trình độ, ý thức làm việc của cán bộ quản lý chi NSNN tại Trung tâm
Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý chi NSNN tại Trung tâm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động quản lý chi NSNN. Cán bộ quản lý có năng lực, giỏi chuyên môn, nắm chắc cơ chế pháp lý hoạt động quản lý chi ngân sách và các danh mục, định mức, thủ tục chi NSNN mới có khả năng đánh giá, xác minh, kiểm soát các khoản chi NSNN.
Thái độ làm việc của cán bộ quản lý chi NSNN cũng có ảnh hưởng tới kết quả quản lý. Cán bộ quản lý làm việc với thái độ không nhiệt tình, nghiêm túc, khách quan sẽ dẫn đến thời gian kiểm soát kéo dài, và các khoản chi sai không được phát hiện.
* Đánh giá trình độ, năng lực, thái độ làm việc của cán bộ quản lý và các cán bộ đơn vị thụ hưởng NSNN
Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ, VĐV tại Trung tâm về cán bộ quản lý chi NSNN của Trung tâm Đào tạo huấn luyện VĐV TDTT tỉnh Bắc Ninh
Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt Số ý kiến (n=60) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=60) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=60) Tỷ lệ (%) - Thái độ trong công việc 28 46,67 24 40,00 8 13,33 - Tinh thần, trách nhiệm
đối với công việc 19 31,67 20 33,33 21 35,00
- Khả năng kiên định,
quyết đoán 24 40,00 23 38,33 13 21,67
- Trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ chi NSNN 18 30,00 22 36,67 20 33,33
Bảng 4.14 thể hiện đánh giá của các cán bộ cán bộ nhân viên, huấn luyện viên, vận động viên thụ hưởng NSNN của Trung tâm về cán bộ kiểm soát chi NSNN của KBNN tỉnh Bắc Ninh.
Theo phần đông cán bộ được hỏi nhận xét thì về thái độ trong công việc và trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán của các cán bộ quản lý NSNN cơ bản đạt yêu cầu của hoạt động quản lý chi NSNN tại Trung tâm. Tuy nhiên, đánh giá về tinh thần, trách nhiệm đối với công việc cũng như về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chi NSNN của cán bộ KBNN tỉnh thì có tới 34,44% cho rằng chưa tốt. Điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cũng như độ chính xác của kết quả quản lý.
Đánh giá của các cán bộ quản lý chi NSNN KBNN, các Sở liên quan tỉnh Bắc Ninh về cán bộ kế toán, cán bộ trực tiếp lập dự toán, hồ sơ quyết toán tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện VĐV TDTT tỉnh Bắc Ninh chưa cao. Từ 40% đến trên 50% các cán bộ quản lý chi NSNN điều tra cho rằng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật, văn bản liên quan đến chi NSNN của các cán bộ kế toán, cán bộ lập hồ sơ dự toán, quyết toán của Trung tâm còn chưa tốt, làm việc còn thiếu kiên định và quyết đoán.
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ quản lý cấp trên về cán bộ Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh
Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%)
Thái độ trong công việc 5 16,67 14 46,67 11 36,67
Tinh thần, trách nhiệm đối với
công việc 8 26,67 12 40 10 33,33
Khả năng kiên định, quyết đoán 11 36,67 7 23,33 12 40 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
chi NSNN 8 26,67 9 30 13 43,33
Trình độ, hiểu biết về pháp luật,
văn bản liên quan đến chi NSNN 7 23,33 7 23,33 16 53,33 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát điều tra (2017) Về tinh thần, trách nhiệm đối với công việc của cán bộ kế toán, cán bộ lập hồ sơ dự toán, quyết toán Trung tâm cũng chưa nhận được sự đánh giá cao của các cán bộ quản lý chi NSNN, thái độ trong công việc được nhận xét là chưa thật
tốt. Các yếu tố chủ quan thuộc về cán bộ kế toán Trung tâm trực tiếp hoàn tất hồ sơ thủ tục cấp ngân sách, và tính toán đề xuất, làm hồ sơ thanh toán các khoản chi NSNN theo quy định đã được ban hành về Trung tâm, đồng thời cũng là tác nhân chính dẫn đến tình trạng các sai phạm trong hoạt động chi NSNN tại Trung tâm. 4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ THAO TỈNH BẮC NINH
4.3.1. Định hướng và mục tiêu cơ bản phát triển TDTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020; Quan điểm về NSSN TDTT Bắc Ninh đến năm 2020; Quan điểm về NSSN TDTT
4.3.1.1. Định hướng phát triển TDTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2020
a. Định hướng chung của ngành TDTT
Phát triển thể dục thể thao hướng mạnh về cơ sở, gắn với yêu cầu xây dựng đời sống văn hoá, nâng cao thể lực và tầm vóc con người Bắc Ninh; tập trung đầu tư cho thể dục thể thao trường học, tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Chú trọng đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao, ưu tiên đầu tư phát triển những môn thể thao có thế mạnh của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 thể thao Bắc Ninh đạt thành tích cao ở một số môn truyền thống, có thế mạnh như: Vật, Cờ vua, Karatedo. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các tầng lớp nhân dân và các tổ chức tham gia hoạt động và đầu tư cho thể dục thể thao, phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tương xứng với vị trí, tiềm năng, tốc độ và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Làm cho mọi người dân được luyện tập, thi đấu, hưởng thụ giá trị thể dục thể thao...
b. Định hướng cụ thể của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
Phát triển thể dục thể thao tỉnh Bắc Ninh mang tính dân tộc, khoa học và nhân dân, góp phần nâng cao sức khoẻ, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, phát huy truyền thống và tiềm năng, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển thể dục thể thao tỉnh Bắc Ninh toàn diện về thể dục thể thao trường học, thể dục thể thao quần chúng làm nền tảng cho thể thao thành tích cao.
- Phát triển thể dục thể thao tỉnh Bắc Ninh phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, gắn với sự phát triển dịch vụ, du lịch, lễ hội truyền thống của các địa phương và sự phát triển thể dục thể thao toàn quốc, phát huy tốt sự hợp tác quốc tế.
- Thể thao thành tích cao Bắc Ninh cần được phát triển theo xu hướng chung của quốc gia, quốc tế và đầu tư mạnh mẽ hơn.
- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thể dục thể thao dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước, từng bước đưa thể dục thể thao thành một loại hình dịch vụ, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.
- Phát triển thể dục thể thao của Bắc Ninh lấy các trường học là địa bàn chiến lược; thanh thiếu nhi, học sinh là đối tượng chiến lược.
c. Định hướng về quản lý chi NSNN TDTT
Việc hoàn thiện quản lý chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh cho Trung tâm huấn luyện TDTT Bắc Ninh thời gian tới cần dựa trên các định hướng sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quản lý chi NSNN phải được dựa trên cơ sở đường lối chính sách phát triển KT-XH của tỉnh và đổi mới quản lý NSNN theo quy định của pháp luật và phải gắn liền với quy hoạch phát triển TDTT tại địa phương nhằm phát triển lĩnh vực TDTT theo hướng xã hội hoá trong điều kiện kinh tế mở, hội nhập trước những thách thức và cơ hội. Quan điểm này cần quán triệt theo hướng nhiẹm vụ chính sách ngân sách tỉnh vừa phải chi cho nhu cầu công tác quản lý nhà nước, đảm bảo cho phát triển TDTT, vừa phải trở thành công cụ điều tiết xã hội của tỉnh.
Điều hành ngân sách cấp tỉnh trên cơ dự toán ngân sách được duyệt, tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện và đã đạt được những mục tiêu quan trọng.
Chấp hành hệ thống pháp luật tài chính đảm bảo phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của tài chính nhằm tăng cường kỷ cương tài chính chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghiêm chỉnh luật NSNN ở đơn vị dự toán trong các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, phân cấp và quyết toán ngân sách.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí cho TDTT ở mức hợp lý, để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Coi trọng hiệu quả các khoản chi và xác định các nội dung trọng tâm cần chi từ NSNN. Mặt khác, quản lý chi NSNN phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong việc quản lý chi ngân sách theo hướng gắn trách nhiệm với quyền hạn cụ thể phù hợp với phân cấp quản lý tài chính, quản lý TDTT.
Thứ ba, quản lý chi NSNN cho đơn vị phải tiến hành đồng thời với công tác quản lý tài chính trong quản lý tài chính nói chung và quản lý ngân sách cho sự nghiệp TDTT nói riêng và phù hợp với tiến trình cải cách hành chính nhà nước.
Thứ tư, hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách phải đi liền với nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính của đơn vị, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính để đáp ứng nhu cầu quản lý hiện nay. Đồng thời, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách.
Thứ năm, tăng cường quản lý chi NSNN phải ứng dụng được công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
4.3.1.2. Mục tiêu phát triển công tác huấn luyện TDTT Bắc Ninh đến năm 2020
a. Thể thao quần chúng
- Phấn đấu đến năm 2020 số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khoá đạt 100%. Đảm bảo 100% trường đủ giáo viên chuyên trách thể dục thể thao cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; cấp Tiểu học 50% số trường có giáo viên chuyên trách thể dục thể thao, đảm bảo 100% trường Tiểu học có giáo viên chuyên trách thể dục thể thao.
- Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên (từ 18 tuổi trở lên) đạt đạt 40 - 45%. dân số; Số gia đình thể thao đạt 23 - 25%.
-Số Câu lạc bộ, điểm, nhóm tập luyện thể dục thể thao cơ sở 1250 - 1500. - Số huyện, thành phố có sân vận động, nhà tập, bể bơi đạt 95 - 100%. Số xã, phường, thị trấn có cơ sở vật chất thể dục thể thao theo quy định đạt 90 -100%.
- Thành lập 8 - 12 Liên đoàn, hiệp hội thể dục thể thao cấp tỉnh, năm 2015 - 2020 đảm bảo 80% số môn có Liên đoàn.
b. Thể thao thành tích cao
- Phấn đấu đưa thể dục thể thao Bắc Ninh xếp hạng khá ở vùng Đồng bằng sông Hồng (cụm thi đua số 3) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, phấn đấu giành thứ hạng 20 - 22/67 tỉnh, thành, ngành.
- Số lượng huy chương giành được trong các cuộc thi đấu SEA Games, Châu Á, quốc tế là: 15 - 17 huy chương (tính cả giải trẻ).
4.3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh
4.3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp TDTT hợp lý, hiệu quả
Cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp TDTT hợp lý sẽ tạo điều kiện để ngành Văn hóa Thể thao và du lịch phát triển theo định hướng của Nhà nước. Một cơ cấu chi hợp lý sẽ phát huy được hiệu quả đầu tư từ nguồn NSNN và các biện pháp quản lý chi cũng được áp dụng sát hơn. Do vậy, trong thời gian tới, cần có một cơ cấu chi hợp lý hơn nên cần có hai điều chỉnh:
Thứ nhất: Tăng dần tỷ trọng chi trong tổng chi NSNN của tỉnh để đảm bảo nguồn kinh phí.
Thứ hai: Hoàn thiện cơ cấu theo 4 nhóm mục chi. Bởi vì, trong giai đoạn 2008-2012 phần lớn các khoản chi NSNN liên quan đến con người. Phần chi cho hoạt động chuyên môn, mua sắm sửa chữa chiếm tỷ trọng rất nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng, nên Bắc Ninh cần phải xây dựng một cơ cấu chi theo 4 nhóm mục chi một cách hợp lý hơn. Do vậy, trước mắt, phải đáp ứng đủ mức chi thường xuyên cho con người đảm bảo điều kiện tái tạo sức lao động. Giảm dần tỷ trọng các khoản chi quản lý hành chính, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi hội nghị, tiếp khách.
4.3.2.2. Hoàn thiện quy trình lập, phân bổ dự toán, cấp phát, quyết toán theo luật NSNN và các qui định mới.
Nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN là yêu cầu cấp bách trong điều kiện hiện nay, để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN cần tập trung vào một số giải pháp:
a. Về khâu lập và phân bổ dự toán
Đây là khâu ban đầu, nó định hướng và xuyên suốt qui trình cấp phát, thực hiện qui trình quản lý ngân sách theo luật. Căn cứ lập dự toán phải dựa trên nhiệm vụ chính trị được giao, các cơ chế, chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Dự toán được lập phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, tính đủ và đúng trong năm ngân sách.
Trong dự toán phải tính toán đầy đủ các khoản thu - chi trong từng đơn vị