Cụm công nghiệp Hồ Điền xã Hạ Mỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

Trong quá trình thực hiện, huyện đã tập trung rà soát quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến năm 2020 đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong đó, nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô vừa và nhỏ, chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bƣớc đầu xây dựng thƣơng hiệu hàng hóa nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Nhìn chung tiến độ thực hiện nhóm chỉ tiêu về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất tại 15 xã tốt. Tính đến cuối năm 2017, toàn bộ 15/15 xã đã đạt chỉ tiêu về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất.

4.2.4. Nhóm tiêu chí về Văn hóa – Xã hội – Môi trƣờng

- Giáo dục: Công tác giáo dục đƣợc quan tâm chỉ đạo, duy trì và giữ vững 15 xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) là 92,5%. Huyện đã đào tạo 101 lớp nghề miễn phí cho 3.509 lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg; hỗ trợ lao động học nghề tại trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Thƣơng mại Hà Nội cho 3.850 lao động. Sau học nghề, ngƣời lao động có việc làm mới, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; Đa số các học viên đã áp dụng kiến thức vào sản xuất, chăn nuôi, tự tạo việc làm tăng thu nhập cho bản thân. Từ đó, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2017 đạt 80%. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội, Công ty

Atlantic tƣ vấn du học nghề xuất khẩu lao động cho 1.847 ngƣời là Đoàn viên thanh niên ở các xã, thị trấn. Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí về giáo dục.

- Y tế: Công tác y tế có sự chuyển biến tích cực, hoạt động chăm sóc và

bảo vệ sức khỏe nhân dân đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong huyện. Thực hiện tốt việc triển khai Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020, đến nay có 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã, trong đó, 14/15 xã đạt chuẩn giai đoạn 2011 - 2020. Mỗi trạm y tế xã có từ 1- 2 bác sỹ phục vụ. Công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế đƣợc triển khai đến tất cả các trạm y tế; tỷ lệ ngƣời có thẻ BHYT đạt 70%. Cơ sở vật chất ngành y tế tiếp tục đƣợc đầu tƣ, bệnh viện huyện đƣợc nâng cấp thành bệnh viện đa khoa hạng II. Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế không ngừng đƣợc nâng cao, toàn huyện có 02 bác sỹ chuyên khoa II, 18 bác sỹ chuyên khoa I, tỷ lệ bác sỹ/vạn dân đạt 3,93 bác sỹ/vạn dân. Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế hàng năm đạt và vƣợt chỉ tiêu cấp trên giao: tiêm chủng mở rộng cho trẻ < 1 tuổi đạt 99,5%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,95%. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng là 10,4% .

Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế cơ sở theo bộ tiêu chí mới, các Trạm y tế đều đƣợc đầu tƣ xây dựng và cải tạo có đủ điều kiện phòng làm việc và trang thiết bị y tế theo chuẩn quốc gia, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn đối với hệ thống các Trạm y tế. Tính đến cuối năm 2017, huyện đã đầu tƣ xây dựng mới 7 trạm y tế tại các xã Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Tân Hội, Liên Trung, Đồng Tháp, Trung Châu và sửa chữa 01 trạm y tế xã Hồng Hà.

- Văn hóa: Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm lớn của đất nƣớc và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt phong trào „Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Chỉ thị số 22 (2013) của Huyện ủy về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, ứng xử văn hóa trên địa bàn huyện. Đến nay, toàn huyện có 45 làng, 13 thôn có 21 cụm dân cƣ đạt danh hiệu văn hóa; có 89% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt và vƣợt so với chỉ tiêu của thành phố (4%).

- Về môi trường: Công tác bảo vệ môi trƣờng luôn đƣợc huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung nhƣ: thực hiện công tác thu gom rác thải

sinh hoạt; vận động các cơ sở chăn nuôi di dời ra khỏi khu vực khu dân cƣ; xây dựng các công trình biogas để xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Lồng ghép công tác tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng, xây dựng cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp với công tác dân vận, ra quân thu dọn vệ sinh tại các đƣờng làng, ngõ xóm, nơi công cộng… Huyện Đan Phƣợng đã có 3 nhà máy nƣớc tại thị trấn Phùng, Tân Hội và Tân Lập với tổng công suất là 6.350 m3/ngày đêm và Thành phố đang quy hoạch xây dựng nhà máy nƣớc sạch quy mô 20 ha, công suất giai đoạn 1 300.000 m3/ngày đêm tại xã Liên Hồng để phục vụ cho nhu cầu nƣớc sinh hoạt cho nhân dân. Tỷ lệ hộ nông thôn đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh đạt 100% trong đó có 60% số hộ đƣợc dùng sạch. Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh trên 95%, tỷ lệ chất thải y tế đƣợc xử lý 100%. Hệ thống thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải đƣợc xây dựng gắn liền với việc phát triển các tuyến đƣờng giao thông nông thôn, hạn chế thấp nhất ngập úng khi có mƣa lớn xảy ra. Các nghĩa trang trên địa bàn huyện đƣợc xây dựng đúng quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)