Nhóm tiêu chí về Văn hóa – Xã hội – Môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 63)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG

4.2.4. Nhóm tiêu chí về Văn hóa – Xã hội – Môi trƣờng

- Giáo dục: Công tác giáo dục đƣợc quan tâm chỉ đạo, duy trì và giữ vững 15 xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) là 92,5%. Huyện đã đào tạo 101 lớp nghề miễn phí cho 3.509 lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg; hỗ trợ lao động học nghề tại trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Thƣơng mại Hà Nội cho 3.850 lao động. Sau học nghề, ngƣời lao động có việc làm mới, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; Đa số các học viên đã áp dụng kiến thức vào sản xuất, chăn nuôi, tự tạo việc làm tăng thu nhập cho bản thân. Từ đó, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2017 đạt 80%. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội, Công ty

Atlantic tƣ vấn du học nghề xuất khẩu lao động cho 1.847 ngƣời là Đoàn viên thanh niên ở các xã, thị trấn. Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí về giáo dục.

- Y tế: Công tác y tế có sự chuyển biến tích cực, hoạt động chăm sóc và

bảo vệ sức khỏe nhân dân đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong huyện. Thực hiện tốt việc triển khai Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020, đến nay có 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã, trong đó, 14/15 xã đạt chuẩn giai đoạn 2011 - 2020. Mỗi trạm y tế xã có từ 1- 2 bác sỹ phục vụ. Công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế đƣợc triển khai đến tất cả các trạm y tế; tỷ lệ ngƣời có thẻ BHYT đạt 70%. Cơ sở vật chất ngành y tế tiếp tục đƣợc đầu tƣ, bệnh viện huyện đƣợc nâng cấp thành bệnh viện đa khoa hạng II. Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế không ngừng đƣợc nâng cao, toàn huyện có 02 bác sỹ chuyên khoa II, 18 bác sỹ chuyên khoa I, tỷ lệ bác sỹ/vạn dân đạt 3,93 bác sỹ/vạn dân. Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế hàng năm đạt và vƣợt chỉ tiêu cấp trên giao: tiêm chủng mở rộng cho trẻ < 1 tuổi đạt 99,5%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,95%. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng là 10,4% .

Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế cơ sở theo bộ tiêu chí mới, các Trạm y tế đều đƣợc đầu tƣ xây dựng và cải tạo có đủ điều kiện phòng làm việc và trang thiết bị y tế theo chuẩn quốc gia, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn đối với hệ thống các Trạm y tế. Tính đến cuối năm 2017, huyện đã đầu tƣ xây dựng mới 7 trạm y tế tại các xã Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Tân Hội, Liên Trung, Đồng Tháp, Trung Châu và sửa chữa 01 trạm y tế xã Hồng Hà.

- Văn hóa: Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm lớn của đất nƣớc và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt phong trào „Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Chỉ thị số 22 (2013) của Huyện ủy về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, ứng xử văn hóa trên địa bàn huyện. Đến nay, toàn huyện có 45 làng, 13 thôn có 21 cụm dân cƣ đạt danh hiệu văn hóa; có 89% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt và vƣợt so với chỉ tiêu của thành phố (4%).

- Về môi trường: Công tác bảo vệ môi trƣờng luôn đƣợc huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung nhƣ: thực hiện công tác thu gom rác thải

sinh hoạt; vận động các cơ sở chăn nuôi di dời ra khỏi khu vực khu dân cƣ; xây dựng các công trình biogas để xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Lồng ghép công tác tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng, xây dựng cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp với công tác dân vận, ra quân thu dọn vệ sinh tại các đƣờng làng, ngõ xóm, nơi công cộng… Huyện Đan Phƣợng đã có 3 nhà máy nƣớc tại thị trấn Phùng, Tân Hội và Tân Lập với tổng công suất là 6.350 m3/ngày đêm và Thành phố đang quy hoạch xây dựng nhà máy nƣớc sạch quy mô 20 ha, công suất giai đoạn 1 300.000 m3/ngày đêm tại xã Liên Hồng để phục vụ cho nhu cầu nƣớc sinh hoạt cho nhân dân. Tỷ lệ hộ nông thôn đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh đạt 100% trong đó có 60% số hộ đƣợc dùng sạch. Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh trên 95%, tỷ lệ chất thải y tế đƣợc xử lý 100%. Hệ thống thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải đƣợc xây dựng gắn liền với việc phát triển các tuyến đƣờng giao thông nông thôn, hạn chế thấp nhất ngập úng khi có mƣa lớn xảy ra. Các nghĩa trang trên địa bàn huyện đƣợc xây dựng đúng quy hoạch.

Hình 4.6. Mô hình bích họa trên các tuyến đƣờng tại xã Đan Phƣợng 4.2.5. Nhóm tiêu chí về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh 4.2.5. Nhóm tiêu chí về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

- Về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh:

Chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến các xã đƣợc nâng lên, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên

có nhiều chuyển biến rõ nét. Các xã đều có đủ hệ thống chính trị xã hội, các tổ chức trong hệ thống chính trị luôn đƣợc quan tâm từ khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sếp xắp, luân chuyển, củng cố, kiện toàn đủ số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng về nhân sự nên chất lƣợng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể tiếp tục đƣợc nâng lên. Huyện đã liên kết với các trƣờng Đại học mở lớp chuyên ngành dài hạn và lớp cán bộ nguồn và đã hỗ trợ 384,154 triệu đồng cho 112 lƣợt học viên. Huyện đào tạo 10 lớp đảng viên mới với 888 học viên, 15 lớp đối tƣợng đảng cho 1.500 học viên, 334 lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho 36.232 học viên… Từ đó chất lƣợng đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở đƣợc nâng lên, nâng cao hiệu quả làm việc, chất lƣợng phục vụ nhân dân, đƣợc dân tin tƣởng. Đến nay, trình độ cán bộ, công chức từ huyện đến xã đạt chuẩn theo quy định.

- Về An ninh, trật tự xã hội: Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững ổn định, các xã đều đạt tiêu chuẩn về “an toàn về an ninh trật tự”. Đảng ủy các xã hàng năm đều có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh trật tự. 100% thôn, làng, cụm dân cƣ đƣợc công nhận đạt chuẩn thôn an toàn về an ninh, trật tự. Có 11/15 đơn vị công an xã đạt danh hiệu 11/15 đơn vị công an xã đạt danh hiệu thi đua, trong đó 7/15 đơn vị công an xã đạt danh hiệu “đơn vị tiến tiến”; 4/15 đơn vị công an xã đạt danh hiệu “đơn vị quyết thắng”.

Tính đến nay, 100% các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giữ vững đạt và cơ bản đạt tiêu chí về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và tiêu chí An ninh, trật tự xã hội so với thời điểm lập đề án.

Kết quả thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện Đan Phƣợng trong 7 năm từ 2011 đến 2017 đƣợc thể hiện ở phụ lục 2.

4.2.6. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phƣợng thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phƣợng

4.2.6.1. Những kết quả nổi bật đã đạt được khi triển khai Chương trình giai đoạn 2010-2017

Năm năm qua, kinh tế của huyện tiếp tục phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lƣợng, giữ nhịp độ tăng trƣởng khá, tỷ lệ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 10,26%, một số mặt tăng trƣởng vững chắc, sản phẩm hàng hóa đa dạng, bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu cho một số sản phẩm hàng hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, thƣơng mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2017 cơ cấu kinh tế ƣớc đạt: công

nghiệp-xây dựng chiếm 48,6%; thƣơng mại, dịch vụ chiếm 41,55%, nông nghiệp-thuỷ sản chiếm 9,85%; giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản bình quân 1 ha canh tác đạt 167 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2017 ƣớc đạt 28,8 triệu đồng, gấp 2,06 lần năm 2010. Huy động tối đa các nguồn lực tập trung đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật một cách hiệu quả, từng bƣớc hiện đại. Công tác quản lý, sử dụng đất đai chuyển biến tích cực; chỉ đạo quyết liệt chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả quan trọng, công tác xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất; tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Thu ngân sách nhà nƣớc hàng năm đều đạt và vƣợt dự toán thành phố giao. Văn hoá-xã hội có nhiều tiến bộ vƣợt bậc, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa-thông tin-thể thao, đào tạo lao động, giải quyết việc làm… đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ, chất lƣợng đƣợc nâng lên; an sinh xã hội đƣợc đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng lên. Công tác quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo. Sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đƣợc phát huy, vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng đƣợc giữ vững; hiệu lực, hiệu quả, quản lý điều hành của chính quyền đƣợc nâng lên, chất lƣợng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có chuyển biến tích cực; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, lòng tin của nhân dân với Đảng đƣợc tăng cƣờng.

4.2.6.2. Những hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân

- Việc xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới của một số xã còn nhiều hạn chế nhƣ: tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn chƣa đảm bảo nhất là nguồn vốn huy động trong dân còn thấp trong khi tỷ lệ vốn ngân sách cao.

- Việc chấp hành chế độ báo cáo thông tin, định kỳ theo quý của một số xã còn chậm, thiếu nội dung về tổng hợp nguồn vốn thực hiện chƣơng trình, nội dung báo cáo chƣa cập nhật đƣợc tình hình thực tế của xã.

- Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng nhƣng việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp chƣa nhiều. Thƣơng hiệu, nhãn hiệu hàng hóa nông sản của huyện còn ít. Đầu ra trong sản xuất nông nghiệp khó khăn do sản xuất quy mô còn nhỏ chƣa gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, trong khi sản xuất quy mô lớn rất cần có liên kết giữa ngƣời dân và doanh nghiệp giúp ngƣời dân bao tiêu sản phẩm, an tâm sản xuất.

Bảng 4.1. Tổng hợp các tiêu chí đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2011 và năm 2017 tại huyện Đan Phƣợng

*: số tiêu chí đạt chuẩn NTM/tổng số tiêu chí trong nhóm

Số

TT Tên xã Quy hoạch Hạ tầng kinh tế

- xã hội

KT và tổ chức sản xuất

Văn hóa – xã hội – MT Hệ thống chính trị Số tiêu chí đạt Số tiêu chí chƣa đạt Năm 2011 2017 2011 2017 2011 2017 2011 2017 2011 2017 2011 2017 2011 2017 1 Đan Phƣợng 1/1* 1/1 5/8 8/8 3/4 4/4 2/4 4/4 2/2 2/2 13 19 6 0 2 Đồng Tháp 1/1 1/1 3/8 8/8 3/4 4/4 1/4 4/4 2/2 2/2 10 19 9 0 3 Phƣơng Đình 1/1 1/1 3/8 8/8 3/4 4/4 2/4 4/4 2/2 2/2 11 19 8 0 4 Thọ Xuân 1/1 1/1 3/8 8/8 1/4 4/4 2/4 4/4 1/2 2/2 8 19 11 0 5 Thọ An 1/1 1/1 2/8 8/8 3/4 4/4 2/4 4/4 2/2 2/2 10 19 9 0 6 Trung Châu 1/1 1/1 5/8 8/8 3/4 4/4 2/4 4/4 2/2 2/2 13 19 6 0 7 Hồng Hà 1/1 1/1 5/8 8/8 3/4 4/4 2/4 4/4 2/2 2/2 13 19 6 0 8 Liên Hồng 1/1 1/1 6/8 8/8 3/4 4/4 3/4 4/4 2/2 2/2 14 19 5 0 9 Lên Hà 1/1 1/1 3/8 8/8 2/4 4/4 2/4 4/4 1/2 2/2 9 19 10 0 10 Hạ Mỗ 1/1 1/1 3/8 8/8 3/4 4/4 2/4 4/4 2/2 2/2 11 19 8 0 11 Tân Hội 1/1 1/1 2/8 8/8 1/4 4/4 2/4 4/4 1/2 2/2 7 19 12 0 12 Tân Lập 1/1 1/1 3/8 8/8 1/4 4/4 2/4 4/4 1/2 2/2 8 19 11 0 13 Thƣợng Mỗ 1/1 1/1 3/8 8/8 1/4 4/4 2/4 4/4 2/2 2/2 9 19 10 0 14 Liên Trung 1/1 1/1 2/8 8/8 1/4 4/4 2/4 4/4 1/2 2/2 7 19 12 0 15 Song Phƣợng 1/1 1/1 4/8 8/8 3/4 4/4 4/4 4/4 2/2 2/2 14 19 5 0 Tổng số xã đạt 15/15 15/15 0/15 15/15 0/15 15/15 1/15 15/15 10/15 15/15 157 285 128 0

4.2.7. Kết quả huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện Quy hoạch NTM

Bảng 4.2. Kết quả huy động kinh phí cho xây dựng NTM đến hết ngày 31/12/2017 của huyện Đan Phƣợng

Nội dung Đan Phƣợng

Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Nhân dân đóng góp 219.730,0 9,42 Nguồn vốn khác 159.377,8 6,83 Ngân sách nhà nƣớc 1.953.359 83,75 - Ngân sách tỉnh 548.457 23,51 - Ngân sách huyện 1.281.809 55,01 - Ngân sách xã 123.093 5,30 Tổng 2.332.466,8 100

Qua bảng trên cho ta thấy số tiền vốn đầu tƣ cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Đan Phƣợng là rất cao trong đó ngân sách huyện chiếm hơn 55% tổng số tiền, ngân sách xã và huy động các nguồn vốn khác là rất thấp chiếm từ 5-6%. Mặt khác qua bảng trên có thể thấy tỷ lệ nguồn vốn đầu tƣ cho xây dựng nông thôn mới vẫn là nguồn ngân sách là chủ yếu ( 83,75%), nhân dân đóng góp 9,42% việc huy động các nguồn vốn khác không hiệu quả do đó việc xây dựng nông thôn mới chƣa huy động tốt các nguồn lực cho đầu tƣ, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc.

4.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ ĐAN PHƢỢNG VÀ XÃ HẠ MỖ NÔNG THÔN MỚI XÃ ĐAN PHƢỢNG VÀ XÃ HẠ MỖ

4.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Đan Phƣợng Đan Phƣợng

4.3.1.1. Khái quát chung về xã Đan Phượng

Xã Đan Phƣợng nằm sát trung tâm huyện Đan Phƣợng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 22km về phía Đông, cách Thành phố Sơn Tây 20km về phía Tây với tổng diện tích tự nhiên là 372,12ha, gồm các thôn: Đông Khê, Đoài Khê, Đại Phùng, có ranh giới địa lý nhƣ sau:

Phía Đông giáp xã Tân Hội

Phía Tây giáp xã giáp xã Phƣơng Đình và Đồng Tháp Phía Nam giáp xã Thị trấn Phùng

Phía Bắc giáp xã Thƣợng Mỗ.

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 372,12ha, trong đó: Đất sản xuất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)