Đánh giá chung về công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 87 - 91)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG

4.3.3. Đánh giá chung về công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mớ

mới trên địa bàn xã Đan Phƣợng và xã Hạ Mỗ

a. Về cách thức tổ chức thực hiện

Công tác xây dựng nông thôn mới đã đƣợc ngƣời dân nắm bắt và ủng hộ do việc thực hiện nông thôn mới làm thay đổi bộ mặt của địa phƣơng cũng nhƣ đảm bảo tốt hơn điều kiện sinh hoạt của ngƣời dân. Việc xây dựng NTM trên địa bàn các xã đƣợc triển khai theo phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hƣởng thụ” đề cao vai trò đặc biệt quan trọng của cộng đồng dân cƣ trong sự phát triển chung của khu vực nông thôn vì vậy công tác tuyên truyền chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc về xây dựng NTM để nhân dân hiểu đƣợc lợi ích, trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện chƣơng trình này. Tuy nhiên, không phải BCĐ xây dựng NTM ở địa phƣơng nào cũng hoạt động hiệu quả. Cách tiếp cận nguồn thông tin về NTM của ngƣời dân khác nhau mà hiệu quả hoạt động của nhân dân khi tham gia ở mỗi nơi lại khác nhau.

Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến về cách thức tiếp cận thông tin NTM

Nội dung Hạ Mỗ Đan Phƣợng

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

Chính quyền xã 46 92,0 48 96,0

Các tổ chức đoàn thể 45 90,0 40 80,0

Các buổi họp tại thôn(xóm) 42 84,0 41 82,0

Phƣơng tiện thông tin đại chúng 43 86,0 42 84,0

Nguồn khác 0 0,0 0 0,00

Tổng số hộ dân khi đƣợc hỏi 50 50

Qua bảng trên ta thấy, sự chênh lệch giữa các cách tiếp cận thông tin của 2 xã là không đáng kể. Có thể đánh giá công tác tuyên truyền về nông thôn mới của 2 xã đƣợc thực hiện rất tốt, nhân dân biết đến chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, cụ thể: khi đƣợc hỏi có tới trên 90% hộ dân đƣợc tiếp cận thông tin qua chính quyền xã, trên 80% tiếp nhận thông tin thông qua hoạt động tuyên tuyền của các tổ chức đoàn thể, trên 90% tiếp cận nguồn thông tin qua các buổi họp tại thôn, xóm và trong đó có rất nhiều hộ dân đƣợc tiếp cận thông qua tổng hợp ở cả 3 hình thức trên. Đây là kết quả của việc triển khai sâu rộng từ huyện đến xã, sau đó các thôn tổ chức triển khai bên cạnh đó là kết quả của việc xây dựng NTM làm thay đổi rõ rệt bộ mặt cơ sở hạ tầng và đời sống ngƣời dân nên ngƣời dân đƣợc tiếp cận và có nhu cầu tiếp cận thông tin rất cao.

* Hình thức tham gia vào xây dựng NTM

Bảng 4.12. Nội dung tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng NTM

Nội dung Hạ Mỗ Đan Phƣợng

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

Trông coi, giám sát, quản lý 15 30,0 18 36,0

Góp ngày công lao động 50 100,0 45 90,0

Góp tiền, vốn 50 100,0 42 84,0

Hiến đất 0 0,0 0 0,0

Do cách tiếp cận thông tin về NTM khác nhau nên việc tham gia của ngƣời dân vào xây dựng NTM tại địa phƣơng cũng khác nhau.

Qua bảng trên ta thấy, ngƣời dân ở cả 2 xã Hạ Mỗ và Đan Phƣợng đều tham gia đóng góp trong việc xây dựng NTM chủ yếu là góp tiền, vốn và đóng góp ngày công lao động, nội dung trông coi nguyên vật liệu xây dựng, giám sát, quản lý rất ít. Tuy nhiên, nhìn chung việc tham gia đóng góp xây dựng NTM ở xã Hạ Mỗ đƣợc thực hiện tích cực hơn khi có 100% ngƣời dân đƣợc hỏi tham gia đóng góp ngày công lao động, đóng góp tiền, vốn. Trong khi đó xã Đan Phƣợng có thấp hơn chỉ có 90% ngƣời dân tham gia đóng góp ngày công lao động, 84% tham gia đóng góp tiền . Cả 2 xã đều không có trƣờng hợp hiến đất do khu vực Đan Phƣợng giá trị đất khá cao.

b. Cách huy động vốn

Việc huy động đƣợc nguồn vốn từ việc nhân dân đóng góp còn do sự hiểu biết của nhân dân thông qua công tác tuyên truyền của các cơ quan, ban ngành đoàn thể xã, đồng thời do tinh thần tự nguyện của mỗi ngƣời dân.

Bảng 4.13. Kết quả huy động kinh phí cho xây dựng NTM đến 31/12/2017

Nội dung Hạ Mỗ Đan Phƣợng Số tiền (tỷ đông) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Nhân dân đóng góp 10,875 10,69 3,702 13,28 Xã hội hóa 1,550 1,52 0,752 2,70 Ngân sách nhà nƣớc 89,311 87,79 23,3352 83,76 - Ngân sách TP, TW 13,711 13,48 0,89 3,19 - Ngân sách huyện 60,978 59,94 16,689 59,86 - Ngân sách xã 14,622 14,37 5,773 20,71 Tổng 101,736 100 27,811 100

Bảng 4.13 cho thấy, hai xã Hạ Mỗ và Đan Phƣợng đã nhận đƣợc sự hỗ trợ về nguồn vốn khác nhau, tƣơng ứng với các hạng mục công trình cần xây dựng trong kỳ quy hoạch xây dựng NTM. Xét về tỷ lệ giữa các loại nguồn vốn với nhau của 2 xã ta có thể thấy, nguồn kinh phí để xây dựng NTM của 2 xã

chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nƣớc với tỷ lệ 87,79% tại xã Hạ Mỗ và 83,76% tại xã Đan Phƣợng. Tuy nhiên, nguồn kinh phí từ nhân dân đóng góp ở xã Hạ Mỗ tƣơng đối cao, chiếm 10,875 tỷ đồng, trong khi nguồn này ở xã Đan Phƣợng chỉ chiếm 3,072 tỷ đồng; Trong khi đó nguồn xã hội hóa từ doanh nghiệp thì rất thấp đây là một hạn chế rất lớn về công tác huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới.

Sự khác nhau trên giữa 2 xã là do một số nguyên nhân cụ thể nhƣ sau: - Do điều kiện hạ tầng cơ sở cần đầu tƣ của hai xã khác nhau:

Xã Hạ Mỗ là xã còn có điều kiện cơ sở hạ tầng khá thấp, do đó nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách tập trung nhiều nhằm cải tạo tốt hệ thống hạ tầng phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của đề án nên nguồn vốn từ ngân sách giành cho xã Hạ Mỗ gấp gần 4 lần so với xã Đan Phƣợng; tuy nhiên tỷ lệ trên tổng số nguồn vốn đầu tƣ thì không chênh lệch lớn.

- Do công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân:

Xã Hạ Mỗ thực hiện khá tốt đƣợc công tác tuyên truyền, ngoài việc tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, treo băng rôn, áp phích có nội dung chiến lƣợc và nội dung và ý nghĩa của xây dựng NTM trên các tuyến đƣờng trục xã, trục thôn xóm, xã còn tích cực khuyến khích các cán bộ chuyên môn, hội viên đoàn viên viết những bài tuyên truyền, tổ chức những phong trào, những cuộc thi hay về nông thôn mới. Cán bộ chính quyền xã đã rất nhiệt tình tham gia, làm gƣơng cho bà con tham gia phong trào nông thôn mới trên địa bàn, tuyên truyền giải thích cho bà con xã viên hiểu rõ về ý nghĩa, tác dụng khi thực hiện từng công trình trong phƣơng án quy hoạch, đặc biệt là những hạng mục lớn nhƣ làm đƣờng giao thông nông thôn, xây dựng trung tâm thể thao xã, trạm y tế xã... từ đó đạo hiệu ứng tích cực, khích lệ nhân dân tham gia góp công, góp sức, hiến đất, ngày công lao động vào quá trình thực hiện chƣơng trình NTM. Đối với những hộ dân còn chƣa hiểu rõ đƣợc mục đích, ý nghĩa của chƣơng trình NTM mà chƣa nhiệt tình tham gia thì các cán bộ các hội đoàn thể, ban lãnh đạo thôn xóm sẽ đến từng nhà để tuyên truyền, vận động; do đó nguồn vốn vận động của ngƣời dân của xã Hạ Mỗ gấp gần 3 lần xã Đan Phƣợng.

- Do khác nhau về công tác đấu giá quyền sử dụng đất:

Xã Hạ Mỗ: quỹ đất đấu giá khá dồi dào, nằm ở dọc các tuyến liên xã đang đƣợc đầu tƣ dẫn đến việc đấu giá khá thuận lợi và thu đƣợc nguồn vốn về ngân

sách cao phục vụ việc tái đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng nói riêng và việc xây dựng nông thôn mới trên toàn địa bàn nói chung.

Xã Đan Phƣợng: do việc tổ chức đấu giá đất đã đƣợc thực hiện từ trƣớc quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)