Nguyên tắc, nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2.1.5. Nguyên tắc, nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới

2.1.5.1. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

Điều 2 Thông tƣ liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tƣ, Bộ Tài chính) về hƣớng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đã đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng NTM nhƣ sau:

- Các nội dung, hoạt động của Chƣơng trình xây dựng NTM phải hƣớng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng là chính, Nhà nƣớc đóng vai trò định hƣớng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,

chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hƣớng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng ngƣời dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

- Kế thừa và lồng ghép các chƣơng trình MTQG, chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu, các chƣơng trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.

- Thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã đƣợc cấp có thẩm quyền xây dựng.

- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cƣờng phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chƣơng trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của ngƣời dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.

- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.

2.1.5.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn nhằm tạo ra một nông thôn có nền kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về vật chất, văn hóa và tinh thần tốt hơn, có bộ mặt nông thôn hiện đại bao gồm cả cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống văn hóa của ngƣời dân. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phƣơng, các lợi thế cũng nhƣ năng lực của cán bộ, khả năng đóng góp của nhân dân mà từ đó xác định nội dung xây dựng nông thôn mới cho phù hợp. Xét trên khía cạnh tổng thể thì nội dung chủ yếu trong xây dựng nông thôn mới bao gồm:

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

+ Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trƣờng; phát triển các khu dân cƣ mới.

- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Hoàn thiện đƣờng giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã; hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã; hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao; hệ thống công trình phục vụ chuẩn hóa y tế, giáo dục trên địa bàn xã (Chính phủ, 2010).

- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.

+ Tăng cƣờng công tác khuyến nông, đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp.

+ Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp.

- Giảm nghèo và an sinh xã hội

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn + Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã

+ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn

+ Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.

- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn

- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cƣ dân nông thôn

- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn: Thực hiện thông tin, truyền thông đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

- Cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn

+ Tiếp tục thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn.

+ Xây dựng các công trình bảo vệ môi trƣờng nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nƣớc trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã.

- Nâng cao chất lƣợng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn.

+ Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

+ Ban hành chính sách khuyến khích thu hút cán bộ trẻ đã đƣợc đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.

2.1.5.3. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM đƣợc ban hành theo Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, bao gồm 5 nhóm tiêu chí với 19 tiêu chí cụ thể.

Ngày 21/08/2009, Bộ NN & PTNT ban hành Thông tƣ số 54/2009/TT - BNNPTNT về hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.

Các nhóm tiêu chí: gồm 5 nhóm (xem phụ lục 1) - Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí);

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)