Nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 61 - 63)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG

4.2.3. Nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất

- Thu nhập: UBND huyện đã thực hiện tốt công tác đào tạo nghề gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp làng nghề, tiểu thủ công nghiệp làng nghề, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Trong 7 năm đã tổ chức đào tạo nghề cho 3.509 học viên. Tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho 5.004 lƣợt ngƣời với. Từ đó giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, chuyển sang làm ở các làng nghề, khu công nghiệp, các lao động đều có thu nhập khá. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 28,8 triệu đồng/ngƣời/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo: Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 3,5%, đến 2017, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,8%. Theo báo cáo của các xã, đến nay đã có 15/15 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo.

- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: Trong 7 năm đã tổ chức đào tạo nghề cho 3.509 học viên. Tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho 5.004 lƣợt ngƣời với. Từ đó giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, chuyển sang làm ở các làng nghề, khu công nghiệp, các lao động đều có thu nhập khá, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo trên địa bàn huyện đạt trên 80%.. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 28,8 triệu đồng/ngƣời/năm.

- Hình thức tổ chức sản xuất:

Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất theo hƣớng phát triển hàng hóa gắn với liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời dân nông thôn. Trong đó, tập trung đẩy mạnh sản xuất thực hiện cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng phát triển các cây trồng chủ lực, chất lƣợng cao (cây cam canh, bƣởi diễn, hoa giá trị kinh tế cao, rau an toàn); đẩy mạnh các biện pháp thâm canh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, lựa chọn các giống chất lƣợng, năng suất cao đƣa vào sản xuất; phát triển các khu sản xuất chuyên canh tập trung, đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao

khoa học kỹ thuật. Tập trung chỉ đạo chuyển đổi một số diện tích lúa vùng trũng kém hiệu quả sang sản xuất lúa - cá kết hợp. Trong lĩnh vực chăn nuôi, thực hiện chuyển dịch chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại xa khu dân cƣ; duy trì chăn nuôi hộ theo hình thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp công nghệ cao, an toàn thực phẩm điển hình nhƣ xã Trung Châu, Phƣơng Đình.

Trong 7 năm, đã xây dựng, nhân rộng một số mô hình hiệu quả nhƣ mô hình sản xuất hoa có giá trị kinh tế cao ở Hạ Mỗ, Song Phƣợng, Đan Phƣợng; mô hình sản xuất nấm, mộc nhĩ ở Thƣợng Mỗ, Đan Phƣợng, Song Phƣợng; mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học ở Trung Châu. Một số mô hình thử nghiệm giống mới nhƣ: lúa chất lƣợng cao ở Phƣơng Đình; đậu tƣơng DT84, giống lạc lai L14 ở Trung Châu; su hào, cải bắp trái vụ ở xã Thƣợng Mỗ ... Thực hiện chuyển đổi đƣợc 951,69 ha từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao nhƣ hoa, rau, cây ăn quả.

Hình 4.4. Mô hình trồng hoa ở xã Hạ Mỗ

Duy trì và phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề 01 cụm công nghiệp tập trung với diện tích 35,8 ha (tỷ lệ lấp đầy đạt 96%), 05 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 534 doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 6.200 lao động, trong 7 năm đã xây dựng thêm đƣợc điểm Công nghiệp làng nghề Hồ Điền, diện tích 3,3 ha góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.

Hình 4.5. Cụm công nghiệp Hồ Điền xã Hạ Mỗ

Trong quá trình thực hiện, huyện đã tập trung rà soát quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến năm 2020 đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong đó, nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô vừa và nhỏ, chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bƣớc đầu xây dựng thƣơng hiệu hàng hóa nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Nhìn chung tiến độ thực hiện nhóm chỉ tiêu về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất tại 15 xã tốt. Tính đến cuối năm 2017, toàn bộ 15/15 xã đã đạt chỉ tiêu về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)