Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 56 - 58)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐAN

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.3.1. Thuận lợi

So với nhiều huyện ngoại thành khác của Thủ đô Hà Nội, huyện Đan Phƣợng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới cụ thể:

* Về địa lý – kinh tế:

Huyện Đan Phƣợng có vị trí gần với nội thành Hà Nội, thuận lợi giao thông. Với vị trí địa lý nhƣ vậy huyện có thêm lợi thế thu hút các nguồn vốn đầu tƣ, bao gồm cả các nguồn vốn phát triển hạ tầng từ trung ƣơng, thành phố Hà Nội và các nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc. Đây là cơ hội lớn giúp huyện đẩy nhan quá trình CNH và HĐH và xây dựng nông thôn mới.

Nội thành Hà Nội và các khu công nghiệp là thị trƣờng rộng lớn cho sản phẩm hàng hóa của Đan Phƣợng, từ các sản phẩn lƣơng thực, rau quả, gia súc, gia cầm đến các sản phẩm công nghiệp, làng nghề đƣợc tiêu thụ với khối lƣợng lớn ở nội thành. Đối với nông sản, trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của nền kinh tế - xã hội Thủ đô, nhu cầu sản phẩm nông sản chất lƣợng cao ngày càng tăng, thúc đẩy sự chuyển dịch sản xuất nông nghiệp của Huyện theo hƣớng sản xuất hàng hóa cao cấp (hoa tƣơi, rau an toàn...).

Không chỉ thị trƣờng nông sản ngày càng mở rộng mà thị trƣờng các loại hàng hóa khác, thị trƣờng các loại dịch vụ cũng đang gia tăng nhan chóng nhƣ thực phẩm, các sản phẩm TTCN, hàng tiêu dùng, hàng thủ công...

Cũng theo quy hoạch chung của Thủ đô, phía đông huyện Đan Phƣợng đƣợc xác định nằm trong khu vực đô thị lõi; phía Tây thuộc đƣờng vành đai 4 đô thị không gian xanh, sẽ là nơi sản xuất, cung cấp các loại thực phẩm rau màu và dịch vụ chất lƣợng cao của Hà Nội. Vì vậy, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn huyện chắc chắn sẽ đƣợc mở rộng.

* Về cơ hội phát triển kinh tế - xã hội:

Tình hình chính trị, kinh tế xã hội của nƣớc ta và Hà Nội tiếp tục ổn định và đang phát triển mạnh mẽ. Dự báo kinh tế thể giới sẽ tiếp đà hồi phục và tăng trƣởng trong thời gian tới; tốc độ tăng trƣởng kinh tế Hà Nội tiếp tục tăng từ 9% trở lên giúp cho việc đầu tƣ vào việc phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ đầu tƣ hạ

tầng của các địa phƣơng nói chung và của Đan Phƣợng nói riêng đƣợc quan tâm, đầu tƣ.

Trong bối cảnh nƣớc ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng cả về kinh tế và chính trị, mối quan hệ liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với các thủ đô nhiều nƣớc trên thế giới sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi cho huyện Đan Phƣợng trong việc du nhập các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào phát triên kinh tế và quản lý xã hội.

Nông thôn Đan Phƣợng có các làng nghề truyền thống nổi tiếng là làng nghề chế biến lâm sản xã Liên Trung, mộc xã Liên Hà... Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

4.1.3.2. Khó khăn

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tuy đƣợc cải thiện, song chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông nội bộ trong khu vực các xã, khu dân cƣ nông thôn chƣa đƣợc đầu tƣ nâng cấp mặc dù quỹ đất còn nhiều. Cơ sở hạ tầng xã hội nhƣ trƣờng học, nhất là trƣờng mầm non, nhà văn hóa thôn, trụ sở chính quyền xã đã xuống cấp cần đƣợc đầu tƣ.

- Quá trình đô thị hóa trên địa bàn là những thách thức lớn cho huyện trên nhiều lĩnh vực xã hội: Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề, cải tạo nâng cấp các tuyến kênh tiêu (đặc biệt là tuyến kênh T1, T2); vấn đề chỉnh trang khu dân cƣ cũ, cải tạo, nâng cấp hạ tầng nông thôn, tiêu thoát nƣớc trong khu dân cƣ để phù hợp với hạ tầng các khu đô thị mới liền kề, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đất và đào tạo nghề...

- Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn. Quy hoạch chung triển khai chƣa đồng bộ, quy hoạch chi tiết phát triển các khu đô thị chƣa đƣợc xây dựng.

- Tốc độ phát triển đô thị còn chậm; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng kết quả chƣa cao, còn nhiều vƣớng mắc trong xử lý.

- Là huyện có tốc độ đô thị hóa cao nên các quy hoạch, chính sách đầu tƣ cần có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời nên đã tạo ra áp lực trong xử lý điều hành của các cấp chính quyền và đồng thời cũng tạo ra yếu tố tâm lý thiếu tính ổn định cho ngƣời dân trong quá trình sử dụng đất và đầu tƣ phát triển. Đi đôi với quá trình đô thị hóa thì tất yếu đất nông nghiệp bị giảm trong khi việc chuyển đổi nghề, tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp cho ngƣời dân bị thu hồi đất chƣa

kịp thời nên sẽ phát sinh nhiều yếu tố phức tạp khác ảnh hƣởng đến đời sống dân sinh, an ninh trật tự xã hội...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)