NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Đan Phƣợng

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Đan Phượng

3.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phƣợng

3.1.2.1. Đánh giá nhóm tiêu chí về quy hoạch

3.1.2.2. Đánh giá nhóm tiêu chí về hạ tầng – kinh tế - xã hội 3.1.2.3. Đánh giá nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất. 3.1.2.4. Đánh giá nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường 3.1.2.5. Đánh giá nhóm tiêu chí hệ thống chính trị

3.1.2.6. Đánh giá chung tình hình thực hiện các nhóm tiêu chí

3.1.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Đan Phƣợng và xã Hạ Mỗ xã Đan Phƣợng và xã Hạ Mỗ

3.1.3.1. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Đan Phượng

- Khái quát chung về xã;

- Đánh giá tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

3.1.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Hạ Mỗ

- Khái quát chung về xã;

- Đánh giá tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

3.1.3.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đan Phượng và xã Hạ Mỗ

3.1.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phượng

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm 3.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng phƣơng pháp chọn điểm để lựa chọn các địa bàn nghiên cứu phù hợp. Trên địa bàn huyện Đan Phƣợng các xã có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, do đó đề tài lựa chọn hai xã của huyện để đánh giá với tiêu chí:

Xã Hạ Mỗ là xã có điều kiện cơ sở hạ tầng và thu nhập của ngƣời dân thuộc nhóm thấp nhất huyện, các tiêu chí đánh giá chỉ đạt và cơ bản đạt khoảng 30%, nhƣng quá trình xây dựng NTM đã làm thay đổi bộ mặt của xã.

Xã Đan Phƣợng là xã có điều kiện cơ sở hạ tầng và thu nhập của ngƣời dân thuộc nhóm cao nhất huyện, các tiêu chí đánh giá đạt và cơ bản đạt khoảng 70%, hiện xã Đan Phƣợng là một trong ba xã điểm xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu.

3.2.2. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu

Đây là phƣơng pháp đƣợc dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Một số phƣơng pháp cụ thể đó là:

- Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Đƣợc tiến hành thu thập tại các cơ quan hữu quan: Phòng Nông nghiệp huyện Đan Phƣợng, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Đan Phƣợng, Chi cục thống kê huyện Đan Phƣợng…và các xã Hạ Mỗ và Đan Phƣợng của huyện Đan Phƣợng.

- Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn những ngƣời có trách nhiệm về triển khai thực hiện phƣơng án quy hoạch ở huyện. Qua đó tìm hiểu những mặt đƣợc và chƣa đƣợc cũng nhƣ những nguyên nhân, giải pháp khắc phục cho những tồn tại công tác triển khai thực hiện phƣơng án quy hoạch.

Thu thập số liệu thông qua 100 phiếu điều tra thiết kế sẵn, đối tƣợng lựa chọn khảo sát là ngƣời dân trên địa bàn 2 xã đƣợc chọn. Trực tiếp phỏng vấn các hộ dân các thông tin liên quan đến cách thức tiếp cận của ngƣời dân về nông thôn mới, hình thức tham gia vào xây dựng nông thôn mới, hiểu biết của nhân dân về nguồn vốn xây dựng nông thôn mới.

3.2.3. Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu

- Để xây dựng báo cáo, nhiều tài liệu phục vụ cho phần nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phƣơng đƣợc tham khảo, chọn lọc từ sách báo, tài liệu

thƣ viện nhằm làm rõ cho các nội dung đƣợc trình bày trong báo cáo. Kết quả nghiên cứu chuyên sâu về thổ nhƣỡng, về khí hậu thời tiết chi tiết của huyện Đan Phƣợng cũng đƣợc kế thừa sử dụng, để làm rõ các đặc điểm của địa phƣơng. Đồng thời, các tài liệu khác về địa phƣơng nhƣ các số liệu thống kê về kinh tế, xã hội, thực trạng phát triển của địa phƣơng cũng đƣợc thu thập, sử dụng phục vụ tốt nhất cho đề tài nghiên cứu.

- Để phân tích đƣa ra kết luận, đề tài có tiến hành thống kê, so sánh số liệu giữa các năm trƣớc và sau khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phƣơng án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

3.2.4. Phƣơng pháp so sánh

- So sánh, đối chiếu giữa tình hình địa phƣơng trƣớc khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới với kết quả địa phƣơng đạt đƣợc tính đến thời điểm đánh giá. Từ đó đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới và tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại vùng nghiên cứu.

- So sánh giữa kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới thực tế tại địa phƣơng với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

3.2.5. Phƣơng pháp đánh g á dựa trên các t êu chí

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn các xã dựa trên các tiêu chí:

Tiêu chí về thời gian: So sánh, đánh giá giữa thời gian lập và thời gian thực hiện quy hoạch; trong đó: đối với xã Hạ Mỗ và xã Đan Phƣợng đánh giá hiện trạng năm 2012 (năm lập quy hoạch) với hiện trạng năm 2015 và hiện trạng năm 2017, đối với huyện Đan Phƣợng hiện trạng năm 2010 với năm 2015 và hiện trạng năm 2017.

Tiêu chí về diện tích: So sánh, đánh giá về diện tích quy hoạch và diện tích thực hiện; trong đó: phân tích biến động diện tích các loại đất thời kỳ lập quy hoạch năm 2010, 2012 và hiện trạng diện tích các loại đất năm 2015, 2017 đồng thời so sánh với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch thực hiện các năm đã đề ra.

Tiêu chí về sự tham gia của ngƣời dân. So sánh, đánh giá mức độ đóng góp của ngƣời dân, hình thức đóng góp trong việc thực hiện xây dựng NTM;

trong đó đánh giá dựa trên 3 nhóm nội dung gồm: nội dung về các tiếp cận thông tin về xây dựng nông thôn mới (thông qua: chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể, các buổi họp tại thôn, phƣơng tiện thông tin đại chúng và nguồn khác), hình thức tham gia xây dựng nông thôn mới (góp ngày công lao động, đóng góp tiền vốn, hiến đất), sự tham gia giám sát, quản lý (có tham gia hay không tham gia).

Tiêu chí tạo vốn: So sánh, đánh giá nguồn vốn đƣợc huy động, cách thức huy động. Đánh giá dựa trên các nguồn vốn gồm: huy động nhân dân đóng góp, vốn xã hội hóa, vốn ngân sách huyện, vốn ngân sách thành phố và Trung ƣơng dựa trên báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, kết quả thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017 của huyện và các xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)