PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 47)

3.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng phƣơng pháp chọn điểm để lựa chọn các địa bàn nghiên cứu phù hợp. Trên địa bàn huyện Đan Phƣợng các xã có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, do đó đề tài lựa chọn hai xã của huyện để đánh giá với tiêu chí:

Xã Hạ Mỗ là xã có điều kiện cơ sở hạ tầng và thu nhập của ngƣời dân thuộc nhóm thấp nhất huyện, các tiêu chí đánh giá chỉ đạt và cơ bản đạt khoảng 30%, nhƣng quá trình xây dựng NTM đã làm thay đổi bộ mặt của xã.

Xã Đan Phƣợng là xã có điều kiện cơ sở hạ tầng và thu nhập của ngƣời dân thuộc nhóm cao nhất huyện, các tiêu chí đánh giá đạt và cơ bản đạt khoảng 70%, hiện xã Đan Phƣợng là một trong ba xã điểm xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu.

3.2.2. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu

Đây là phƣơng pháp đƣợc dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Một số phƣơng pháp cụ thể đó là:

- Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Đƣợc tiến hành thu thập tại các cơ quan hữu quan: Phòng Nông nghiệp huyện Đan Phƣợng, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Đan Phƣợng, Chi cục thống kê huyện Đan Phƣợng…và các xã Hạ Mỗ và Đan Phƣợng của huyện Đan Phƣợng.

- Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn những ngƣời có trách nhiệm về triển khai thực hiện phƣơng án quy hoạch ở huyện. Qua đó tìm hiểu những mặt đƣợc và chƣa đƣợc cũng nhƣ những nguyên nhân, giải pháp khắc phục cho những tồn tại công tác triển khai thực hiện phƣơng án quy hoạch.

Thu thập số liệu thông qua 100 phiếu điều tra thiết kế sẵn, đối tƣợng lựa chọn khảo sát là ngƣời dân trên địa bàn 2 xã đƣợc chọn. Trực tiếp phỏng vấn các hộ dân các thông tin liên quan đến cách thức tiếp cận của ngƣời dân về nông thôn mới, hình thức tham gia vào xây dựng nông thôn mới, hiểu biết của nhân dân về nguồn vốn xây dựng nông thôn mới.

3.2.3. Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu

- Để xây dựng báo cáo, nhiều tài liệu phục vụ cho phần nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phƣơng đƣợc tham khảo, chọn lọc từ sách báo, tài liệu

thƣ viện nhằm làm rõ cho các nội dung đƣợc trình bày trong báo cáo. Kết quả nghiên cứu chuyên sâu về thổ nhƣỡng, về khí hậu thời tiết chi tiết của huyện Đan Phƣợng cũng đƣợc kế thừa sử dụng, để làm rõ các đặc điểm của địa phƣơng. Đồng thời, các tài liệu khác về địa phƣơng nhƣ các số liệu thống kê về kinh tế, xã hội, thực trạng phát triển của địa phƣơng cũng đƣợc thu thập, sử dụng phục vụ tốt nhất cho đề tài nghiên cứu.

- Để phân tích đƣa ra kết luận, đề tài có tiến hành thống kê, so sánh số liệu giữa các năm trƣớc và sau khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phƣơng án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

3.2.4. Phƣơng pháp so sánh

- So sánh, đối chiếu giữa tình hình địa phƣơng trƣớc khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới với kết quả địa phƣơng đạt đƣợc tính đến thời điểm đánh giá. Từ đó đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới và tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại vùng nghiên cứu.

- So sánh giữa kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới thực tế tại địa phƣơng với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

3.2.5. Phƣơng pháp đánh g á dựa trên các t êu chí

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn các xã dựa trên các tiêu chí:

Tiêu chí về thời gian: So sánh, đánh giá giữa thời gian lập và thời gian thực hiện quy hoạch; trong đó: đối với xã Hạ Mỗ và xã Đan Phƣợng đánh giá hiện trạng năm 2012 (năm lập quy hoạch) với hiện trạng năm 2015 và hiện trạng năm 2017, đối với huyện Đan Phƣợng hiện trạng năm 2010 với năm 2015 và hiện trạng năm 2017.

Tiêu chí về diện tích: So sánh, đánh giá về diện tích quy hoạch và diện tích thực hiện; trong đó: phân tích biến động diện tích các loại đất thời kỳ lập quy hoạch năm 2010, 2012 và hiện trạng diện tích các loại đất năm 2015, 2017 đồng thời so sánh với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch thực hiện các năm đã đề ra.

Tiêu chí về sự tham gia của ngƣời dân. So sánh, đánh giá mức độ đóng góp của ngƣời dân, hình thức đóng góp trong việc thực hiện xây dựng NTM;

trong đó đánh giá dựa trên 3 nhóm nội dung gồm: nội dung về các tiếp cận thông tin về xây dựng nông thôn mới (thông qua: chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể, các buổi họp tại thôn, phƣơng tiện thông tin đại chúng và nguồn khác), hình thức tham gia xây dựng nông thôn mới (góp ngày công lao động, đóng góp tiền vốn, hiến đất), sự tham gia giám sát, quản lý (có tham gia hay không tham gia).

Tiêu chí tạo vốn: So sánh, đánh giá nguồn vốn đƣợc huy động, cách thức huy động. Đánh giá dựa trên các nguồn vốn gồm: huy động nhân dân đóng góp, vốn xã hội hóa, vốn ngân sách huyện, vốn ngân sách thành phố và Trung ƣơng dựa trên báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, kết quả thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017 của huyện và các xã.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐAN PHƢỢNG ĐAN PHƢỢNG

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Đan Phƣợng là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Vị trí địa lý tiếp giáp nhƣ sau:

+ Phía Đông giáp quận Nam và Bắc Từ Liêm; + Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ;

+ Phía Nam giáp huyện Hoài Đức; + Phía Bắc giáp huyện Mê Linh.

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Đan Phƣợng – TP. Hà Nội

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đan Phƣợng là 7.735,48ha. Huyện Đan Phƣợng nằm trong khu vực châu thổ Sông Hồng và Sông Đáy; địa hình nghiêng

dần từ tây Bắc xuống đông Nam, đƣợc phân làm 4 tiểu vùng Tiên Tân và tiểu vùng Đan Hoài:

- Tiểu vùng ven Đáy gồm 6 xã: Thọ An, Trung Châu, Phƣơng Đình, Đồng Tháp, Đan Phƣợng, Song Phƣợng. Do ảnh hƣởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thƣờng gây ngập úng, hạn cục bộ.

- Tiểu vùng ven sông Hồng có 7 xã: Thọ An, Trung Châu, Thọ Xuân, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung. Do ảnh hƣởng bồi lắng của phù sa sông Hồng nên địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thƣờng gây, hạn, úng cục bộ.

- Tiểu vùng Tiên Tân gồm có 5 xã: Thọ Xuân, Phƣơng Đình, Thị trấn, Đan Phƣợng, Thƣợng Mỗ là vung đất phù sa cổ, mầu mỡ, địa hình tƣơng đối bằng phẳng.

- Tiểu vùng Đan Hoài gồm xã: Tân Lập, Tân Hội, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung là vùng đồng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, vùng trũng xen lẫn vùng cao.

Với đặc điểm địa hình này cho phép Đan Phƣợng có thể xây dựng một nền kinh tế tổng hợp với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Phát triển công nghiệp dịch vụ, thƣơng mại và phát triển các làng nghề, khu đô thị tại vùng đồng trong tƣơng lai.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Huyện Đan Phƣợng mang các đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa , với đặc trƣng nóng ẩm, mƣa nhiều vào mùa hè và mùa đông khô lạnh(đàu đông hanh khô, cuối đông ẩm ƣớt). Nhiệu độ trung bình vào mùa hè khoảng trên 230

C, mùa đông từ 15-160C. Chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trung bình trong năm của Đan Phƣợng khá lớn dao động từ 12-130C. Mùa nóng từ tháng 5-9 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 300C, cao nhất lên tới trên 370C, mùa lạnh kéo dài khoảng 3-4 tháng (12-2 hoặc 3) tháng lạnh nhất (tháng 12, 1) nhiệt độ xuống thấp < 180C, thấp nhất là 50C, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đan Phƣợng thời tiết có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt.

Độ ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 83-85%, tháng ẩm nhất là tháng 3,4 với độ ẩm lên đến 98%.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện Đan Phƣợng có sông Hồng và sông Đáy chảy qua địa phận huyện, có tổng chiều dài khoảng 25km trong đó có sông Hồng dài khoảng 15km, sông Đáy dài khoảng 10km. Vào mùa mƣa, với tần suất xuất hiện đỉnh của sông Hồng tại vùng Đan Phƣợng một phần đất bãi sông Hồng bị ngập.

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2017 của UBND huyện Đan Phƣợng, tổng diện tích tự nhiên là 7.735,48 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 3.539,85 ha, chiếm 45,76%; Đất phi nông nghiệp là 3.329,67 ha, chiếm 43,04%; Đất chƣa sử dụng còn 865,66 ha, chiếm 11,2%, cụ thể từng loại đất nhƣ sau:

Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2017 của huyện Đan Phƣợng

4.1.1.6. Tài nguyên nước

Nƣớc mặt: Ngoài lƣợng nƣớc mƣa hàng năm, Đan Phƣợng đƣợc sông Hồng ở phía Bắc cung cấp nƣớc qua hệ thống thủy nông Đan Hoài (174 tỷ m3/năm), nƣớc của sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Thọ An đến Song Phƣợng. Ngoài ra trên địa bàn còn có hệ thống ao, hồ nằm xen kẽ trong khu dân cƣ với diện tích khoảng 211,02ha.

Nƣớc ngầm: Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Trong những năm gần đây do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, mực nƣớc sông Hồng cũng cạn nhiều do đó cũng ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc ngầm của Đan Phƣợng.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Tăng trƣởng kinh tế

Kinh tế của huyện phát triển ổn định, tốc độ tăng trƣởng bình quân những năm đạt 14,1%. Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện năm 2017 đạt đƣợc nhƣ sau: Công nghiệp, xây dựng: 45,17%; Dịch vụ: 46,33%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 8,5%.

Hình 4.3. Cơ cấu kinh tế huyện Đan Phƣợng năm 2017

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp xây dựng. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng giảm từ 47 % năm 2015 xuống 45,17% năm 2017. Tỷ trọng thƣơng mại - dịch vụ tăng từ 43,3% năm 2015 lên 46,33% năm 2017. Tỷ trọng nông nghiệp năm 2015 là 10%; giảm xuống 8,5% năm 2017.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số của huyện tính đến 31/12/2017 có 156.100 ngƣời, mật độ dân số trung bình 1.944 ngƣời/km2. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2010 – 2015 là 1,52%; tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu hƣớng giảm từ 1,78% năm 2010 xuống 1,52% năm 2017. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 82.617 ngƣời (chiếm 52,92% dân số). Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo khá cao, năm 2017 là 39.980 ngƣời, chiếm 48,1% nguồn lao động, đây là nhân tố rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Đan Phƣợng.

Thu nhập bình quân trên đầu ngƣời năm 2015 là 25,8 triệu đồng, đến năm 2017 tăng lên 30,2 triệu đồng/ngƣời/năm.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Phùng là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của huyện Đan Phƣợng. Tổng diện tích tự nhiên của Thị trấn theo kiểm kê năm 2015 là 293,30ha, chiếm 3,79% diện tích tự nhiên của toàn huyện.

Thị trấn Phùng là nơi tập trung các cơ quan hành chính, các công trình phúc lợi công cộng, công trình hạ tầng xã hội, các cơ sở thƣơng mại dịch vụ xã hội găn liền với các khu dân cƣ. Trong những năm gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi, các công trình xây dựng cơ bản nhƣ: Trụ sở làm việc của các cơ quan, công trình phúc lợi xã hội, hệ thống giao thông, cấp thoát nƣớc, mạng lƣới thông tin, bƣu điện phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng thƣơng mại, du lịch dịch vụ, nhà ở... đang đƣợc cải tạo, nâng cấp, kiến trúc đô thị ngày một khang trang.

Trong những năm qua, các dự án xây dựng các khu đô thị trên địa bàn huyện đã và đang đƣợc xây dựng. Đặc biệt phát triển đô thị ở phía Đông vành đai 4 và các khu biệt thự nhà vƣờn, du lịch nghỉ dƣỡng ở phía Tây vành đai 4. Sự phát triển của các khu đô thị làm thay đổi bộ mặt của huyện nhƣng cũng gây nên áp lực lớn đối với quỹ đất của huyện.

b. Thực trạng khu dân cư nông thôn

Hiện trạng năm 2015, toàn bộ dân số của thị trấn Phùng là dân số đô thị còn lại dân số các xã là dân số nông thôn, đƣợc phân bố trên địa bàn 15 xã, với mật độ dân số trên địa bàn các xã khác nhau. Dân số tập trung ở xã Tân Hội và xã Tân Lập.

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017, diện tích đất đô thị của huyện là 293,30ha, chiếm 3,79% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất khu dân cƣ nông thôn của huyện là 1.451,61ha, đất ở 854,339ha, đất chuyên dùng 271,07ha. Bao gồm, đất xây dựng nhà ở của nhân dân, các công trình công cộng trong khu dân cƣu và diện tích đất sản xuất nông nghiệp nằm trong khu dân cƣ.

Các điểm dân cƣ đƣợc phân bố tập trung tạp thành các quần cƣ ngõ, phố, xóm, làng ở gần các trục giao thông thuận lợi cho sản xuất trông trọt, chăn nuôi, kịnh doanh, buôn bán, dịch vụ.

Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đƣờng, trƣờng, trạm...) của huyện khá phát triển và đang trong thời kỳ đầu tƣ, phát triển hơn nữa , hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ, trung tâm cụm xã với chức năng là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của một số xã, là hạt nhân thức đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tiểu vùng.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Về giao thông: Đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc, thành phố Hà Nội, đầu tƣ cho huyện bằng nhiều nguồn vốn cùng với sự nỗ lực đóng góp công sức của nhân dân cơ sở hạ tầng giao thông của huyện có nhiều chuyển biến rõ rệt, cụ thể:

+ Quốc lộ 32: dài 5,1km, bề mặt 35m; đoạn qua thị trấn Phùng dài 3,2km, ngoài thị trấn Phùng dài 1,9km, chiều rộng mặt cắt là 58m.

+ Tỉnh lộ 422: dài 6,6km, bề rộng nền đƣờng là 6,5m, bề mặt 4,5m. + Tỉnh lộ 417: dài 7,9km, bề rộng nền đƣờng là 6,5m, bề mặt là 4,5m. + Đƣờng Đan Phƣợng – Tân Hội: dài 3,4km, bề rộng 20m.

+ Đƣờng Tân Hội – Hạ Mỗ: mặt đƣờng bê tong rộng 3 – 3,5m. + Đƣờng N4: Đan Phƣợng – đê Hữu Hồng dài 4,2km.

+ Đƣờng N6: dài 1,62km, mặt đƣờng trải nhựa rộng 20m. + Đƣờng N12: dài 4,4km, mặt đƣờng trải nhựa rộng 13m.

+ Đƣờng đê sông Hồng: dài 14,3km, trong đó có 7km đƣợc trải nhựa, 5km đƣờng đƣợc cứng hóa bê tông xi măng, 2,3km là đƣờng đá thải hỗn hợp.

+ Đƣờng Lê Thạch: dài 6,8km, mặt đƣờng rộng 4,5-5m, nền đƣờng rộng 7-9m.

+ Đƣờng Tiên Tân: dài 6,9km, mặt đƣờng rộng 4,5-5m, nền đƣờng rộng 7-9m.

+ Đƣờng bờ kênh Đan Hoài (Nhánh 2) – Quốc lộ 32: dài 5,7km, bề rộng 15m.

Tại 15 xã hiện có 398,83km đƣờng giao thông gồm:

- Đƣờng trục xã dài 36,85km; đã bê tông, lát gạch đƣợc 27,54km (74,74%), trong đó 18,77km còn tốt (50,94%), 8,77km đã xuống cấp (23,8%) và còn 9.31km là đƣờng đất hoặc cấp hối (25,26%). Trong 9,31km đƣờng đất, cấp phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)