PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐAN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Đan Phƣợng là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Vị trí địa lý tiếp giáp nhƣ sau:
+ Phía Đông giáp quận Nam và Bắc Từ Liêm; + Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ;
+ Phía Nam giáp huyện Hoài Đức; + Phía Bắc giáp huyện Mê Linh.
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Đan Phƣợng – TP. Hà Nội
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đan Phƣợng là 7.735,48ha. Huyện Đan Phƣợng nằm trong khu vực châu thổ Sông Hồng và Sông Đáy; địa hình nghiêng
dần từ tây Bắc xuống đông Nam, đƣợc phân làm 4 tiểu vùng Tiên Tân và tiểu vùng Đan Hoài:
- Tiểu vùng ven Đáy gồm 6 xã: Thọ An, Trung Châu, Phƣơng Đình, Đồng Tháp, Đan Phƣợng, Song Phƣợng. Do ảnh hƣởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thƣờng gây ngập úng, hạn cục bộ.
- Tiểu vùng ven sông Hồng có 7 xã: Thọ An, Trung Châu, Thọ Xuân, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung. Do ảnh hƣởng bồi lắng của phù sa sông Hồng nên địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thƣờng gây, hạn, úng cục bộ.
- Tiểu vùng Tiên Tân gồm có 5 xã: Thọ Xuân, Phƣơng Đình, Thị trấn, Đan Phƣợng, Thƣợng Mỗ là vung đất phù sa cổ, mầu mỡ, địa hình tƣơng đối bằng phẳng.
- Tiểu vùng Đan Hoài gồm xã: Tân Lập, Tân Hội, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung là vùng đồng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, vùng trũng xen lẫn vùng cao.
Với đặc điểm địa hình này cho phép Đan Phƣợng có thể xây dựng một nền kinh tế tổng hợp với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Phát triển công nghiệp dịch vụ, thƣơng mại và phát triển các làng nghề, khu đô thị tại vùng đồng trong tƣơng lai.
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Huyện Đan Phƣợng mang các đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa , với đặc trƣng nóng ẩm, mƣa nhiều vào mùa hè và mùa đông khô lạnh(đàu đông hanh khô, cuối đông ẩm ƣớt). Nhiệu độ trung bình vào mùa hè khoảng trên 230
C, mùa đông từ 15-160C. Chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trung bình trong năm của Đan Phƣợng khá lớn dao động từ 12-130C. Mùa nóng từ tháng 5-9 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 300C, cao nhất lên tới trên 370C, mùa lạnh kéo dài khoảng 3-4 tháng (12-2 hoặc 3) tháng lạnh nhất (tháng 12, 1) nhiệt độ xuống thấp < 180C, thấp nhất là 50C, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đan Phƣợng thời tiết có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt.
Độ ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 83-85%, tháng ẩm nhất là tháng 3,4 với độ ẩm lên đến 98%.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Trên địa bàn huyện Đan Phƣợng có sông Hồng và sông Đáy chảy qua địa phận huyện, có tổng chiều dài khoảng 25km trong đó có sông Hồng dài khoảng 15km, sông Đáy dài khoảng 10km. Vào mùa mƣa, với tần suất xuất hiện đỉnh của sông Hồng tại vùng Đan Phƣợng một phần đất bãi sông Hồng bị ngập.
4.1.1.5. Tài nguyên đất
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2017 của UBND huyện Đan Phƣợng, tổng diện tích tự nhiên là 7.735,48 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 3.539,85 ha, chiếm 45,76%; Đất phi nông nghiệp là 3.329,67 ha, chiếm 43,04%; Đất chƣa sử dụng còn 865,66 ha, chiếm 11,2%, cụ thể từng loại đất nhƣ sau:
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2017 của huyện Đan Phƣợng
4.1.1.6. Tài nguyên nước
Nƣớc mặt: Ngoài lƣợng nƣớc mƣa hàng năm, Đan Phƣợng đƣợc sông Hồng ở phía Bắc cung cấp nƣớc qua hệ thống thủy nông Đan Hoài (174 tỷ m3/năm), nƣớc của sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Thọ An đến Song Phƣợng. Ngoài ra trên địa bàn còn có hệ thống ao, hồ nằm xen kẽ trong khu dân cƣ với diện tích khoảng 211,02ha.
Nƣớc ngầm: Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Trong những năm gần đây do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, mực nƣớc sông Hồng cũng cạn nhiều do đó cũng ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc ngầm của Đan Phƣợng.