Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi ramayana của ấn độ (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Xã Mường Sại thuộc huyện Quỳnh Nhai, là huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Sơn La, được bao bọc bởi dịng sơng Đà và các dãy núi chạy song song. Mường Sại là một trong những địa bàn nằm trong vùng ngập lòng hồ thủy điện Sơn La. Theo báo cáo sơ bộ, cho đến đầu năm 2008 toàn xã Mường Sại có 1236 hộ, 6460 khẩu, trong đó chủ yếu là người Thái và Thái Trắng, cư trú tập trung ở 13 bản: Bản Máy, Bản Canh, Bản Om, Bản Lái, Bản Coi A, Bản Coi B, Bản Mn A, Bản Mn B, Bản Ít A, bản Ít B, Bản Ca, Bản Khoan, Bản Cán. Người La Ha chủ yếu ở 3 bản cịn lại đó là Bản Phá Báng, Bản Hát Dọ A và Bản Hát Dọ B.

31

Trong luận văn này tôi chỉ đề cập đến trường hợp nghiên cứu văn hóa người Thái ở bản Khoan thuộc xã Mường Sại. Tại bản Khoan là nơi người Thái Trắng sinh sống chủ yếu, với 74 hộ và 389 khẩu.

Theo truyền thuyết, “Khoan” trong tiếng Thái có nghĩa là “chiếc rìu” dùng để đẽo đá làm quan tài Nàng Ủa. Bản Khoan phía Đơng giáp bản Ca, phía Tây giáp xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, phía Nam giáp bản Cán, phía Bắc xã Chiềng Bằng.

Bản Khoan có 175, 89 ha tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó, đất nơng nghiệp chiếm 66, 4 ha, đất lâm nghiệp có 23, 81 ha, đất thổ cư chiếm 3, 92 ha, còn lại 81,76 ha diện tích là các loại đất khác.

Người Thái ở bản Khoan cũng như ở các bản khác thuộc Mường Sại đều có nền kinh tế sản xuất dựa trên cơ sở của nền nông nghiệp trồng lúa. Những cư dân sinh sống ở đây đã biết canh tác lúa nước từ lâu đời, nhưng vì thiếu đất làm ruộng họ buộc phải kết hợp với canh tác nương rẫy.

Hiện nay đồng bào giảm đáng kể diện tích nương rẫy vì chính sách giao đất giao rừng của Nhà nước đến từng hộ gia đình. Phần nhiều các hộ gia đình chỉ cịn canh tác ruộng nước. Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng năm 2006 và mục tiêu nhiệm vụ giải pháp năm 2007 cho biết tổng diện tích gieo trồng cả năm là 1.981 ha, trong đó diện tích cây lương thực có hạt là 676,9ha.

Bên cạnh trồng trọt thì chăn ni giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế gia đình, tuy nhiên nó vẫn phải phụ thuộc vào trồng trọt. Đồng bào chăn nuôi các đại gia súc để lấy sức kéo là chính và phương tiện vận chuyển. Ngồi ra, cịn chăn ni tiểu gia súc như lợn; gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng... để làm nguồn thức ăn, trao đổi và dùng vào những dịp đám xá, lễ tết, v.v... Bên cạnh đó họ cũng tiến hành một số nghề thủ công nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và dùng để trao đổi hàng hoá. Tuy nhiên, tất cả các nghề dệt, đan lát, rèn,... vẫn là nghề phụ gia đình. Các sản phẩm thủ cơng chưa thật sự trở thành hàng hố.

32

Nhìn chung, do đặc điểm kinh tế kể trên, nền kinh tế cổ truyền của đồng bào Thái ở đây vẫn đang mang tính tự cấp tự túc. Đơn vị kinh tế là hộ gia đình.

Bản là đơn vị xã hội đảm nhiệm chức năng văn hoá, là chỗ dựa kinh tế- xã hội thực sự cho mỗi gia đình hạt nhân. Các gia đình trong bản khi có việc mừng như sinh con, cưới xin, làm nhà mới, thờ cúng tổ tiên... đều được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi ramayana của ấn độ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)