5. Kết cấu của luận văn
3.3 Nghi lễ vòng đời
3.3.2 Nghi lễ trong hôn nhân
Giai đoạn tìm hiểu: Như đã nói ở trên, người Thái không tổ chức lễ thành
đinh, đến một độ tuổi nhất định, người con trai, con gái trưởng thành họ được tự do tìm hiểu. Con trai, con gái quen biết nhau trước đó hoặc quen biết nhau trong các đám hội, lễ cưới sẽ tự tìm hiểu nhau mà khơng cần phải báo cáo hoặc cho gia đình biết. Đồng bào khơng có sự ngăn cấm trong hôn nhân khác tộc. Người La Ha và người Thái có thể lấy nhau, tuy nhiên do quy định của người Thái, nếu con trai Thái lấy con gái là người dân tộc La Ha thì phải theo tục lệ La Ha. Ngược lại nếu con trai La Ha lấy con gái là người Thái thì phải theo phong tục người Thái.
Khi yêu nhau đến độ sâu sắc, người con trai và người con gái sẽ trao nhau tín vật để thể hiện tình u của mình bằng chiếc vịng tay bằng bạc. Cũng có trường hợp đơi trai gái u nhau bị gia đình chàng trai hay cơ gái phản đối. Khi đó cần sự
70
thoả thuận của hai bên gia đình để có kết thúc tốt đẹp. Tuy vậy, cũng có khi sự phản đối là gay gắt, khi ấy hai người buộc phải chấm dứt mối quan hệ của mình. Vì người Thái ln quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. tự do trong tìm hiểu nhưng đi đến hơn nhân cần có sự đồng ý của hai bên gia đình.
Lễ chọc sàn, ngủ thăm: Người Thái có hình thức chọc sàn và ngủ thăm. Khi
đôi trai gái yêu nhau vẫn trong giai đoạn tìm hiểu, người con trai có thể đến nhà người cô gái chọc sàn. Nếu bố mẹ cô gái và cơ gái đồng ý, chàng trai có thể được cơ gái mời ra sàn nói chuyện. Nếu câu chuyện giữa hai người thân mật, cô gái sẽ cho chàng trai vào ngủ thăm. Sau buổi ngủ thăm ấy, thấy hợp nhau, hai người có thể tiến tới chuyện hơn nhân. Cịn nếu khơng hợp nhau hai người có thể chia tay.
Khi đôi trai gái yêu nhau mà chưa tiến tới chuyện hôn nhân, nếu trong thời gian đó chàng trai làm cơ gái có chửa mà khơng chịu cưới gia đình cơ gái có thể kiện chàng trai ra tạo phìa và trưởng bản. Tạo phìa sẽ phạt bên gia đình chàng trai. Việc chửa hoang là việc xấu xa đối với bản, cơ gái đó sẽ bị khinh ghét. Khi trong bản xảy ra chuỵên gì như bệnh dịch, hạn hán, bản sẽ đổ do tại cô gái đã làm thần linh nổi giận và trút lên đầu dân làng. Khi đó cơ gái sẽ chịu những tổn thất khi làng làm lễ cúng các thần linh hoặc nếu làm lễ cầu mưa.
Sau khi ngủ thăm nếu cô gái ưng ý nhà trai sẽ tiến hành đến nhà cô gái để dạm hỏi, nếu dạm hỏi thành công sẽ tiến hành lễ cưới.
Lễ dạm hỏi: Lễ dạm hỏi thường tổ chức vào ngày lành tháng tốt. Nhà trai đi
xem bói, thầy bói sẽ cho biết ngày nào là ngày đẹp, có thể tiến hành. Người Thái thường tổ chức vào tháng 9, tháng 10. Đó là khoảng thời gian đã xong mùa vụ, có nhiều thời gian nhàn rỗi. Ngày đó phải là ngày mà hai bên gia đình khơng có chuyện gì và thường là các ngày chẵn với quan niệm đó là những số trịn trịa, có đơi có cặp. Những người được chọn làm ông mối hay bà mối cũng vậy, họ khơng được gố vợ hay gố chồng, có con cái đuề huề.
71
Lễ dạm hỏi thường được tổ chức vào khoảng 8 giờ sáng hay 4 giờ chiều, cũng có khi vào buổi trưa hay buổi tối để tránh gặp người trên đường đi. Trên đường đi họ kiêng kỵ gặp đàn bà con gái đặc biệt là đàn bà chửa hoặc con gái đang tắm. Nếu gặp đoàn dạm hỏi sẽ quay về và chọn ngày khác để đi. Đoàn dạm hỏi phải là những người thân trong gia đình và thường chỉ có hai hoặc ba người chị của chàng trai và bà mối. Những người đi dạm hỏi kể cả bà mối phải là người đã có gia đình. Những người chưa lập gia đình khơng được đi.
Lễ dạm hỏi thường được tổ chức ba lần, mỗi lần tổ chức cách nhau khoảng hai hoặc ba ngày. Lần thứ ba mới là ngày quyết định. Nếu lần đầu đến dạm hỏi được, sẽ có sự nhất trí giữa hai bên và chàng trai sẽ đi ở rể luôn. Lễ vật trong dạm hỏi (lần nào cũng phải có) là trầu cau. Đó là những quả cau cùng những lá trầu gói vơi bên trong ngụ ý sự thắm thiết như vôi với trầu. Lễ dạm hỏi thành công, chàng trai được sự đồng ý của nhà gái sẽ sang ở rể bên nhà cô gái.
Việc ở rể: Đây là bổn phận bắt buộc của chàng trai đối với gia đình cơ gái.
Bao đời nay hình thức ở rể vẫn diễn ra với người Thái. Khi chàng trai ưng ý cô gái và tiến hành lễ dạm hỏi thành công. Nếu chàng trai muốn cưới cô gái về nhà thì chàng trai phải đến ở rể. Chàng trai sẽ chọn một ngày đẹp trời mang cặp dao, quần áo, và những vật dụng cần thiết của mình sang nhà cơ gái. Trước kia thời gian ở rể khoảng 3 năm, cũng có gia đình bắt chàng trai ở rể 5, 6 năm. Có thể nói ngày trước các gia đình quyền quý, quan chức trong bản, trong vùng thường bắt chàng trai phải ở rể trong một thời gian rất dài. Việc ở rể có ý nghĩa đơn thuần rằng: Sau này chàng trai cưới cơ gái về làm vợ, như vậy gia đình sẽ mất đi một sức lao động trong nhà vậy nên chàng trai trước khi bắt cô gái về phải làm ra một số của cải vật chất tương ứng cho gia đình bên vợ thì mới cơng bằng. Trong thời gian ở rể, chàng trai đi làm, sinh hoạt đúng như một thành viên trong gia đình bên nhà cơ gái. Trong thời gian ở rể, nếu có bất hồ giữa hai người thì gia đình hai bên sẽ tổ chức hồ giải. Sau khi ở rể một thời gian nếu cảm thấy không hợp nhau có thể chia tay nhau. Nếu chia tay thì số của cải hai người làm ra trong thời gian chàng trai ở rể sẽ được chia đơi. Sau đó
72
hai người sẽ bàn bạc, nếu cơ gái địi chia tay thì nhà cơ gái phải bồi thường cho nhà chàng trai, nếu chàng trai đòi bỏ thì chàng trai sẽ phải đền bù. Số của cải đền bù sẽ do hai bên thoả thuận cho hợp lý.
Sau khi hết thời gian ở rể, hai bên nhà trai, nhà gái cùng nhất trí chọn ngày lành tháng tốt tổ chức lễ cưới cho đôi trai gái.
Lễ cưới (lễ cắm kin): Lễ cắm kin được tổ chức sau lễ tằng cẩu. Nhà trai chọn
ngày tốt để tổ chức lễ cưới, trong lễ cưới nhà trai sẽ tổ chức lễ Pá Thông (lễ 30 cân thịt). Có nghĩa là trong lễ cưới nhà trai phải mổ con lợn khoảng 30 kg thịt sau đó đem sang nhà cô gái để bên nhà gái tổ chức lễ cưới cho chàng trai và cô gái. Trong lễ cắm kin nhà trai sẽ mang lễ vật mà nhà cô gái thách cưới sang nhà cô gái. Lễ vật thách cưới thường là lợn thịt và rượu (ví dụ: 100kg thịt và 8 bình rượu). Cịn lễ vật đặc biệt trong đám cưới không thể thiếu là một đồng bạc trắng (2 đồng 2), nếu khơng có đồng bạc trắng thì thay bằng vịng tay tương ứng (2 đồng 2). Riêng họ Bạc, họ Cầm là những họ quý tộc của bản thì lễ vật thách cưới ngồi nnhững thứ khác thì điều khơng thể thiếu là đồng bạc (4 đồng 4) hoặc tương đương. Đồng bạc ấy nhà gái sẽ giữ trong thời gian chàng trai ở rể. Nếu nhà trai không chuẩn bị được đồng bạc thì khi lấy nhau rồi, sau này khi làm lễ "lúng ta" hoặc lễ bắc nóc làm nhà, nhà gái sẽ không đến. Sau lễ cắm kin, cơ gái sẽ chính thức làm vợ chàng trai.
Lễ cưới to (lễ cắm kim ộ): Lễ cưới to thường dược tổ chức hai ngày, tuỳ vào
điều kiện gia đình. Lễ cưới to là một nghi thức bắt buộc phải có đối với bên nhà trai, nhưng khơng bắt buộc nhà trai phải tổ chức ngay vì đây là một nghi lễ địi hỏi sự tốn kém. Nếu ngay lúc đó bên nhà trai khơng có điều kiện làm ngay thì sau này khi thành vợ thành chồng phải tổ chức. Ngay cả khi về già con cái cũng phải tổ chức cho bố mẹ mình. Nếu chết đi mà chưa tổ chức được thì cả bản khơng cơng nhận là vợ chồng. Cho nên lễ cưới lớn vừa là bắt buộc vừa là khơng bắt buộc ngay lúc đó.
Trong lễ cưới lớn, bên nhà trai nhà gái đều mời cả bản và anh em họ hàng. Đây được coi là lễ cưới chính thức để thơng báo cho tất cả mọi người là mình đã có vợ có chồng.
73
Lễ mừng dâu (cắm kin nọng): Sau lễ cưới lớn, người con dâu đã về nhà
chồng, theo họ nhà chồng và trở thành người nhà chồng thì bên nhà chồng sẽ chọn ra một ngày tốt tổ chức một bữa mừng dâu, làm mâm cơm mời anh em trong nhà đến. Trong lễ mừng dâu gia đình nhà trai mổ lợn hoặc mổ gà, sau đó chàng con rể mang một gói cơm sang nhà bố mẹ vợ đặt lên ban thờ để thông báo với ma nhà vợ. Lễ mừng dâu có thể tổ chức ngay sau đám cưới lớn.
Sau khi cô gái trở về nhà chồng, nhà gái cũng tổ chức một bữa cơm nhỏ mời anh em đến quây quần vui vẻ. Trong bữa cơm nhà trai cũng được mời sang dự. Nhà trai phải chuẩn bị một tấm vải trắng dài khoảng mấy sải tay, một chai rượu để xin cho cô gái theo họ chồng, từ nay là người nhà chồng. Đây là nghi thức không thể thiếu.
Khi về nhà chồng, cô gái mang theo của hồi mơn của mình, đó là quần áo, chăn đệm, gối cho mình và nhà chồng. Những đồ ấy được cơ gái chuẩn bị từ trước đó rất lâu trong thời gian chàng trai ở rể. Ngồi vật dụng cần thiết đó, cơ gái cịn phải mang theo một tấm vải Thái nhuộm chàm cho bố chồng, mẹ chồng để khi nào bố mẹ, mẹ chồng chết sẽ mặc.
Nghi lễ cưới xin của người Thái nhìn chung là phức tạp và được tiến hành trong một khoảng thời gian khá dài từ khi chàng trai và cô gái bắt đầu tìm hiểu. Điều ấy thể hiện một nét văn hoá đặc sắc của người Thái.
Bên cạnh nghi lễ cưới xin, trong vấn đề hơn nhân, người Thái cịn có nhiều tập tục quy định liên quan khác.
Lễ xin làm con trai (xo dệt lụ liệng): Lễ xin làm con trai được hai bên nhà trai
và nhà gái thoả thuận đi đến thống nhất. Lễ này đã được tổ chức khi cô gái đã về nhà chồng. Nếu bên nhà gái khơng có con trai, sẽ xin nhà trai cho con rể trở thành con mình. Nếu được sự đồng ý, chàng trai sẽ đổi sang họ vợ và ở rể bên nhà vợ suốt đời. Chàng trai khi về ở nhà vợ sẽ nắm giữ quyền hành trong gia đình vợ, sẽ trên quyền chị em vợ mình.
74
Cưới vợ kế: Nếu sau khi hai vợ chồng lấy nhau, người vợ mắc bệnh tật trở
nên ốm yếu, không sinh được con, nếu vợ đồng ý người chồng sẽ được cưới vợ lẽ, người vợ lẽ sẽ dưới quyền người vợ cả. Nếu người chồng chết, người vợ muốn đi bước nữa thì người lấy cơ gái này làm vợ phải tiến hành lễ cưới xin bên nhà chồng của cô gái và các bước tiến hành lễ cưới vẫn phải đầy đủ. Như thế lễ cưới được tổ chức ở ba nơi: nhà chàng trai, nhà cô gái,và nhà chồng của cơ gái. Và sau đó, bên nhà cô gái phải trả lại cho nhà chồng cũ lễ vật thách cưới và đồng bạc mà người trước kia người chồng cũ đã mang sang.
Khi lễ cưới diễn ra, người trong bản đến mừng và giúp tuỳ tâm mình. Sắp kết thúc lễ cưới, người chủ hôn sẽ ra phát biểu và cô dâu chú rể ra mắt họ hàng, anh em. Có một người trong gia đình sẽ đặt chiếc chậu hoặc chiếc hòm và mọi người tự giác, tuỳ tâm bỏ đồ mừng vào đó.
Ngày nay có thể nói, những nghi thức, các bước tổ chức đám cưới của người Thái đã thay đổi nhiều. Sự du nhập văn hoá đã khiến cho những nghi lễ rườm rà được loại bỏ. Những hình thức như khươi quảnn (ở rể), lễ dạm hỏi, lễ tằng cẩu đều đã bỏ. Lễ cưới tổ chức với những thủ tục ngắn gọn hơn, tiết kiệm hơn và hiện đại hơn. Điều đó khơng có nghĩa những văn hố cổ truyền bị lãng quên mà nó được lưu giữ trong tâm hồn mọi người như một sự tôn thờ linh thiêng cùng sự tự hào về bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình.