Âm nhạc và diễn xƣớng dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi ramayana của ấn độ (Trang 83 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.3 Nghi lễ vòng đời

3.3.4 Âm nhạc và diễn xƣớng dân gian

Nhạc cụ: Người Thái, từ xưa đã chế tác ra một số nhạc khí gọi là Pí (sáo).

Những nhạc khí ấy cịn lưu truyền đến ngày nay và giữ nguyên cấu trúc như ban đầu đã chế tác.

Pí tam lay (Pí nốc ống) cấu trúc làm hai phần: Phần thứ nhất: ống phát âm

nối với ống thứ hai là phần khuyếch thanh. ống thứ hai đôi khi được lắp thêm một gáo tre để tăng thêm độ vang của âm thanh.

Pí nào nọi (pí nào nhỏ) có cấu trúc giống y phần một của pí tam lay khác ở

chỗ để hình thành một hàng âm sáu nốt. Vùng rừng núi Tây Bắc có vơ số cây nứa nhỏ (nứa tép) loại bì táp gọi là "mạy pạo". Loại bì trơn báng gọi là "mạy lai". Người Thái cổ xưa đã chế tác từ hai loại nứa tép này. Trước khi xuất hiện, các loại pí tồn tại như một nhạc khí có khả năng diễn tấu hoàn chỉnh. Người Thái cổ xưa đã trải qua một thời gian dài để tìm ra một vật phát âm, nói cho đúng hơn là một nguyên lý phát âm. Đó là điểm mấu chốt của việc chế tạo nhạc cụ.

80

Pép được chế tác từ ống nứa tép tươi, một đầu rỗng, một đầu được giữ nguyên

mẫu, chẻ đôi bằng nhau cách mấu khoảng một phân, đưa vào khoang miệng ngậm chặt thổi mạnh, hơi sẽ phì ra hai kẽ và bật ra một âm thanh: pép. Cứ thế người thợ săn chế ra được nhiều pép khác nhau. Bằng phương pháp so sánh: tiếng kêu của pép to, nhỏ, trầm bổng tuỳ vào đường kính của ống, đường kính to sẽ cho tiếng trầm đục, đường kính càng bé sẽ cho tiếng to và thanh. ống dài sẽ cho tiếng trầm hơn ống ngắn.

Người Thái cổ xưa dùng Pép để cắm vào ống cộng hưởng như kèn, mà chế ngay một loại pép ở phía đầu mấu của một ống nứa tép, như vậy đã hình thành một thứ nhạc cụ cụ thể với cấu trúc gồm 2 phần: phần phát âm và ống cộng hưởng. Từ đó Pí tam lay và pí nào nọi ra đời. Việc chế tác hai loại pí này cực kì đơn giản và dễ dàng, chỉ cần chặt một gióng nứa tép (to, nhỏ tuỳ thích) một đầu có mấu, một đầu rỗng, lấy dao gọt mỏng phía mấu, một đoạn chừng khoảng 2 phân, sau đó khứa đứt một miếng nhỏ bẩy nhẹ lên cho sát mấu ta sẽ được một lưỡi nam, người Thái gọi là “nịn cáy” (lưỡi gà) đưa vào miệng ngậm chặt thổi sẽ phát âm thanh. Lưỡi cứng rất khó thổi, lưỡi gọt mỏng vừa độ rất dễ thổi cho âm thanh đẹp. ở pép với cách chẻ đôi nhưng lại đứt ở ba thành lưỡi gà, khi thổi lưỡi gà sẽ rung lên, chuyển phần cộng hưởng và phát âm ra ngồi phần cuối ống.

Tính tẩu: gồm một cần phím dài từ 50 đến 70cm, khơng có cần phím để phân

cung bậc. Cần phím nối với bầu đựng làm bằng quả bầu cắt ngang. Cần phím thường làm bằng gỗ cây hoa sữa. Mặt bầu bịt bằng miếng gỗ dát mỏng có dùi hai lỗ thốt âm và đặt một “con ngựa” đỡ dây. Đàn thường có hai dây, thảng hoặc có ba dây trước làm bằng tơ nay làm bằng cước. ở đàn hai dây có dây to đặt bên trái là thanh trầm, dây nhỏ đặt bên phải là thanh cao. Thanh trầm cách thanh cao ở quãng 4 hoặc 5 trong hệ thống kí âm của âm nhạc. Dây thanh trầm phần lớn dùng. Dây thanh cao phần lớn sử dụng vào việc thể hiện giai điệu. Khi chơi “tính tẩu” người ta dùng ngón cái và giữa của tay phải bám giữ ở hai bên thành cần bàn phím nơi sát bầu cho chặt và rồi dùng ngón trỏ gẩy lên dây. Phía tay trái ngón cái được dùng để đỡ bàn phím, ngón trỏ và ngón đeo

81

nhẫn để bấm nốt. Ngón trỏ dùng để vuốt nốt và ngón tay đeo nhẫn dùng để gẩy hỗ trợ ngón trỏ tay phải trong trường hợp thể hiện nốt nhấn luyến.

Trống: Trống có hai loại. Một loại là “cống” và một loại nữa là “cong”.

Thơng thường người ta dùng “cống” hơn “cong”. Đó là một loại trống dài từ 80cm đến 100cm làm bằng gỗ đục, mặt gõ bịt bằng da bị, da trâu… đường kính từ 30 – 50 cm khi gõ nghe đục và vọng gần. “cong ” khác với “cống” là một thứ trống có chiều dài từ 1m50 - 3m, mặt bịt bằng da bị, đường kính từ 50 – 70 cm. Người ta làm nó trong các lễ “xên pang cha” trong nghi thức gọi là “nhập cong vào mường”. Khi gõ, tiếng trong, vọng khá xa.

Thanh nhạc Thái cổ truyền được hình thành trên nền tảng cơ bản của kho làn điệu dân ca Thái rất phong phú. Quá trình phát triển của nó được chia làm ba cung bậc:

Cung bậc thứ nhất (có thể gọi là cung bậc khởi nguyên) ở cung bậc này, âm nhạc chưa tách khỏi thơ ca, bao gồm những làn điệu hát “khắp”: 1/“Khắp xưa” (hát thơ): chỉ dành riêng cho những ai biết và giỏi chữ Thái (nhất là chữ Thái cổ); 2/“Khắp một, xiển mo, tám phi” thơ ca cúng bái, tế lễ ma chay. Lối “khắp” này chỉ dành cho những ông bà chuyên nghề thầy cúng. Không cần biết chữ Thái, cốt là thuộc làu làn bằng cách học truyền khẩu. Lối hát này chỉ được diễn ra trong khung cảnh của những cuộc cúng bái, tế lễ mà thôi; 3/“Khắp ú lụ non” (hát ru con - ru con): đã bớt đi yếu tố nói mà gia tăng chất hát ngâm và thảng hoặc có xuất hiện nhân tố tiết tấu có chu kì và tuỳ theo nhịp điệu đung đưa của chiếc nôi hay chiếc võng; 4/Khắp “hảy phi tai” (hát khóc người chết) khá nhiều thơ ca để hát khóc người chết, tiếng khác và tiếng hát cũng vang lên hoà chung nghe rất thống thiết, ngậm ngùi; 5/Khắp “lếch nọi” (hát đồng dao) chất ngâm ngợi mộc mạc, khác trẻ, nhí nhảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thời gian và không gian nghệ thuật trong sử thi ramayana của ấn độ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)